Cần lắm những bộ sách giáo khoa mới cho học sinh vùng khó

Thiều Trang - Bích Hà |

Năm học mới cận kề, thầy và trò vùng khó lại đau đáu nỗi lo về điều kiện đến trường. Đặc biệt, việc đảm bảo đầy đủ sách giáo khoa mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh học tập là điều không dễ dàng.

Hy vọng có quỹ hỗ trợ sách giáo khoa

Thời điểm này những năm học trước, học sinh cả nước đang háo hức mong chờ ngày tựu trường. Các em sẽ được cha mẹ chuẩn bị những quyển vở trắng tinh, trang sách thơm mùi giấy mới.

Nhưng năm nay - năm học 2021-2022, dịch bệnh COVID-19 có thể sẽ "cướp" đi niềm vui được gặp lại bạn bè, thầy cô trong ngày tựu trường của học sinh. Dịch bệnh cũng đang khiến những phụ huynh, người lao động nghèo, vốn đã vất vả nay lại tiếp tục rơi vào cảnh khốn khó. Họ chất chứa nỗi lo về sách vở, tiền trường, tiền lớp để con được đến trường.

Theo chia sẻ của phụ huynh trên địa bàn xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đi rừng hái lá, khá giả hơn thì chăn nuôi nhỏ lẻ.

Ngày con đến trường, ngô sắn chưa thu; lá chuối, rau rừng cũng cạn nên không đủ kinh tế mua sách mới cho con. Đặc biệt, những hộ dân có 2 con đi học, "thắt lưng buộc bụng" dành dụm tiền cũng không đủ sắm sửa cho năm học mới.

Năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Yên Khương (Thanh Hóa) đón 96 học sinh vào lớp 1 và hơn 100 học sinh vào lớp 2. Thầy Nguyễn Văn Nhân - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, hiện tại, sách giáo khoa (SGK) vẫn là vấn đề nan giải.

"Nhà trường đã nỗ lực tuyên truyền với phụ huynh về việc mua SGK phục vụ cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, người dân ở đây nghèo khó, không có thu nhập ổn định. Họ lo cơm ăn ba bữa còn khó khăn, học sinh đến trường còn thiếu thốn trăm bề" - thầy Nhân bày tỏ.

Tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Trọng (Thạch An, Cao Bằng), phần lớn học sinh tại địa phương đều có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình phụ thuộc vào nương rẫy. Đầu năm, phụ huynh phải chắt chiu dành dụm, bán lúa, ngô, sắn để mua sách vở cho con tới trường.

"Phụ huynh phải trông chờ vào tiền hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng mới có đủ kinh phí trả tiền SGK. Thật sự, phụ huynh rất vất vả, không đủ điều kiện mua bộ sách riêng cho con.

Đã nhiều năm nay, không có tổ chức thiện nguyện nào hỗ trợ sách vở cho học sinh. Vì vậy, nhà trường chỉ hy vọng các mạnh thường quân giúp đỡ, ủng hộ SGK và vở viết cho học sinh vùng khó. Đặc biệt là SGK mới vì giá sách quá cao so với thu nhập của bà con" - cô Nông Thị Kim Cúc, Phó Hiệu trưởng nhà trường, mong mỏi.

Cùng niềm hy vọng trên, thầy Nguyễn Văn Nhân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Khương - mong muốn các đoàn từ thiện kêu gọi, ủng hộ SGK mới cho học sinh nghèo. Đặc biệt, có nhiều quỹ hỗ trợ sách để học sinh vùng khó có sách vở đến trường.

Đề xuất giảm giá, hỗ trợ SGK cho học sinh vùng khó

Để thực hiện hỗ trợ SGK cho các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện quy trình để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung mặt hàng SGK vào danh mục hàng hóa định giá (theo hình thức giá tối đa), nhằm bảo đảm công bằng trong biên soạn, sử dụng SGK theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 88/2014/QH13.

Theo Bộ GDĐT, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét đề xuất chính sách giảm giá, hỗ trợ, không thu tiền SGK đối với học sinh thuộc các hộ nghèo, các vùng sâu xa, miền núi, hải đảo.

Bộ GDĐT cũng có văn bản chỉ đạo các NXB thực hiện đồng bộ, có giải pháp hỗ trợ SGK cho các học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; học sinh hộ nghèo và cận nghèo.

Đồng thời phối hợp với các địa phương rà soát đối tượng được hỗ trợ SGK để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh có đầy đủ SGK, không để học sinh nào bị thiếu SGK trước khi vào năm học mới.

Năm học 2021-2022 sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 2 và lớp 6. Công tác xã hội hóa biên soạn SGK cũng tiếp tục được đẩy mạnh.

Việc xã hội hóa giúp huy động các nguồn lực để có bộ SGK chất lượng nhất cho học sinh. Tuy nhiên, đã có nhiều băn khoăn về việc giá SGK mới đang quá cao (gấp 3-4 lần SGK cũ), do không được trợ giá.

Và đang có thực tế, trong điều kiện khó khăn, ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đang có nhiều gia đình không tiếp cận được và không có khả năng mua sắm SGK mới cho con đến trường. 

Thiều Trang - Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Giữa "bão" COVID-19: Tiền ăn còn không có, lấy đâu mua sách cho con đi học

Minh Ánh |

Dịch bệnh kéo dài, khiến nỗi lo học phí đầu năm học mới đè nặng lên đôi vai của các bậc phụ huynh là lao động tự do, công nhân mất việc tại các tỉnh có dịch. Có những gia đình dự định phải cho con em thôi học vì không có tiền mua SGK, đóng học phí.

Phụ huynh gồng gánh "trăm mối lo" trước thềm năm học mới

Thiều Trang |

Dịch bệnh COVID-19 hoành hành khiến nhiều phụ huynh bị giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm. Thay vì rộn ràng chuẩn bị ngày khai giảng như mọi năm, nhiều gia đình vẫn đang "mắc kẹt" trong mối lo cơm áo, gạo tiền. Đặc biệt, những khoản "tiền triệu" - tiền đóng đầu năm học mới, tiền sách vở, đồ dùng học tập cho con cũng khiến phụ huynh lo lắng.

Năm học mới đã cận kề, sách giáo khoa mới vẫn chưa đến tay học sinh

Đặng Chung - Tường Vân |

Theo tiến độ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề ra, việc phát hành sách giáo khoa (SGK) lớp 2, lớp 6 phải hoàn thành trước ngày 31.7. Tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, việc đảm bảo SGK cho học sinh đang là thách thức lớn. Nhiều nơi, học sinh vẫn chưa có SGK trong khi năm học mới cận kề.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Giữa "bão" COVID-19: Tiền ăn còn không có, lấy đâu mua sách cho con đi học

Minh Ánh |

Dịch bệnh kéo dài, khiến nỗi lo học phí đầu năm học mới đè nặng lên đôi vai của các bậc phụ huynh là lao động tự do, công nhân mất việc tại các tỉnh có dịch. Có những gia đình dự định phải cho con em thôi học vì không có tiền mua SGK, đóng học phí.

Phụ huynh gồng gánh "trăm mối lo" trước thềm năm học mới

Thiều Trang |

Dịch bệnh COVID-19 hoành hành khiến nhiều phụ huynh bị giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm. Thay vì rộn ràng chuẩn bị ngày khai giảng như mọi năm, nhiều gia đình vẫn đang "mắc kẹt" trong mối lo cơm áo, gạo tiền. Đặc biệt, những khoản "tiền triệu" - tiền đóng đầu năm học mới, tiền sách vở, đồ dùng học tập cho con cũng khiến phụ huynh lo lắng.

Năm học mới đã cận kề, sách giáo khoa mới vẫn chưa đến tay học sinh

Đặng Chung - Tường Vân |

Theo tiến độ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề ra, việc phát hành sách giáo khoa (SGK) lớp 2, lớp 6 phải hoàn thành trước ngày 31.7. Tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, việc đảm bảo SGK cho học sinh đang là thách thức lớn. Nhiều nơi, học sinh vẫn chưa có SGK trong khi năm học mới cận kề.