Cần giáo dục về khởi nghiệp cho sinh viên

Minh Thu |

“Từ phụ huynh đến nhà trường hiện nay đều chưa tạo điều kiện và khuyến khích cho học sinh, sinh viên khởi nghiệp”.  “Đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy này của phụ huynh và xã hội”… là những ý kiến chuyên gia đưa ra tại tọa đàm “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong ngành giáo dục và đào tạo” do Bộ GDĐT tổ chức ngày 20.2.

Tư duy xã hội cản trở người trẻ khởi nghiệp

Tại Tọa đàm, GS.TS Phạm Hồng Quang - Giám đốc ĐH Thái Nguyên, cho rằng khởi nghiệp sáng tạo phải là hoạt động chính, cốt lõi của đại học Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn trên các kết quả sẽ thấy rằng, hiện nay ở các trường đại học, hoạt động này vẫn còn hạn chế. Ông cho rằng các trường cần giáo dục cho sinh viên về khởi nghiệp.

“Chúng ta cứ ngẫm xem, theo kinh tế học giáo dục mà chúng tôi nghiên cứu, một sinh viên đại học chi tiêu theo mức cơ bản là 6-7 triệu đồng/tháng, sau đó ra trường đi làm công chức với mức lương vài triệu đồng/tháng.

Đến hơn 30 năm sau về hưu, họ lại bắt đầu trên mảnh đất của mình để khởi nghiệp. Vậy tại sao không cho họ khởi nghiệp trước đó 30 năm. Điều này đặt ra cho chúng ta suy nghĩ phải khởi nghiệp sớm lên. Điều này phụ thuộc vào tầm nhìn của trường đại học” - ông Quang trao đổi.

 
GS-TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên phát biểu tại buổi tọa đàm.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Anh Thi - Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐH Quốc gia TPHCM), mục tiêu của Đảng, Nhà nước là tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp hơn. Tuy nhiên hiện nay đang vấp phải tư duy của xã hội.

“Trước đây, phần lớn bố mẹ thường khuyên con học giỏi để có tấm bằng đại học rồi xin việc đi làm nhưng vẫn chỉ là đi làm thuê. Phụ huynh chưa khuyến khích con em mình khởi nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy của phụ huynh và xã hội. Chúng ta cần có tư duy khuyến khích con em mình khởi nghiệp, dấn thân trên con đường khởi nghiệp. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy thì cần bắt đầu từ giáo dục khởi nghiệp” - ông Thi chia sẻ.

Tuyệt đối không để khởi nghiệp chạy theo phong trào

Phát biểu tại Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, học sinh, sinh viên là những người có khát vọng, đam mê, nhiệt huyết đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp nhưng thiếu các điều kiện để hiện thực hóa.

Vì vậy, Đề án 1665 hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của Chính phủ mở ra cơ hội, tạo môi trường cho học sinh sinh viên, cũng như mỗi nhà trường được trở thành một phần của hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

Theo Bộ trưởng, nhiệm vụ của Đề án là xây dựng được môi trường khởi nghiệp. Môi trường đó có sự tham gia của học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo,  đặc biệt là sự tham gia của doanh nghiệp.

Nhìn lại hơn một năm triển khai Đề án 1665, Bộ trưởng đánh giá, khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên đã có những tín hiệu ban đầu. Bộ GDĐT với vai trò là “người thắp lửa” cho hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên đã có nhiều hoạt động tích cực, xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm đối tượng tham gia.

Để triển khai hiệu quả hơn nữa Đề án và tạo ra môi trường khởi nghiệp bền vững, Bộ trưởng lưu ý tới vai trò của các nhà trường như những tế bào được kết nối trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

Khởi nghiệp là hoạt động cần lan tỏa nhưng không có nghĩa là làm đồng khởi, chạy theo phong trào, mà các trường cần có sự kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.

Bộ trưởng cho rằng, chỉ khi doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình đào tạo, người học sẽ có điều kiện đến gần hơn với thị trường lao động, được học cách khởi nghiệp và được hun đúc tinh thần khởi nghiệp.

Minh Thu
TIN LIÊN QUAN

Đặng Văn Lâm và bài học khởi nghiệp cho người trẻ

ĐĂNG HUỲNH |

Sau những thành công của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019, thủ thành Việt kiều Đặng Văn Lâm là cái tên gây chú ý nhất. Hành trình sự nghiệp của anh như một bài học về nghị lực, khát vọng, đam mê không chỉ trong bóng đá mà cả trong cuộc sống.

"Toàn dân khởi nghiệp công nghệ giúp Việt Nam hoá Rồng, hoá Hổ"

Lan Hương |

Chiều ngày 15.1, tại Hội nghị triển khai nghiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), ông Nguyễn Mạnh Hùng -  Bộ trưởng Bộ TTTT cho biết, sứ mạng đưa ICT vào các lĩnh vực đời sống xã hội. ICT là nền tảng của kinh tế số, xã hội số, cách mạng công nghiệp 4.0.

Tay trắng khởi nghiệp với nghề lạ, cựu giáo viên miền Tây trở thành "triệu phú"

Bảo Trung |

Ở ngưỡng tuổi xế chiều của cuộc đời, không mấy ai dám đánh cược để bắt đầu khởi nghiệp, nhất là với một phụ nữ chân yếu tay mềm, với gần như hai bàn tay trắng, với một cái nghề còn rất lạ lẫm... Ấy vậy mà bà Hoa đã làm được, và làm giàu từ cái nghề này: Nghề nuôi dế.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Đặng Văn Lâm và bài học khởi nghiệp cho người trẻ

ĐĂNG HUỲNH |

Sau những thành công của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019, thủ thành Việt kiều Đặng Văn Lâm là cái tên gây chú ý nhất. Hành trình sự nghiệp của anh như một bài học về nghị lực, khát vọng, đam mê không chỉ trong bóng đá mà cả trong cuộc sống.

"Toàn dân khởi nghiệp công nghệ giúp Việt Nam hoá Rồng, hoá Hổ"

Lan Hương |

Chiều ngày 15.1, tại Hội nghị triển khai nghiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), ông Nguyễn Mạnh Hùng -  Bộ trưởng Bộ TTTT cho biết, sứ mạng đưa ICT vào các lĩnh vực đời sống xã hội. ICT là nền tảng của kinh tế số, xã hội số, cách mạng công nghiệp 4.0.

Tay trắng khởi nghiệp với nghề lạ, cựu giáo viên miền Tây trở thành "triệu phú"

Bảo Trung |

Ở ngưỡng tuổi xế chiều của cuộc đời, không mấy ai dám đánh cược để bắt đầu khởi nghiệp, nhất là với một phụ nữ chân yếu tay mềm, với gần như hai bàn tay trắng, với một cái nghề còn rất lạ lẫm... Ấy vậy mà bà Hoa đã làm được, và làm giàu từ cái nghề này: Nghề nuôi dế.