Cần đặt chứng chỉ IELTS đúng vị trí để tạo công bằng trong tuyển sinh

Huyên Nguyễn |

Năm 2021, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trở thành “tấm vé” đặc biệt giành suất vào những ngôi trường mơ ước. Tuy nhiên, chính từ cuộc đua IELTS đang “sốt” lại khiến chúng ta cần chậm lại để nhìn nhận về sự bình đẳng trong tuyển sinh và ngay cả trong chính các loại chứng chỉ mặc dù vẫn được đánh giá là tương đương.

Mối lo về một cuộc đua đầy áp lực

Trước “cơn sốt” IELTS như hiện nay, trong các loạt bài trước, Lao Động đã đề cập tới việc không ít phụ huynh cố tìm cho con một lớp luyện IELTS từ mẫu giáo, cấp 1 để nhận được cú lừa "treo đầu dê bán thịt chó".

Mới đây, phát ngôn của một học sinh trong một chương trình truyền hình tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc tranh luận về xét tuyển đầu vào bằng chứng chỉ ngoại ngữ. "Việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào xét tuyển đại học là rất thực tiễn, cần thiết cho công tác tuyển dụng sau này. Bởi ông chủ của bạn sẽ thích điều này hơn là điểm 10 Toán, Lý, Hóa, Sinh" - nữ sinh này bày tỏ.

Tuyển sinh kết hợp các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang là phương thức được nhiều trường đại học top đầu sử dụng để tuyển đầu vào, đặc biệt với những trường, ngành học cạnh tranh. Hiện đã có khoảng 30 trường đại học lớn trên cả nước ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL hoặc đưa chứng chỉ ngoại ngữ thành yếu tố trong các phương thức xét tuyển kết hợp.

Sau năm 2021, nhiều thí sinh trượt “ấm ức” vì điểm cao nhưng vẫn không giành vé bởi số chỉ tiêu đã chia bớt cho những bạn điểm thi thấp hơn nhưng xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ. Theo thống kê của Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2021, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp IELTS vào trường cao gấp hơn 5 lần chỉ tiêu. Trong khi đó, thí sinh tuyển sinh vào Trường Đại học Y Dược TPHCM cũng nộp hồ sơ xét chứng chỉ gấp 3, 6 lần chỉ tiêu…

Tới đây, tuyển sinh năm 2022 được dự đoán là sẽ có thêm cuộc đua về chứng chỉ. Điều này vô hình trung tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng thí sinh giữa các vùng miền khác nhau bởi không phải thí sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận những chứng chỉ này.

Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hương - giáo viên dạy Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI thừa nhận, có một cơn sốt về chứng chỉ IELTS. Theo chị Hương, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố điểm thi IELTS có thể thay cho điểm thi môn tiếng Anh và tùy từng trường sẽ có quy đổi tương ứng, một số ngành có thêm IELTS thành điều kiện xét tuyển… thì tạo cho học sinh có thêm một cơ hội, một cách thức xét tuyển mới vào trường đại học. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phụ huynh, học sinh phải chạy theo IELTS một cách mù quáng.

“Có IELTS là một lợi thế nhưng không phải bắt buộc. Nhiều phụ huynh, học sinh tự tạo áp lực để chạy theo tấm chứng chỉ IELTS. Không phải em nào cũng phù hợp để luyện thi chứng chỉ này, nếu ép quá có thể dẫn đến phản tác dụng. Cùng với đó, chi phí để học và thi là một khoản tiền lớn. Bố mẹ cần ngồi lại và trò chuyện cùng con để phương pháp phù hợp nhất. Tôi cho rằng, việc học tốt kiến thức trên lớp, dành thời gian ôn luyện đúng phương pháp thì học sinh vẫn có thể vào đại học bằng đúng năng lực của mình” - chị Hương chia sẻ.

Công bằng giữa các thí sinh và các loại chứng chỉ

Về vấn đề này, TS Ngô Minh Hải - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Trier, CHLB Đức, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định - cho rằng, hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ đã quy định rất rõ: Việt Nam có chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc và nước ngoài có chứng chỉ IELTS, TOEFL và một số chứng chỉ tương đương. Như vậy, việc nhiều trường chỉ sử dụng một số chứng chỉ quốc tế thôi thì đang đi ngược một chủ trương rất đúng.

“Các trường có quyền lựa chọn chứng chỉ mà mình cảm thấy uy tín nhưng nếu không phù hợp sẽ dẫn đến hệ quả không công bằng trong tuyển sinh, bỏ lọt nhân tài. Nếu sử dụng đa dạng chứng chỉ, cả trong và ngoài nước thì thí sinh có nhiều lựa chọn và những lựa chọn này đều được công nhận tương đương nhau” - ông Hải nhận định.

Về vấn đề chất lượng chứng chỉ không đồng đều, ông Hải cho biết thêm, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, đảm bảo chất lượng tương đương giữa các loại chứng chỉ. Chứng chỉ IELTS dừng ở việc một chứng chỉ tiếng Anh do một trung tâm uy tín cấp, chứ không thay thế cho hệ thống chứng chỉ.

TS Ngô Minh Hải
TS Ngô Minh Hải cho rằng, cần công bằng giữa các loại chứng chỉ để thí sinh có thể tiếp cận tuỳ thuộc khả năng của mình.

Ông Hải nhấn mạnh rằng, nếu chạy theo chứng chỉ IELTS hay một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nào khác cũng sẽ có thể bỏ lọt nhân tài bởi vì không phải ai điều kiện để tiếp cận tri thức đó. Bản chất tuyển sinh đại học thì cần có năng lực học tập, tư duy, kỹ năng để chứng minh khi học tại trường vì thế chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là phần nào đó thôi. Với cách tuyển sinh hiện nay của nhiều trường, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đang chiếm trọng số khá lớn khiến ảnh hưởng đến các phần còn lại.

Theo quan điểm của TS Hải, trường đại học phải là nơi tạo thêm giá trị cho sinh viên, trong quá trình học sẽ được bổ sung những điều còn thiếu, hoặc yếu để họ có thể phát huy được tốt nhất năng lực của mình. Ví dụ, một người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về Toán hoặc Kinh doanh rất tốt nhưng thiếu về ngoại ngữ thì môi trường đại học không phải từ chối hay không nhận họ. Trường đại học phải là đào tạo, bổ sung thêm năng lực ngoại ngữ để họ trở thành người toàn diện. Đó mới là ý nghĩa cao nhất của giáo dục đại học.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

TPHCM đề xuất chi 427 tỉ đồng hỗ trợ học phí cho học sinh

Huyên Nguyễn |

Đây là nội dung được UBND TPHCM đề cập trong tờ trình với Hội đồng nhân dân thành  phố về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trong học kỳ I, năm học 2021-2022.

Luyện thi IELTS từ mẫu giáo, tiểu học: Đừng bắt trẻ “chín ép”

HUYÊN NGUYỄN |

Việc luyện thi chứng chỉ IELTS chưa phù hợp với độ tuổi hay chạy theo những thứ hào nhoáng được gắn mác IELTS sẽ mang đến nhiều hậu quả không mong muốn.

Mời chào luyện thi IELTS từ mẫu giáo, tiểu học: Các cú lừa từ sự hào nhoáng

HUYÊN NGUYỄN |

Đón đầu cơn sốt cho con học IELTS của các phụ huynh, nhiều trung tâm luyện thi đã đưa ra hàng loạt quảng cáo chào mời luyện thi IELTS, thậm chí từ mẫu giáo. Sự “hào nhoáng” của chứng chỉ IELTS đã khiến không ít gia đình trở thành nạn nhân của kiểu lừa “treo đầu dê, bán thịt chó”.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

TPHCM đề xuất chi 427 tỉ đồng hỗ trợ học phí cho học sinh

Huyên Nguyễn |

Đây là nội dung được UBND TPHCM đề cập trong tờ trình với Hội đồng nhân dân thành  phố về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trong học kỳ I, năm học 2021-2022.

Luyện thi IELTS từ mẫu giáo, tiểu học: Đừng bắt trẻ “chín ép”

HUYÊN NGUYỄN |

Việc luyện thi chứng chỉ IELTS chưa phù hợp với độ tuổi hay chạy theo những thứ hào nhoáng được gắn mác IELTS sẽ mang đến nhiều hậu quả không mong muốn.

Mời chào luyện thi IELTS từ mẫu giáo, tiểu học: Các cú lừa từ sự hào nhoáng

HUYÊN NGUYỄN |

Đón đầu cơn sốt cho con học IELTS của các phụ huynh, nhiều trung tâm luyện thi đã đưa ra hàng loạt quảng cáo chào mời luyện thi IELTS, thậm chí từ mẫu giáo. Sự “hào nhoáng” của chứng chỉ IELTS đã khiến không ít gia đình trở thành nạn nhân của kiểu lừa “treo đầu dê, bán thịt chó”.