Cần công khai 44 thí sinh gian lận ở Sơn La dù là con cháu ai

Luật sư Đặng Văn Cường |

Dư luận có nhiều tranh cãi liên quan đến việc nên hay không công khai danh sách thí sinh gian lận thi cử ở Sơn La, cũng như Hòa Bình.

Việc công khai danh sách thí sinh gian lận thi cử hay không có liên quan đến các quy định của pháp luật về quyền bí mật đời tư cá nhân. Theo đó Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự 2015 đều có quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền tự do cá nhân, bí mật đời tư cá nhân và quy định mức độ giới hạn của quyền tự do cá nhân này.

Điều 21 Hiến pháp năm 2013 có quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn

Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ… Tuy nhiên, quyền bí mật đời tư cá nhân không phải là cố định, bất biến mà quyền này cũng có giới hạn.

Quyền tự do của cá nhân này bị giới hạn bởi quyền tự do của cá nhân khác và bị giới hạn bởi quyền lợi chung của cộng đồng, vì lý do an ninh quốc gia, lợi ích cuốc phòng, lợi ích công cộng, an toàn công cộng....

 
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Bởi vậy, đối với vụ việc nâng điểm ở một số nơi như Sơn La, Hòa Bình..., cơ quan chức năng có đầy đủ cơ sở pháp lý để công khai danh tính những thí sinh được nâng điểm đảm bảo tính khách quan, công bằng, để phòng ngừa chung và cũng là cơ sở để xem xét xử lý những hành vi sai phạm của những người có liên quan.

Việc công khai danh tính của các học sinh được làm cơ sở để các trường đại học, cao đẳng hủy bỏ kết quả thi, không công nhận điểm thi đó khi xét tuyển đại học, cao đẳng.

Việc công khai danh sách những thí sinh được nâng điểm là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc nghiên cứu về pháp lý cũng như về xã hội học, đánh giá về những bất ổn trong xã hội cũng như những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, để đảm bảo thực hiện các giải pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

Trên cơ sở những thí sinh được nâng điểm có thể biết được những thí sinh này thuộc nhóm người nào trong xã hội, con em những gia đình nào để lý giải những nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng vi phạm trong thi cử, để có những giải pháp phòng ngừa, cũng như có những biện pháp xử lý đối với những phụ huynh và những người có liên quan, khi có những hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ngoài ra, kỳ thi đó cũng có nhiều thí sinh bị nghi ngờ là được nâng điểm, khi công khai danh sách này sẽ làm rõ em nào được nâng điểm, em nào có điểm thật, để trả lại công bằng cho các em.

Việc công khai kết quả xử lý cũng là một trong những nguyên tắc của pháp luật để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung và để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật mang lại nhiều lợi ích chung cho cộng đồng.

Bởi vậy, theo quan điểm của cá nhân, tôi thấy việc công khai danh tính những học sinh được nâng điểm là cần thiết. Đồng thời cần phải xem xét trách nhiệm của các phụ huynh và những người có liên quan đối với hoạt động đặc điểm này, để đảm bảo công bằng trước pháp luật.

Không thể vì các phụ huynh đó là những người có chức vụ, quyền hạn, có địa vị xã hội hay là những người lắm tiền, nhiều của... mà các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể e dè, nể nang, gây dư luận xấu trong xã hội.

Luật sư Đặng Văn Cường
TIN LIÊN QUAN

Các trường Đại học chuẩn bị "xử lý" các thí sinh đỗ điểm cao ở Sơn La

Bích Hà |

Nhiều thủ khoa của trường công an, quân đội trong mùa tuyển sinh năm 2018 đến từ các địa phương xảy ra gian lận thi cử, trong đó có Sơn La.

Vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Thiếu tá Công an bị tước danh hiệu

Theo Báo Bảo vệ Pháp luật |

Thiếu tá Đinh Hải Sơn công tác tại Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) Công an tỉnh Sơn La bị tước danh hiệu Công an nhân dân.

44 thí sinh ở Sơn La được nâng điểm là con cháu của ai?

Đặng Chung |

Theo phụ huynh ở Sơn La, trong top những thí sinh có điểm thi cao bất thường của tỉnh, có không ít em là con, cháu của các cán bộ, lãnh đạo phòng, ban của tỉnh này.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Các trường Đại học chuẩn bị "xử lý" các thí sinh đỗ điểm cao ở Sơn La

Bích Hà |

Nhiều thủ khoa của trường công an, quân đội trong mùa tuyển sinh năm 2018 đến từ các địa phương xảy ra gian lận thi cử, trong đó có Sơn La.

Vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Thiếu tá Công an bị tước danh hiệu

Theo Báo Bảo vệ Pháp luật |

Thiếu tá Đinh Hải Sơn công tác tại Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) Công an tỉnh Sơn La bị tước danh hiệu Công an nhân dân.

44 thí sinh ở Sơn La được nâng điểm là con cháu của ai?

Đặng Chung |

Theo phụ huynh ở Sơn La, trong top những thí sinh có điểm thi cao bất thường của tỉnh, có không ít em là con, cháu của các cán bộ, lãnh đạo phòng, ban của tỉnh này.