Các trường thu tiền học lại, cải thiện điểm...sai quy định 14 tỉ đồng

Phạm Dung |

Qua số liệu kiểm toán tại một số trường đại học công lập, số thu học phí vượt quy định, thu học lại, thu cải thiện điểm, thu tiền nhập học, làm thẻ, tài liệu cho sinh viên, thu tiền cấp chứng chỉ quốc phòng an ninh ngoài quy định là hơn 14 tỉ đồng.

“Nếu không sửa đổi luật, cho chúng tôi rút khỏi cơ chế tự chủ”

Phát biểu tại hội thảo “Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập” do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức vào sáng 19.3, PGS. TS Phan Thị Bích Nguyệt, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh khẳng định tự chủ là chủ trương đúng đắn và là xu thế của thế giới, tuy nhiên khi thực hiện tự chủ, các trường luôn phải đối mặt với cái khó, khiến các trường phải vượt hết các “chướng ngại vật này đến chướng ngại vật khác”.

Bà Nguyệt cho rằng, hệ thống hành lang pháp lý trong tự chủ có nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, khiến các trường nếu làm đúng luật, thì tự chủ không thực hiện được.

“Với cơ chế tự chủ như hiện nay có quá nhiều chính sách không nhất quán, chúng tôi cho rằng, nếu không sửa đổi luật thì cho chúng tôi rút khỏi cơ chế tự chủ”, bà Nguyệt thẳng thắn.

Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III thừa nhận, hiện tại chính sách của chúng ta trong thực hiện cơ chế tự chủ đang có nhiều bất cập. Các trường đại học công lập tuy đã được giao quyền tự chủ song thực tế hoạt động vẫn đang tuân thủ và là đối tượng điều chỉnh của nhiều luật khác, trong đó có nhiều quy định chưa phù hợp với quá trình vận hành như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Xây dựng…

Nhiều khoản thu ngoài quy định

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, TS Lê Đình Thăng cũng chỉ ra những bất cập trong tự chủ tài chính với các trường.

Theo ông Thăng, sau nhiều năm triển khai, nhiều trường vẫn có tư tưởng chưa sẵn sàng tự chủ, đặc biệt là một số trường đại học công lập vẫn trông chờ vào ngân sách nhà nước (NSNN).

Các trường cũng chưa được chủ động trong việc quyết định mức thu học phí mà phụ thuộc vào các quy định mức trần học phí của Nghị định 86/2015 của Chính phủ. Một số trường trước áp lực tài chính đã xảy ra tình trạng thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản ngoài quy định về học phí.

“Một số trường còn dựa vào lợi thế ngành để tăng học phí và tăng chỉ tiêu tuyển sinh mà chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo”, TS Thăng nói.

Qua số liệu kiểm toán tại một số trường đại học công lập, số thu học phí vượt quy định, thu học lại, thu cải thiện điểm, thu tiền nhập học, làm thẻ, tài liệu cho sinh viên, thu tiền cấp chứng chỉ quốc phòng an ninh ngoài quy định là hơn 14 tỉ đồng. Cụ thể, tại 5/7 cơ sở giáo dục được kiểm toán trực thuộc ĐH Quốc gia HN là 702,6 triệu đồng; tại 5/9 cơ sở giáo dục đại học được kiểm toán thuộc ĐH Quốc gia TPHCM là gần 4,5 tỉ đồng; tại 5/13 đơn vị được kiểm toán thuộc bộ GDĐT là 9,3 tỉ đồng.

Việc các trường đại học công lập thực hiện tăng thu dịch vụ đào tạo đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng đóng học phí lên người. Dẫn đến tình trạng người dân nghèo hiếu học không có điều kiện đi học do mức học phí cao.

Cũng theo ông Thăng, trước áp lực, nhiều trường chỉ chú trọng tăng học phí mà không quan tâm đến chất lượng giáo dục đã khiến cho chất lượng sinh viên không cao. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của 4 Trung tâm kiểm định cho thấy, trong 10 tiêu chuẩn với 61 tiêu chí đánh giá chất lượng chỉ duy nhất 1 trường đại học có số lượng tiêu chí “Đạt” với 56/61 tiêu chí.

Trước những bất cập trên, phía các trường đại học và KTNN cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị trong đó chú trọng vào việc hoàn thiện chính sách pháp luật để tạo điều kiện cho cơ chế tự chủ được thực hiện thực chất.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Tiến tới sẽ cho toàn bộ trường đại học tự chủ về tài chính, nhân sự

Đặng Chung (ghi) |

Ngày 11.12, Văn phòng Chủ tịch Nước đã công bố Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH). Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) - đã có trao đổi với Lao Động về một số nội dung đáng chú ý của Luật trước khi có hiệu lực vào năm 2019.

Thứ trưởng Bộ GDĐT nói về tự chủ: Lãnh đạo các trường đang vừa làm vừa run

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, nhiều trường tự chủ đang gặp nhiều vướng mắc về thủ tục khiến lãnh đạo vừa làm vừa run.

Được tự chủ đại học: Vừa làm, vừa run!

HUYÊN NGUYỄN - NGUYỄN HÀ |

Vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học đang thiếu những khung pháp lý cần thiết khiến cho các trường vừa làm, vừa run.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tiến tới sẽ cho toàn bộ trường đại học tự chủ về tài chính, nhân sự

Đặng Chung (ghi) |

Ngày 11.12, Văn phòng Chủ tịch Nước đã công bố Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH). Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) - đã có trao đổi với Lao Động về một số nội dung đáng chú ý của Luật trước khi có hiệu lực vào năm 2019.

Thứ trưởng Bộ GDĐT nói về tự chủ: Lãnh đạo các trường đang vừa làm vừa run

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, nhiều trường tự chủ đang gặp nhiều vướng mắc về thủ tục khiến lãnh đạo vừa làm vừa run.

Được tự chủ đại học: Vừa làm, vừa run!

HUYÊN NGUYỄN - NGUYỄN HÀ |

Vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học đang thiếu những khung pháp lý cần thiết khiến cho các trường vừa làm, vừa run.