Các khoản thu núp bóng "tự nguyện" - nỗi ám ảnh đầu năm học mới

Tường Vân |

Bất chấp quy định của ngành giáo dục, các khoản thu vẫn ngang nhiên tồn tại dưới bóng "tự nguyện" và được các nhà trường hợp thức hóa dưới nhiều hình thức tinh vi. Đây là nỗi trăn trở của các bậc phụ huynh mỗi đầu năm học mới.

Các khoản thu núp bóng "tự nguyện"

Ngay ngày đầu con đến trường, chị Nguyễn Thị Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) đã được mời tham gia một nhóm Zalo phụ huynh của lớp với 3 người trong ban đại diện cha mẹ học sinh.

Đáng nói, cả 3 thành viên đều đã được chỉ định sẵn dù chưa có bất kỳ buổi gặp mặt phụ huynh hay tiến cử như lẽ thông thường. Trong nhóm Zalo, mọi người thảo luận rất sôi nổi về những khoản tiền mà phụ huynh sẽ phải nộp đầu năm như tiền lắp điều hòa, tiền sửa chữa, thay rèm cửa, tiền điện, tiền máy chiếu,….

Hầu hết phụ huynh đều đồng ý với khoản tiền mà Ban đại diện cha mẹ học sinh dự định thu mặc dù ai cũng than phiền số tiền khá lớn so với thu nhập của họ. Bên cạnh đó, có một số khoản chi phí không thực sự cần thiết cho quá trình học tập của con. Một số khoản khác không thuộc danh mục được Bộ, Sở cho phép thu.

Theo nhiều phụ huynh, học phí trường công thật sự không đáng lo bởi hàng tháng, người lao động nghèo vẫn có thể xoay xở để đóng vài chục nghìn cho con ăn học. Điều đáng lo ngại là những khoản đóng góp tồn tại dưới nhiều hình thức "hỗ trợ", "vận động", "đóng góp".

"Miễn học phí cho học sinh phổ thông chẳng có nghĩa lý gì khi các khoản phụ thu cao hơn gấp nhiều lần. Nào là tiền hỗ trợ việc học tập, tiền điện nước, tiền vệ sinh, tiền giữ xe đạp, tiền học buổi thứ hai, tiền học thêm tiếng Anh liên kết, tiền sinh hoạt câu lạc bộ, cải tạo nhà vệ sinh,...

Hàng trăm khoản đổ đầu phụ huynh. Nếu học phí 1 đồng thì các khoản phụ thu phải đến 10, 20 đồng" - chị Lê Thị Ngọc (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.

Theo phụ huynh phản ánh, các khoản lạm thu vẫn ngang nhiên tồn tại dưới danh nghĩa “thỏa thuận” và “tự nguyện”. Thậm chí có trường còn in sẵn “Đơn xin tự nguyện đóng góp” như một tấm lá chắn hữu hiệu nhất để đối phó với các quy định hiện nay.

"Hầu hết các khoản thu đều "tự nguyện trên tinh thần bắt buộc"" - chị Ngọc thở dài.

Siết chặt các khoản thu chi

Vào đầu năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có công văn gửi Giám đốc Sở GDĐT tạo các tỉnh, thành về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023. Trong đó, Bộ đưa ra 8 hoạt động yêu cầu các địa phương thực hiện, trong đó có việc công khai các khoản thu, chi.

Để ngăn chặn tình trạng lạm thu, các địa phương đều đã ra hàng loạt các quy định nhằm chấn chỉnh

Chẳng hạn, UBND TP Hải Phòng đã quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo cho khối trường công lập. Theo đó, các trường chỉ được phép thu các khoản trong danh mục.

  
UBND TP.Hải Phòng đã quy định danh mục các khoản thu và mức thu đối với các cơ sở giáo dục công lập.
UBND TP.Hải Phòng đã quy định danh mục các khoản thu và mức thu đối với các cơ sở giáo dục công lập. Với quy định cụ thể này, các trường khó có thể lạm thu.

Các khoản thu theo định kỳ gồm: Mua sắm thiết bị phục vụ bán trú; học và thi nghề phổ thông; nước uống.

Các khoản thu theo tháng như: Tiền ăn, hỗ trợ người nấu ăn; chăm sóc bán trú; quản lý trẻ/ học sinh ngoài giờ hành chính; trông ngày thứ 7, dạy học 2 buổi/ ngày…

Địa phương này yêu cầu các trường công lập phải sử dụng chứng từ thu (phiếu thu tiền mặt có ký xác nhận của cha mẹ học sinh hoặc ký xác nhận nếu thanh toán trực tuyến).

Cơ sở giáo dục công lập chỉ được thực hiện thu đối với danh mục các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục và đào tạo được quy định.

Với danh mục các khoản thu và mức thu đối với các cơ sở giáo dục công lập trên, các trường rất khó để thu sai.

Không riêng Hải Phòng, các địa phương khác cũng đều có những giải pháp riêng nhằm tăng cường công tác quản lý thu chi năm học, ngăn chặn triệt để tình trạng lạm thu gây bức xúc dư luận.

Mặc dù ngành giáo dục đã có những quy định rất rõ về các khoản nhà trường được phép và không được phép thu nhưng tình trạng lạm thu vẫn luôn là vấn đề khiến phụ huynh trăn trở mỗi đầu năm học mới.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Các địa phương đưa ra giải pháp gì để tránh lạm thu đầu năm?

Tường Vân |

Đầu năm học 2022-2023, các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục.

Lạm thu đầu năm học: Cần có chế tài xử lí thật nghiêm

Tường Vân |

Mặc dù ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có những quy định rất rõ về các khoản nhà trường được phép và không được phép thu nhưng tình trạng lạm thu vẫn luôn là vấn đề khiến phụ huynh trăn trở mỗi đầu năm học mới.

Cafe chiều thứ 7: “Lạm thu” đầu năm học – Bao giờ mới thành "chuyện cũ"?

Nhóm PV |

Trong chương trình “Cafe chiều thư 7” tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Luật sư Bùi Đình Ứng với tư cách là một phụ huynh cũng như từng là trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh để chia sẻ góc nhìn về vấn đề lạm thu đầu năm học.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết quý II dư hơn 7.400 tỉ đồng

TRÍ MINH |

Ngày 14.9, Bộ Tài chính vừa có thông tin về số dư Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu đến hết quý II năm nay.

Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Các bác sĩ nhận định sốt xuất huyết là căn bệnh rất nguy hiểm, diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến biến chứng giảm tiểu cầu gây xuất huyết nặng, viêm phổi cấp hay suy đa tạng, đặc biệt là với những người có bệnh nền.

Sai phạm gây thiệt hại hơn 460 tỉ đồng của hai cựu sếp VEC vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Việt Dũng |

Bị can Trần Văn Tám và người tiền nhiệm khi giữ chức Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã buông lỏng công tác quản lý, sai phạm ở dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Dự báo diễn biến mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

MINH HÀ |

Ngày 14.9, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa rất to. Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tiếp tục xảy ra nhiều nơi.

Khởi tố cựu Chủ tịch tỉnh Phú Yên vì gây thất thoát hơn 10 tỉ đồng

Hoài Luân |

Gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỉ đồng năm 2013, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên bị khởi tố.

Các địa phương đưa ra giải pháp gì để tránh lạm thu đầu năm?

Tường Vân |

Đầu năm học 2022-2023, các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục.

Lạm thu đầu năm học: Cần có chế tài xử lí thật nghiêm

Tường Vân |

Mặc dù ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có những quy định rất rõ về các khoản nhà trường được phép và không được phép thu nhưng tình trạng lạm thu vẫn luôn là vấn đề khiến phụ huynh trăn trở mỗi đầu năm học mới.

Cafe chiều thứ 7: “Lạm thu” đầu năm học – Bao giờ mới thành "chuyện cũ"?

Nhóm PV |

Trong chương trình “Cafe chiều thư 7” tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Luật sư Bùi Đình Ứng với tư cách là một phụ huynh cũng như từng là trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh để chia sẻ góc nhìn về vấn đề lạm thu đầu năm học.