Cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh

Tường Vân |

Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 ngày 14.1 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì, hiện nay, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn.

Thích ứng linh hoạt, hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính đến ngày 9.1.2022, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn; 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến và 19 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: MOET.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: MOET

Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành Giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động để ứng phó với dịch COVID-19 nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các hoạt động của ngành. Bộ GDĐT đã ban hành nhiều văn bản và triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng để chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, cơ sở giáo dục ứng phó với dịch bệnh.

Trong năm, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến ngày 30.11.2021, riêng ngành Giáo dục đã huy động được 146,892 tỉ đồng, 30.612 máy tính bảng, 31.305 điện thoại thông minh và 99.479 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến khác. Tính đến ngày 31.12.2021, bộ đã phân bổ 87.756 máy tính cho 20 tỉnh, thành phố.

Bám sát thực tiễn, gia tăng tính hành động

Nhấn mạnh tới các nhiệm vụ lớn của năm 2022, bộ trưởng cho hay: Trước hết, toàn ngành sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ có tính thời sự là chống dịch COVID-19, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục và đào tạo. Trong đó, sớm hoàn thành chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh của ngành Giáo dục.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: MOET.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: MOET

Trước thực tế có khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, bộ trưởng đề nghị các trường đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập. Cùng với đó, tăng cường bù đắp chất lượng giáo dục đại học, sau đại học cho sinh viên, học viên.

“Trọng tâm vẫn là bù đắp, củng cố chất lượng giáo dục từ phổ thông tới đại học” - bộ trưởng nêu rõ.

Trong năm 2022, ngành Giáo dục cũng sẽ tập trung hoàn thành, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn 2045 và triển khai nhanh các công việc liên quan đến chiến lược này. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện để ban hành các văn bản quản lý điều hành, trong đó lưu ý những văn bản quản lý điều hành khắc phục những hạn chế, điểm yếu do tác động của dịch bệnh.

Đối với giáo dục phổ thông, theo bộ trưởng, năm 2022, 2023 được xác định 2 năm trọng yếu trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, vì vậy, cần phải nhìn thấy hết thách thức đặt ra về nguồn lực, điều kiện thực hiện để có phương án khắc phục và triển khai. Ngoài ra, kỳ thi tốt nghiệp THPT và triển khai tự chủ đại học cũng được bộ trưởng nhìn nhận còn nhiều thách thức, nên cần phải có các giải pháp, hành động ráo riết hơn.

Một số nhiệm vụ trọng tâm khác như tăng cường chuyển đổi số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng yếu thế; tăng cường các thiết chế văn hóa trong hệ thống giáo dục và đào tạo… cũng được bộ trưởng lưu ý thực hiện trong năm 2022.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Tuyên dương học sinh Hà Nội đạt giải các kỳ thi quốc tế năm 2021 - 2022

Tường Vân |

Hà Nội tuyên dương 39 học sinh xuất sắc trong các kỳ thi quốc tế năm 2021-2022.

Phụ huynh sốt ruột vì học sinh phải học trực tuyến ôn thi vào lớp 10

Tường Vân |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, học sinh khối 9 tại nhiều nơi chưa được đến trường học trực tiếp. Điều này khiến các bậc phụ huynh không khỏi băn khoăn, lo lắng khi chỉ còn nửa năm nữa là kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội diễn ra.

Học sinh "học lệch" có nên thi đánh giá năng lực không?

Tường Vân |

Nhiều học sinh băn khoăn, nếu học lệch có thể thi đánh giá năng lực đạt kết quả tốt hay không?

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tuyên dương học sinh Hà Nội đạt giải các kỳ thi quốc tế năm 2021 - 2022

Tường Vân |

Hà Nội tuyên dương 39 học sinh xuất sắc trong các kỳ thi quốc tế năm 2021-2022.

Phụ huynh sốt ruột vì học sinh phải học trực tuyến ôn thi vào lớp 10

Tường Vân |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, học sinh khối 9 tại nhiều nơi chưa được đến trường học trực tiếp. Điều này khiến các bậc phụ huynh không khỏi băn khoăn, lo lắng khi chỉ còn nửa năm nữa là kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội diễn ra.

Học sinh "học lệch" có nên thi đánh giá năng lực không?

Tường Vân |

Nhiều học sinh băn khoăn, nếu học lệch có thể thi đánh giá năng lực đạt kết quả tốt hay không?