Bộ Y tế nêu bất cập trong đào tạo nhân lực ngành Y, Bộ Giáo dục Đào tạo phản hồi

Bích Hà |

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT), việc quy định tên văn bằng gắn với tên vị trí việc làm của đội nhân lực ngành y trong hệ thống giáo dục quốc dân là không phổ biến trên thế giới.

Bác sĩ chuyên khoa 1, 2 vẫn được làm giảng viên đại học

Ngày 5.11, trên một số phương tiện truyền thông, ông Nguyễn Minh Lợi - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) đã có những kiến nghị, cho rằng dự thảo Luật Giáo dục ĐH (đang trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để lấy ý kiến) chưa đề cập đến đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế

Theo đó, Dự thảo Luật Giáo dục ĐH đang quy định tiêu chuẩn giảng viên đại học tối thiểu là thạc sĩ, tiến sĩ. Như vậy, trong các bệnh viện chủ yếu là những người có bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hay nội trú có trình độ chuyên môn tay nghề rất giỏi và đang tham gia giảng dạy thì công nhận họ thế nào?

 
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT).

Trước ý kiến của đại diện Bộ Y tế, ngày 6.11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT), thành viên Ban soạn thảo dự thảo sửa đổi Luật GD Đại học - đã có những phản hồi.

Cụ thể, đại diện Bộ GDĐT cho rằng, quy định chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên không phải là vấn đề mới mà đã có từ Luật Giáo dục đại học 2012.

Khái niệm chuẩn giảng viên trong Luật Giáo dục đại học của hầu hết các nước đều đề cập đến là trình độ và văn bằng của các giảng viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học, theo hệ thống văn bằng giáo dục quốc gia.

Dù Dự thảo Luật giáo dục đại học xác định tiêu chuẩn giảng viên đại học tối thiểu là thạc sĩ, nhưng theo Bộ GDĐT, với đặc thù của ngành y, bác sĩ chuyên khoa 1, 2 vẫn được làm giảng viên đại học. Nếu đồng thời có bằng thạc sĩ trở lên, giảng viên đó được tính hệ số 1,0. Nếu chưa có bằng thạc sĩ trở lên, giảng viên đó được tính hệ số giảng viên thấp hơn.

Tại sao bác sĩ chuyên khoa, nội trú 'nằm ngoài ' dự thảo Luật Giáo dục ĐH?

Góp ý về Dự thảo Luật Giáo dục ĐH, đại diện Bộ Y tế cũng cho rằng, đào tạo y khoa là đào tạo song song theo cả 2 hướng hàn lâm và chuyên nghiệp. Do vậy, nếu không quy định về trình độ cụ thể cho đối tượng đào tạo nhân lực này trong Luật Giáo dục ĐH sẽ chỉ làm hệ thống rối thêm và không giải quyết được việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế.

Trên diễn đàn Quốc hội, một số đại biểu kiến nghị Dự thảo Luật Giáo dục ĐH cần quy định rõ trình độ của bác sĩ chuyên khoa tương đương thạc sĩ, tiến sĩ hoặc trình độ chuyên gia. Bởi để trở thành bác sĩ chuyên môn thì ngoài 6 năm được đào tạo ở trong trường ĐH thì phải cần ít nhất 2 đến 3 năm đào tạo chuyên sâu.

Về vấn đề này, phía Bộ GDĐT cũng có những phản hồi. Bộ cho rằng việc quy định tên văn bằng gắn với tên vị trí việc làm (bác sĩ, dược sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư…) trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới.

“Theo kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới thì việc quản lý tổ chức đào tạo, quy định trình độ nghề và cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu thường thuộc thẩm quyền của hiệp hội nghề nghiệp hoặc của cơ quan quản lý chuyên môn...

Ban soạn thảo đã tham khảo Luật Giáo dục ĐH của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đức, Trung Quốc,… chưa thấy có nước nào quy định về đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú trong Luật Giáo dục ĐH”- bà Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên từ bỏ ngành Y do bố mẹ ngăn cản vì sợ “ế”

Bích Hà |

“Ế đã 18 năm rồi, đến lúc học xong ngành Y tổng cộng 9 năm nữa thì ra trường chắc khỏi phải lấy chồng còn gì nữa”- một sinh viên chia sẻ về lý do từ bỏ ngành y đa khoa để học ngành ngôn ngữ Anh của một trường đại học.

Thí sinh ồ ạt thi vào ngành Y: Cảnh báo hàng loạt bác sĩ thất nghiệp

QUANG ĐẠI |

Theo thông tin từ Sở GDĐT Nghệ An, mùa tuyển sinh ĐH năm 2018, toàn tỉnh có 860 học sinh đăng ký vào trường ĐH Y Hà Nội, 2.058 em vào ĐH Y khoa Vinh. Nếu thống kê trên tất cả các địa phương, con số thí sinh đăng ký vào trường Y sẽ gây kinh ngạc.

Ngành Y tế sắp có 192 tân Giáo sư và Phó Giáo sư?

LH |

Trong đợt xét Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) ngành y học năm 2017, ngành y có số lượng ứng viên xét công nhận là 19 GS, 173 PGS. Số hồ sơ GS, PGS tạm để lại là 97, trong đó, có 21 hồ sơ (2 GS và 19 PGS) của ngành y tế.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Sinh viên từ bỏ ngành Y do bố mẹ ngăn cản vì sợ “ế”

Bích Hà |

“Ế đã 18 năm rồi, đến lúc học xong ngành Y tổng cộng 9 năm nữa thì ra trường chắc khỏi phải lấy chồng còn gì nữa”- một sinh viên chia sẻ về lý do từ bỏ ngành y đa khoa để học ngành ngôn ngữ Anh của một trường đại học.

Thí sinh ồ ạt thi vào ngành Y: Cảnh báo hàng loạt bác sĩ thất nghiệp

QUANG ĐẠI |

Theo thông tin từ Sở GDĐT Nghệ An, mùa tuyển sinh ĐH năm 2018, toàn tỉnh có 860 học sinh đăng ký vào trường ĐH Y Hà Nội, 2.058 em vào ĐH Y khoa Vinh. Nếu thống kê trên tất cả các địa phương, con số thí sinh đăng ký vào trường Y sẽ gây kinh ngạc.

Ngành Y tế sắp có 192 tân Giáo sư và Phó Giáo sư?

LH |

Trong đợt xét Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) ngành y học năm 2017, ngành y có số lượng ứng viên xét công nhận là 19 GS, 173 PGS. Số hồ sơ GS, PGS tạm để lại là 97, trong đó, có 21 hồ sơ (2 GS và 19 PGS) của ngành y tế.