Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tìm cách để học sinh yêu thích môn Lịch sử

Minh Thu |

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, 70% số bài thi Lịch sử có điểm dưới trung bình, là môn “đội sổ” về kết quả thi thấp.  Trước thực trạng này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì cuộc tọa đàm, nghe các chuyên gia "hiến kế", tìm cách để học sinh không thờ ơ với môn Lịch sử. 

Vẫn còn tâm lý môn chính - môn phụ

Mang đến tọa đàm tâm trạng buồn vì kết quả điểm trung bình Lịch sử lại thấp nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, cô giáo Lê Thu Huyền, Trường THPT Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, khi đọc đề thi Lịch sử năm nay cô và các đồng nghiệp đều thống nhất nhận định đề thi chất lượng tốt, không có vấn đề gây tranh cãi, nhưng cuối cùng phổ điểm trung bình của môn Lịch sử vẫn thấp nhất.

Lí giải điều này, cô Huyền cho rằng, có sự chênh lệch, không đồng đều giữa chất lượng giáo viên các vùng miền; sự quan tâm dành cho môn Lịch sử trong mỗi nhà trường cũng chưa thỏa đáng đúng như sứ mệnh, trách nhiệm của môn học.

“Tôi lấy ví dụ, các trường có thể bỏ kinh phí đầu tư phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm hay phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho một số môn học rất dễ dàng, nhưng khi nói đến đầu tư cho môn Lịch sử là có sự cân nhắc”  - cô Huyền nói.

Chung quan điểm về việc môn Lịch sử chưa được coi trọng đúng mức nhưng cô Hoàng Thị Lan Hương, Tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Chu Văn An lại lí giải từ khía cạnh sự hứng thú của học sinh với môn học này. Các em không còn hứng thú với môn học này nữa.

Đây cũng là thực tế diễn ra tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Theo cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy tốt, học sinh có hứng thú với môn học nhưng dù có thích thì môn Lịch sử cũng hầu như không liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp của các em, nên các em chỉ học đủ điểm để qua môn.

Toàn cảnh tọa đàm.
Toàn cảnh tọa đàm.

Đồng cảm với những khó khăn của giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, song Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu, không thể để tâm lý “môn phụ” - “môn chính” tiếp tục tồn tại trong các nhà trường phổ thông.

Bộ trưởng khẳng định, Lịch sử là môn học có vị trí quan trọng ở bậc phổ thông, tỉ lệ học sinh lựa chọn Lịch sử để dự thi THPT quốc gia ngày càng tăng đã cho thấy sự quan tâm của học sinh với môn học này.

“Vấn đề là làm sao để đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, phương thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp, thiết thực và hiệu quả. Khi thầy cô chuyển động, môn Sử sẽ chuyển động. Phải làm sao để học sử phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi học sinh” - Bộ trưởng nói.

Cách dạy còn nghèo nàn, khô cứng

Dưới góc độ là nhà nghiên cứu Lịch sử, GS-TS Vũ Minh Giang nhận định, bản thân môn Sử rất có sức hấp dẫn nhưng trong một thời gian dài nền giáo dục của chúng ta tiếp cận nội dung, nên dạy cụ thể, diễn biến, ngày tháng…, học sinh phải học thuộc lòng quá nhiều, dẫn đến tâm lý sợ học Sử.

Theo GS Vũ Minh Giang, cách học và cách thi môn Lịch sử hiện nay có độ chênh đáng kể. Ông đánh giá, việc ra đề thi Lịch sử mấy năm qua đã tiếp thu rất nhanh, chạy rất nhanh đổi mới nhưng người học có độ trễ vì vẫn học theo cách cũ, nên chưa thích ứng ngay được với đề thi này. Cần phải có lộ trình từng bước một.

Để nâng cao vị trí của môn Lịch sử, GS Vũ Minh Giang cho rằng, đã đến lúc phải tính lại để làm sao kiến thức Lịch sử cần cho tất cả mọi người, nhất là với cán bộ lãnh đạo, trở thành một tiêu chí lựa chọn cán bộ lãnh đạo.

GS.TS Phạm Hồng Tung, Tổng chủ biên môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới gợi mở, nên có sự thay đổi các môn trong tổ hợp tuyển sinh, môn Lịch sử cần được đưa vào trong nhiều tổ hợp xét tuyển hơn so với hiện nay.

Ví dụ những ngành như du lịch, khách sạn, lữ hành… cần được xét tuyển bằng môn Lịch sử. Khi Lịch sử là một quan trọng trong lựa chọn nghề nghiệp, ví trí của môn học sẽ nâng cao hơn.

Ghi nhận các ý kiến tại Tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây sẽ là những gợi mở cần thiết để Bộ GDĐT có những điều chỉnh, chỉ đạo trong thời gian tới về cả cách dạy, cách học, cách thi của môn Lịch sử.

“Ngay trong dịp hè này cần rà soát lại chương trình môn Lịch sử ở bậc phổ thông, những gì bất cập phải bỏ, tiếp cận với chương trình mới, đẩy mạnh đổi mới phương pháp để hạn chế “độ trễ, độ vênh” giữa học và thi, hạn chế thầy cô giảng theo cách cũ trong khi thi đang đổi mới” - Bộ trưởng chỉ đạo các vụ, cục chuyên môn của Bộ.

Theo Bộ trưởng, đổi mới môn Lịch sử không thể nóng vội, mà từng bước một tạo ra sự nhìn nhận mới về môn Lịch sử.

Bộ GDĐT sẽ đưa ra chỉ số đánh giá nhằm nắn chỉnh tư duy của những người quản lý về quan niệm môn chính - môn phụ; các cấp quản lý tuyệt đối không phân biệt môn chính - môn phụ trong chỉ đạo. Đổi mới trước hết phải từ đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho giáo viên, nếu giáo viên còn tâm lý “môn chính - môn phụ” thì khó đổi mới được.

Minh Thu
TIN LIÊN QUAN

Phương pháp dạy sai khiến môn Lịch sử “đội sổ” về kết quả thi?

Nguyễn Văn Lực - Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa. |

Trong kì thi THPT quốc gia 2019, môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,3 điểm. 70% số bài thi có điểm dưới 5. Đây là môn “đội sổ” về kết quả thi năm học này. 

Lý do môn Lịch sử, Tiếng Anh có điểm dưới trung bình cao nhất

Trang Anh |

Lý giải việc môn Lịch sử và tiếng Anh có 70% thí sinh điểm dưới trung bình, các chuyên gia cho rằng, một phần phản ánh chất lượng dạy – học của các trường phổ thông, ngoài ra cũng phản ánh tâm lý học tập kiểu ứng thí của thí sinh.

Thí sinh "than" đề thi Lịch sử khó

NHóm PV |

Kết thúc môn thi cuối cùng trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, thí sinh rời phòng thi với tâm trạng thoải mái. Không ít thí sinh “than” để Lịch sử có nhiều câu khó, làm các em phân vân khi chọn đáp án.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phương pháp dạy sai khiến môn Lịch sử “đội sổ” về kết quả thi?

Nguyễn Văn Lực - Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa. |

Trong kì thi THPT quốc gia 2019, môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,3 điểm. 70% số bài thi có điểm dưới 5. Đây là môn “đội sổ” về kết quả thi năm học này. 

Lý do môn Lịch sử, Tiếng Anh có điểm dưới trung bình cao nhất

Trang Anh |

Lý giải việc môn Lịch sử và tiếng Anh có 70% thí sinh điểm dưới trung bình, các chuyên gia cho rằng, một phần phản ánh chất lượng dạy – học của các trường phổ thông, ngoài ra cũng phản ánh tâm lý học tập kiểu ứng thí của thí sinh.

Thí sinh "than" đề thi Lịch sử khó

NHóm PV |

Kết thúc môn thi cuối cùng trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, thí sinh rời phòng thi với tâm trạng thoải mái. Không ít thí sinh “than” để Lịch sử có nhiều câu khó, làm các em phân vân khi chọn đáp án.