Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu giải pháp để học thật, thi thật, nhân tài thật

Bích Hà |

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, ngành Giáo dục sẽ tập trung thực hiện tốt những định hướng quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trong cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa qua. Trong đó, có yêu cầu giáo dục cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Học thật trước hết là bỏ thói học vẹt, nhồi nhét kiến thức

“Học thật, thi thật để có nhân tài thật” là từ khóa, cũng là bài toán mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra cho Bộ GDĐT trong buổi làm việc vào đầu tháng 5.

Những ngày qua, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng được các chuyên gia giáo dục bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ cao. Bởi chỉ khi nào việc học đi vào thực chất, ngành Giáo dục và xã hội nói không với "bệnh thành tích", học đi đôi với hành, thì mới có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

Nêu quan điểm và đưa ra các giải pháp để có thể giải bài toán mà Thủ tướng đã đặt ra và kỳ vọng, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, học thật, hay thực học, xét về phương diện nội dung, là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, tạo ra năng lực thực, tức những gì mà người học có thể dùng nó cho công việc, cho mưu sinh, cho đời, cho đất nước.

Thực học là tránh việc học những cái ra đời không dùng vào việc gì, còn cái cần cho việc thì không được học. Thực học ở đây với nghĩa là nền giáo dục thiết thực, hữu dụng, có thực chất, giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn chặt với đời sống.

Bộ trưởng cho rằng, thực tế còn nhiều người nhiều nơi, học qua loa cho có, học chống đối, học cốt lấy bằng. Có người nhiều bằng cấp, nhưng trước công việc thì không làm được, danh vị là hư danh...

Do đó, để học thật trước hết là bỏ thói học vẹt, học thuộc, học nhồi nhét kiến thức, học cốt để thi, học theo bài mẫu, học không cần đào sâu suy nghĩ, không đi vào bản chất, học không gắn với thực tiễn.

"Học thật là kiểm tra đánh giá đúng, đáng bao nhiêu điểm thì cho bấy nhiêu, ai phải học lại thì cho học lại, không “ngồi nhầm lớp", luận án không chất lượng thì không cho qua..." - bộ trưởng nêu quan điểm.

Học đi đôi với hành, đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn... sẽ giúp việc học đi vào thực chất.

Hành động vì một nền giáo dục thực chất

Cho rằng hiện nay vẫn nhiều ngành nghề, nhiều trường, nhiều người học có danh mà không có thực, có bằng mà không có chất, để việc học được thực chất, bỏ đi những tiêu cực, bệnh hình thức gây nhức nhối, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, ngành Giáo dục cần có sự chuyển hóa về chất. Nó không chỉ là vấn đề chất lượng giáo dục mà sâu xa là chất lượng con người để đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống, chất lượng để tạo ra sự phát triển của đất nước, của nhu cầu nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là nhân tài...

"Để có được sự chuyển đổi lớn theo hướng thực chất trong giáo dục, theo như chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GDĐT có rất rất nhiều việc phải làm. Trước hết, bộ sẽ phải xem xét điều chỉnh rà soát lại nội dung dạy và học, dạy cái thiết thực, cái thực nghiệp, giảm và tiến tới bỏ hẳn cái hình thức, phù phiếm, vô bổ.

Bậc phổ thông thì chú trọng dạy người, biết tu dưỡng, sống có chí hướng, có đạo đức, dạy kiến thức cơ bản, khả năng tự thích ứng và phát triển bản thân.

Bậc đại học thì từ khâu xây dựng chương trình, tới thiết kế chuẩn đầu ra, tới đặt từng môn học sao cho sát hợp thực tiễn. Học đi đôi với hành, thực tập thực tế cho đầy đủ, thực chất. Cần lấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo làm nền tảng để tạo ra chất lượng" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Cũng theo Bộ trưởng, để có được nền giáo dục thực chất, tự ngành Giáo dục phải hành động, có sự thay đổi, chuyển mình rất lớn từ trong tư duy, từ trong nếp dạy, từ trong thói quen đã hình thành nhiều năm nay được định hình bởi quan điểm xã hội.

Ngành cũng cần phải có cơ sở vật chất tốt cho nhà trường, phòng thí nghiệm, phương tiện dạy và học đầy đủ, hiện đại để có thể tạo ra chất lượng giáo dục tốt nhất. Cần có đội ngũ giáo viên giỏi, năng lực thực và có thu nhập xứng đáng, yên tâm với nghề. Hai điều này chính là thực lực của ngành giáo dục. Có tạo được cái "thực" đó mới vực được chất lượng lên, mới đề cao được thực học.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay, từ góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực, Bộ GDĐT sẽ chuẩn bị kế hoạch cụ thể thực hiện chỉ đạo lớn này của Thủ tướng Chính phủ.

Cần chung tay hành động để... "thực học"

Vẫn theo người đứng đầu ngành Giáo dục đào tạo, thì một thực tế xã hội rất quan trọng khác đang trực tiếp triệt tiêu động lực của việc học thật, thi thật chính là việc nhiều đơn vị và tổ chức tuyển người, dùng người, đánh giá người còn dựa trên bằng cấp mà chưa chú ý đến trình độ thực chất.

Nói cách khác, việc làm cho người học phải học thực, thi thực, thì một phần quan trọng lại nằm ở phía sử dụng sản phẩm đầu ra của giáo dục, đó là việc dùng người, tuyển người, đánh giá người.

Nếu ai có tài năng thực được trọng dụng, được đánh giá đúng... thì khi đó, học sinh trong nhà trường sẽ đua nhau mà học thật, thi thật. Dùng người chỉ căn cứ theo năng lực, theo phẩm chất thật, thì việc dạy và học sẽ chuyển động theo một cách nhanh chóng.

Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kêu gọi sự chung tay của xã hội: "Học thật thi thật trước hết và luôn luôn là việc của ngành Giáo dục, nhưng cũng là của toàn xã hội. Nếu mọi người cùng đồng lòng vì nền giáo dục thực chất, vì cuộc sống chất lượng và sự phát triển của đất nước, thì một trong những việc đầu tiên cả xã hội chung tay hành động là tất cả cùng vì thực học!".

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng và thách thức với tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đặng Chung - Hà Phương |

Theo đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn được xem là “ghế nóng”, là thách thức với bất kỳ lãnh đạo nào được Đảng, Nhà nước phân công đảm nhận.

Triết lý "nhân bản" làm nền tảng giáo dục của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn

Lê Thanh Phong |

PGS-TS Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – vừa được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam: Nghề giáo - nhọc nhằn và vinh quang

Đặng Chung - Thùy Linh |

Một mùa 20.11 nữa lại về, những câu chuyện chúng tôi kể hôm nay là những mảnh ghép chân thực, sinh động để khắc họa về nhọc nhằn và vinh quang của nghề “bụi phấn bám đầy tay”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Kỳ vọng và thách thức với tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đặng Chung - Hà Phương |

Theo đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn được xem là “ghế nóng”, là thách thức với bất kỳ lãnh đạo nào được Đảng, Nhà nước phân công đảm nhận.

Triết lý "nhân bản" làm nền tảng giáo dục của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn

Lê Thanh Phong |

PGS-TS Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – vừa được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam: Nghề giáo - nhọc nhằn và vinh quang

Đặng Chung - Thùy Linh |

Một mùa 20.11 nữa lại về, những câu chuyện chúng tôi kể hôm nay là những mảnh ghép chân thực, sinh động để khắc họa về nhọc nhằn và vinh quang của nghề “bụi phấn bám đầy tay”.