Bỏ phân biệt chính quy - tại chức trên bằng đại học: Còn nhiều băn khoăn

Đặng Chung |

Việc bỏ ghi xếp loại trên văn bằng đại học được kỳ vọng sẽ hạn chế tư duy chạy theo bằng cấp, phù hợp với xu hướng thế giới. Tuy nhiên,  từ thực tế ở Việt Nam hiện nay,  nhiều ý kiến còn băn khoăn về độ “vênh” của chất lượng đào tạo giữa hệ chính quy và tại chức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý về Thông tư ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học. Theo dự thảo, nội dung chính ghi trên văn bằng sẽ không còn phân loại khá hay giỏi, chính quy hay tại chức.

Dự thảo thông tư này cụ thể hóa Điều 38 Luật Giáo dục đại học sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ 1.7.2019, quy định các loại hình đào tạo đại học có giá trị như nhau.

Nếu được chính thức thông qua thì trong tương lai, việc học theo loại hình đào tạo nào, xếp loại gì sẽ không được ghi trên văn bằng nữa. Thông tin này đang nhận những ý kiến trái chiều từ dư luận.

Hoài nghi chất lượng

Khi thông tin sẽ bỏ ghi xếp loại và hình thức đào tạo trên văn bằng đại học được đưa ra, điều khiến nhiều người lo lắng nhất là chất lượng đào tạo giữa hai hệ chính quy, tại chức - vốn đang có khoảng cách khá xa - sẽ bị cào bằng.

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), những lo lắng của người dân về việc “vàng thau lẫn lộn” trong việc cấp văn bằng là hoàn toàn có cơ sở.

Lo lắng này xuất phát từ thực tế thời gian qua đã có không ít tiêu cực trong đào tạo của hệ vừa học vừa làm, đào tạo văn bằng 2 bị phanh phui. Không ít nơi đào tạo theo kiểu cắt xén, nhanh gọn, mà trường hợp sai phạm ở Đại học Đông Đô là một ví dụ điển hình.

 
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.

Tiến sĩ Khuyến cho rằng, việc tiến tới thống nhất văn bằng đại học thể hiện sự tiến bộ, cập nhật xu hướng thế giới, nhưng sẽ chỉ tạo được đồng thuận khi chất lượng của các hình thức đào tạo ngang nhau. Ngược lại, khi chất lượng không như nhau thì chưa thể cấp một loại văn bằng, vì sẽ tạo điều kiện cho những người muốn lợi dụng bằng cấp để thăng tiến.

Còn theo lãnh đạo một trường đại học ở Hà Nội, để thực hiện được quy định như dự thảo Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra, đòi hỏi mọi quy trình và chất lượng của các loại hình đào tạo phải giống nhau từ khâu tuyển sinh đầu vào, quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, đến cách thức thi cử và đánh giá.

Tuy nhiên hiện tại có một thực tế, đào tạo hệ vừa học vừa làm đang được xem là “nồi cơm” của nhiều trường đại học. Thậm chí, có trường phải cố “phớt lờ” chuyện kiểm định chất lượng, vì nếu thực hiện nghiêm túc, rất ít người học tại chức lấy được bằng, tốt nghiệp ra trường. Nếu không tốt nghiệp được sẽ không có người học và trường sẽ không có nguồn thu.

Các trường phải dũng cảm "siết" chất lượng 

Có quan điểm ủng hộ việc không phân biệt bằng chính quy - tại chức, tuy nhiên PGS-TS Nguyễn Ngọc Trường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc cho rằng để thực hiện được quy định trên, đòi hỏi các trường phải “dũng cảm” siết chặt chất lượng của tất cả các loại hình đào tạo.

Ngoài việc cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát thì bản thân các trường đại học cũng phải tăng cường khâu này, đặc biệt là việc minh bạch thông tin.

“Tôi phải nói thẳng là rất nhiều trường đại học, kể cả trường công lập hay dân lập có uy tín, khâu giám sát, tính tự giác của lãnh đạo các trường chưa cao. Nếu mọi người nâng cao trách nhiệm quản lý của mình, đặt chất lượng đào tạo lên trên hết thì quy định bỏ ghi xếp loại trên văn bằng khả thi và nhận được sự ủng hộ”- TS Trường cho biết.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, việc nhiều ý kiến băn khoăn về dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo là do lo ngại về chất lượng của các loại hình đào tạo. Chỉ khi nào chất lượng của những loại hình chính quy hay tại chức được thực hiện nghiêm túc trên một chuẩn chương trình, từ đầu vào đến đầu ra, đánh giá chất lượng như nhau, lúc đó những lo lắng của người dân mới được cởi bỏ.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Vì sao bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn phân loại khá-giỏi, chính quy?

HUYÊN NGUYỄN |

Nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ còn 10 mục; không còn phân loại chính quy hay vừa học vừa làm, loại khá hay giỏi. 

Sẽ bỏ phân loại chính quy hay tại chức trên bằng tốt nghiệp đại học

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Vì sao bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn phân loại khá-giỏi, chính quy?

HUYÊN NGUYỄN |

Nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ còn 10 mục; không còn phân loại chính quy hay vừa học vừa làm, loại khá hay giỏi. 

Sẽ bỏ phân loại chính quy hay tại chức trên bằng tốt nghiệp đại học

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học.