Bộ Nội vụ sẽ “gỡ rối” bất cập liên quan đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Đặng Chung |

Trong công văn trả lời Báo Lao Động, Bộ Nội vụ cho biết, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước đội ngũ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập khi triển khai các quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Luật Viên chức quy định việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Câu chuyện hàng triệu viên chức của nhiều ngành nghề, trong đó có viên chức ngành giáo dục phải ồ ạt đi thi, đi học để bổ sung các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp... nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày qua. Trong đó, đội ngũ giáo viên trên cả nước cũng có nhiều tâm tư về vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp liên quan đến chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04 do Bộ GDĐT ban hành.

Theo tìm hiểu của phóng viên, quy định phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới được thăng hạng, giữ hạng hay nâng ngạch là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục. Cơ quan quản lý nhà nước với đội ngũ công chức, viên chức là Bộ Nội vụ.

Liên quan đến vấn đề này, Báo Lao Động đã có công văn gửi Bộ Nội vụ đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên nói riêng và viên chức nói chung. Đồng thời, đề nghị Bộ Nội vụ nêu quan điểm về một số nội dung liên quan đến 4 thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy.

Ngày 19.3, Báo Lao Động nhận được công văn phản hồi của Bộ Nội vụ về các nội dung liên quan.

Bộ Nội vụ cho biết, theo quy định của Luật Viên chức thì việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (khoản 3 Điều 6); viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (điểm b khoản 1 Điều 31).

Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp (khoản 1 Điều 33).

Cũng theo Bộ Nội vụ, căn cứ quy định của Luật Viên chức, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12.4.2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, trong đó có quy định cụ thể về chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức (Điều 33). Sau đó, được thay thế bằng Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 1.9.2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức.

“Tại các văn bản nêu trên của Chính phủ đều có quy định chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Như vậy, dưới góc độ quản lý nhà nước về viên chức thì việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên nói riêng và đội ngũ viên chức nói chung được quy định tại Luật Viên chức và thực hiện trong công tác tuyển dụng, thăng hạng viên chức từ năm 2012 đến nay.

Tuy nhiên, đối với từng chức danh nghề nghiệp cụ thể, việc yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tương ứng được quy định tại Thông tư về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các bộ, ngành quản lý viên chức chuyên ngành”- công văn của Bộ Nội vụ nêu rõ.

Ảnh giáo viên vùng cao khăn gói đi chứng chỉ để thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong điều tra của Báo Lao Động năm 2019.

Sẽ "gỡ" những bất cập trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

Bộ Nội vụ cho biết, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước đội ngũ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ quản lý công chức, viên chức chuyên ngành để kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các quy định mới của các Bộ, ngành về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.

Trong đó bao gồm cả việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức để đảm bảo quyền lợi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, nghề nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức.

Những ngày qua, Báo Lao Động tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của giáo viên liên quan đến các quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Trong đó, “tâm thư” của một giáo viên chia sẻ rằng, thầy cô “cực chẳng đã” phải đi học và thi, phải chịu mất tiền cho những tấm chứng chỉ không thực chất.

Việc ngành giáo dục kiến nghị bỏ được chứng chỉ tin học, ngoại ngữ (chính thức có hiệu lực kể từ ngày 20.3.2021) đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc cho đội ngũ giáo viên. Nhưng nhiều thầy cô vẫn kỳ vọng, mong muốn tiếp tục được giảm bớt những quy định, thủ tục bằng cấp, chứng chỉ rườm rà, để tập trung hoàn toàn cho công tác chuyên môn.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Những lý do nên bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã nỗ lực bỏ được chứng chỉ ngoại ngữ và tin học, tránh được sự lãng phí số tiền lớn mà thầy cô phải bỏ ra để lấy chứng chỉ trong thăng hạng, bổ nhiệm. Giáo viên cho biết, họ sẽ vui mừng hơn nếu Bộ GDĐT tiếp tục có tiếng nói, kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ loại bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Lại một kiểu “giấy phép con” hành giáo viên

Đặng Chung - Nguyễn Hùng |

Dù vui mừng khi Bộ Giáo dục Đào tạo đã bỏ các điều kiện về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm, thăng hạng cho giáo viên, nhưng hiện nhiều nhà giáo đang tâm tư và lo lắng. Nhiều nơi, giáo viên phải “chạy đua” đi học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và “thấm” những đoạn trường trong công cuộc thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thực hiện lời hứa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên

Đặng Chung |

Chính thức bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên từ tháng 3.2021- đây là một trong những nội dung trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập vừa được Bộ GDĐT ban hành.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Những lý do nên bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã nỗ lực bỏ được chứng chỉ ngoại ngữ và tin học, tránh được sự lãng phí số tiền lớn mà thầy cô phải bỏ ra để lấy chứng chỉ trong thăng hạng, bổ nhiệm. Giáo viên cho biết, họ sẽ vui mừng hơn nếu Bộ GDĐT tiếp tục có tiếng nói, kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ loại bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Lại một kiểu “giấy phép con” hành giáo viên

Đặng Chung - Nguyễn Hùng |

Dù vui mừng khi Bộ Giáo dục Đào tạo đã bỏ các điều kiện về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm, thăng hạng cho giáo viên, nhưng hiện nhiều nhà giáo đang tâm tư và lo lắng. Nhiều nơi, giáo viên phải “chạy đua” đi học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và “thấm” những đoạn trường trong công cuộc thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thực hiện lời hứa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên

Đặng Chung |

Chính thức bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên từ tháng 3.2021- đây là một trong những nội dung trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập vừa được Bộ GDĐT ban hành.