Bỏ “giấy phép con” hành công chức, viên chức

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ngày 7.11, vấn đề bất cập trong các quy định về văn bằng, chứng chỉ với công chức, viên chức mà Báo Lao Động phản ánh được đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn và tham gia tranh luận khá sôi nổi. Trước việc Bộ trưởng Nội vụ hứa sẽ sửa quy định về chứng chỉ, nhiều đại biểu cho rằng, đây là thông tin khiến hàng triệu người trên cả nước vui mừng, bởi sẽ bớt hành trình khốn khổ, tốn kém vì phải “chạy” chứng chỉ.

Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm vì “quy định chứng chỉ gây phiền hà”

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Đoàn Hưng Yên) nêu tình trạng việc tổ chức thi, xét thăng hạng, nâng ngạch công chức, viên chức, nhất là yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn nhiều bất cập.

“Hiện nay việc tổ chức thi xét nâng ngạch công chức, viên chức chưa được rõ ràng, minh bạch. Yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức. Thứ nhất nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ thủ tục nên đã đăng ký lớp học ngoại ngữ, tin học với thời gian học rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không thực chất. Thứ hai, nhiều ngành nghề lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi thi học chứng chỉ thì không sử dụng đến” - đại biểu Phúc nêu vấn đề và đặt câu hỏi: “Có nên bỏ quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ tin học khi tiến hành thi xét nâng ngạch công chức, viên chức hay không?”.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Đoàn Hưng Yên) đặt vấn đề có nên bỏ các quy định về văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng với công chức, viên chức.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Đoàn Hưng Yên) đặt vấn đề có nên bỏ các quy định về văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng với công chức, viên chức.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận qua dư luận báo chí, phản ánh của cử tri và nhất là từ công chức, viên chức, ông cũng thấy quy định về văn bằng, chứng chỉ rất phiền hà. “Không chỉ thi thăng hạng hay xét nâng ngạch đâu các đồng chí, mà còn ở quy trình bổ nhiệm. Nhiều quá!” - Bộ trưởng Tân nói. Ông cho biết, những quy định này không phải mình Bộ Nội vụ đưa ra, mà đã có từ năm 1993, đến nay không còn phù hợp, cần phải chỉnh sửa và xin nhận khuyết điểm về vấn đề này.

“Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch... đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào”.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: Q.H
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: Q.H

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cam kết trước Quốc hội: “Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức mà đi vào thực chất”.

Cũng chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về vấn đề chứng chỉ, Đại biểu Đinh Duy Vượt (Đoàn Gia Lai) đánh giá cao khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, chỉnh sửa các quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong thi nâng ngạch, thăng hạng với công chức, viên chức. “Thông tin này sẽ khiến hành triệu người trên cả nước vui mừng, bởi sẽ bớt hành trình khốn khổ, tốn kém “chạy” chứng chỉ để qua các cửa ải” - đại biểu Vượt nói. Tuy nhiên, ông đề nghị Bộ trưởng nêu rõ hơn chủ trương của trung ương trong việc thực hiện, để vừa nâng cao đội ngũ, tránh việc đưa ra các quy định mang tính cào bằng.

Đại biểu Vượt dẫn chứng một số quy định về chứng chỉ hiện nay, như phát thanh viên người dân tộc không có bằng ngoại ngữ thì buộc phải lấy bằng tiếng dân tộc. Giáo viên ở vùng sâu, vùng xa cũng bị yêu cầu có chứng chỉ, nếu không có đủ thì bị loại ngay từ vòng đầu. “Ngay các đại biểu của chúng ta, dù sử dụng thành thạo máy tính, thì có cần có chứng chỉ không?” - đại biểu băn khoăn và cho rằng, các loại chứng chỉ nên quy định với từng vị trí việc làm cụ thể, chức danh cụ thể, không thể buộc cán bộ công chức, viên chức nào cũng phải có.

Hệ thống chứng chỉ không khác gì những “giấy phép con”

Cũng bức xúc về các quy định văn bằng chứng chỉ trong nâng ngạch, thăng hạng của công chức, viên chức, Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) đã dùng từ “giấy phép con” trong loạt bài “giấy phép con hành viên chức, giáo viên” mà Báo Lao Động vừa đăng tải để tranh luận với Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân.

“Từ theo dõi phiên trả lời của Bộ trưởng từ sáng đến giờ, tôi tính là khoảng trên 5 lần bộ trưởng nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm. Tôi rất tin đó là lời nhận khuyết điểm trong thành ý của Bộ trưởng. Xin thưa Bộ trưởng rằng, chúng tôi đại biểu Quốc hội đến với nghị trường này, mang rất nhiều tâm tư của cử tri, trong đó có cử tri là công chức, viên chức giáo viên. Họ rất nhiều áp lực. Cử tri hiện đang rất tâm tư, băn khoăn, lo âu về việc hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ mà cử tri nói với chúng tôi không khác gì những “giấy phép con”. Vì chính những quy định như thế tạo ra rất nhiều lỗ hổng, nhiều kẽ hở về mặt pháp lý” - đại biểu Hiền chia sẻ.

Bà đề nghị Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thẳng thắn có đánh giá liên quan đến lực lượng đội ngũ cán bộ tham mưu về chính sách, về xây dựng pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành nội vụ hiện nay. Khi đề ra những văn bản không phù hợp thực tế, ban hành rồi lại xin rút, xin lỗi. Đại biểu cũng mong Bộ Nội vụ đầu tư cho lực lượng này, vì đây là khâu quan trọng nhất, để không “đẻ” thêm các “giấy phép con” khiến công chức, viên chức khổ.

Cũng chất vấn phần trả lời của Bộ Nội vụ về vấn đề văn bằng, chứng chỉ, đại biểu Thái Trường Giang (Đoàn Cà Mau) cho biết, thời gian qua Báo Lao Động và dư luận xã hội cũng lên án rất nhiều và phanh phui nhiều tiêu cực của các đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ phục vụ nhu cầu của viên chức, công chức trong việc nâng ngạch, thăng hạng. Ông đề nghị Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục Đào tạo khắc phục triệt để tình trạng này.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã nhiều lần xin lỗi và đưa ra những giải pháp

Trong phiên chất vấn Bộ Nội vụ, các đại biểu Quốc hội đặt vấn đề “rất trúng”. Bất cập trong quy định văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng, tinh giản biên chế trong lĩnh vực y tế, giáo dục; các chế độ chính sách với công chức, viên chức... đều là những vấn đề được cử tri quan tâm. Trong phần trả lời, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã nhiều lần xin lỗi và đưa ra những giải pháp. Hy vọng với sự cầu thị trước diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng tiếp tục có những giải pháp để giải quyết những bất cập trong lĩnh vực mình quản lý.

Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở, Ban Tổ chức Trung ương: Bộ trưởng Nội vụ nhận khuyết điểm và hứa khắc phục

Lần này các Bộ trưởng được chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội tôi cho rằng đó là những vấn đề khó, vấn đề lớn. Các đại biểu và nhân dân theo dõi cảm nhận được có nhiều vấn đề đúng, trúng và cơ bản giải đáp được thắc mắc của cử tri.

Trong vấn đề xét thăng hạng và thi nâng ngạch còn nhiều vấn đề. Đây là những việc lớn, việc khó nên chúng ta vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và từng bước khắc phục.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Đề nghị rà soát lại điều kiện về các quy định tin học, ngoại ngữ

Phát biểu kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân vào chiều 7.11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ Nội vụ nhanh chóng rà soát lại điều kiện về các quy định tin học, ngoại ngữ trong thi nâng ngạch, bổ nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Bộ Nội vụ nghiên cứu việc tổ chức thi, xét nâng ngạch bảo đảm phù hợp với Đề án tiền lương, đáp ứng yêu cầu thực tế. Rà soát lại điều kiện về các quy định tin học, ngoại ngữ trong thi nâng ngạch, bổ nhiệm. Tổng kết hoàn thiện các quy định và triển khai xây dựng vị trí việc làm khoa học, làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí cán bộ tinh giản biên chế. Rà soát, ban hành quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với từng chức danh, chức vụ, bảo đảm thiết thực, tránh trùng lặp về nội dung, lãng phí về nguồn lực.

Đồng thời, trong năm 2019, cố gắng xử lý dứt điểm bất cập về hợp đồng đối với giáo viên và nhân viên y tế. Năm 2020 ban hành nghị quyết về tinh giản biên chế đối với ngành giáo dục và y tế. Tích cực đôn đốc hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong năm 2019, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục gắn sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện với đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Trình Chính phủ nghị định riêng về biên chế giáo viên

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về chủ trương sáp nhập, tinh giản biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh: Sẽ trình Chính phủ một nghị định riêng về biên chế giáo viên. Biên chế giáo viên, giải quyết chế độ với giáo viên hợp đồng, bất cập trong việc tinh giản biên chế với giáo viên... là nhóm vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân vào ngày 7.11.

Trả lời đại biểu về nhóm vấn đề này, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, Thủ tướng Chính phủ nói không thể nhập cơ học từ sở này qua sở khác, phải xem tách rõ chức năng, nhiệm vụ để chúng ta liên thông được, để giải quyết được thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà, vừa nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Bộ trưởng nhấn mạnh: Riêng phần giáo viên, chúng tôi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, xin kiến nghị với Chính phủ cho thành lập một nghị quyết riêng về vấn đề biên chế của giáo viên. C.NGUYÊN - Đ.CHUNG

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Đây là nỗi đau chung của từng trái tim người Việt

Cường Ngô |

Trong thư chia buồn gửi đến gia đình 39 nạn nhân tử vong trong container tại Anh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đây không chỉ là nỗi đau thương vô hạn của gia đình người thiệt mạng mà cũng là nỗi đau chung của cả cộng đồng, của từng trái tim người Việt và nhân dân thế giới.

Sẽ có nghị định riêng giải quyết bất cập về tinh giản biên chế giáo viên

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề tinh giản biên chế trong ngành giáo dục, khiến nhiều nơi bị thiếu giáo viên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết sắp tới, Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ một Nghị định riêng để giải quyết bất cập này.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Tôi sẽ làm bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng, Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ 8 nhiệm vụ, tuy nhiên đến nay vẫn còn 4 nhiệm vụ chưa làm.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thủ tướng: Đây là nỗi đau chung của từng trái tim người Việt

Cường Ngô |

Trong thư chia buồn gửi đến gia đình 39 nạn nhân tử vong trong container tại Anh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đây không chỉ là nỗi đau thương vô hạn của gia đình người thiệt mạng mà cũng là nỗi đau chung của cả cộng đồng, của từng trái tim người Việt và nhân dân thế giới.

Sẽ có nghị định riêng giải quyết bất cập về tinh giản biên chế giáo viên

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề tinh giản biên chế trong ngành giáo dục, khiến nhiều nơi bị thiếu giáo viên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết sắp tới, Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ một Nghị định riêng để giải quyết bất cập này.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Tôi sẽ làm bản tự kiểm điểm gửi Thủ tướng

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng, Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ 8 nhiệm vụ, tuy nhiên đến nay vẫn còn 4 nhiệm vụ chưa làm.