Bộ GDĐT yêu cầu sửa lỗi sai Lí Công Uẩn, Lí Thái Tổ trong sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN |

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: Việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam viết Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ thành “Lí Công Uẩn”, "Lí Thái Tổ" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 là chưa đúng với quy định.

Trong bài "Chiếu dời đô" - sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trong phần tác giả đã gây bất ngờ cho giáo viên, học sinh.

Theo đó, tác giả của "Chiếu dời đô" là Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ). Tuy nhiên, tất cả các chữ chỉ tên vị vua này trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 đều đã được chuyển sang chữ “Lí”: "Lí Công Uẩn", "Lí Thái Tổ".

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết ngay sau khi có những ý kiến phản ánh của báo chí về sự vênh lệch chính tả trong quyết định và văn bản sách giáo khoa Ngữ văn 8 chương trình hiện hành, Vụ đã cho cử chuyên viên rà soát lại sách giáo khoa, cũng như các văn bản, quy định liên quan. Đồng thời, yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giải trình về việc này.

Theo đó, năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định 1989 ngày 25.5.2018 quy định về chính tả thực hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó sử dụng trong sách giáo khoa mới, cũng như chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký.

Trong chương I, điều 3 có viết “Thống nhất cách viết tên riêng trên cơ sở tôn trọng tên riêng của tổ chức, cá nhân”. Vì thế, việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam viết Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ thành “Lí Công Uẩn”, "Lí Thái Tổ" trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 là chưa vận dụng đúng tinh thần được nêu trong quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trong giấy tờ hành chính ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng như trong sử sách, chỉ có họ “Lý” mà không có họ “Lí”. Do đó, việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam viết Lý Công Uẩn thành “Lí Công Uẩn” trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cần phải chỉnh lý theo hướng tôn trọng cách viết đã tồn tại lâu nay, ông Thành khẳng định.

Về hướng giải quyết vấn đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có ý kiến phản hồi, đồng thời sẽ chỉ đạo Nhà xuất bản có hướng khắc phục phù hợp.

Bộ cũng đề nghị các nhà xuất bản, ban biên tập sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông cần đối chiếu, xem xét vấn đề toàn diện, có những vấn đề về lịch sử phải hết sức thận trọng, chuẩn mực, thuyết phục.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi tên Vua Lý Công Uẩn hay Lí Công Uẩn: Y đúng hay I đúng?

Bằng Linh |

Mới đây nhiều phụ huynh học sinh phản ánh về việc “Sai tên vua Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8”. Theo sách, tất cả họ vị vua này đều được chuyển sang chữ “Lí”: "Lí Công Uẩn", "Lí Thái Tổ". Thế nhưng, theo quy định mới của Bộ Giáo dục áp dụng trong SGK thì viết Lí Công Uẩn- Lí Thái Tổ mới đúng. Vì sao?

Sai tên vua Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8

HUYÊN NGUYỄN |

Tên vua Lý Thái Tổ (tên thật là Lý Công Uẩn) trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được viết thành "Lí Thái Tổ", “Lí Công Uẩn”.

Chính phủ ban hành quy định mới về viết hoa trong tiếng Việt

HUYÊN NGUYỄN |

Nghị định 30/2020/ NĐ-CP về công tác văn thư chính thức có hiệu lực từ ngày 5.3.2020 đã có những quy định chi tiết về viết hoa trong các văn bản hành chính. Nghị định mới này có nhiều quy định viết hoa khác với Thông tư số 01/2011/TT-BNV trước đây.

Phù điêu nữ thần Núi Cấm của người Champa

Nguyễn Thiện Nhân |

Cùng với Quảng Nam, Bình Định là vùng đất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Champa ở miền Trung Việt Nam. Vương quốc này đã để lại một khối di sản văn hóa Champa đồ sộ, gồm 11 hiện vật có niên đại gần 1.000 năm của tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, phù điêu nữ thần Núi Cấm là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 4 vào năm 2015.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Tạm giữ Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng

Đại An |

Hải Phòng - Đêm ngày 18.2, rạng sáng ngày 19.2, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh tạm giữ đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (SN 1958) – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng để điều tra mở rộng vụ án "Trốn thuế, Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" xảy ra tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

Tranh cãi tên Vua Lý Công Uẩn hay Lí Công Uẩn: Y đúng hay I đúng?

Bằng Linh |

Mới đây nhiều phụ huynh học sinh phản ánh về việc “Sai tên vua Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8”. Theo sách, tất cả họ vị vua này đều được chuyển sang chữ “Lí”: "Lí Công Uẩn", "Lí Thái Tổ". Thế nhưng, theo quy định mới của Bộ Giáo dục áp dụng trong SGK thì viết Lí Công Uẩn- Lí Thái Tổ mới đúng. Vì sao?

Sai tên vua Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8

HUYÊN NGUYỄN |

Tên vua Lý Thái Tổ (tên thật là Lý Công Uẩn) trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được viết thành "Lí Thái Tổ", “Lí Công Uẩn”.

Chính phủ ban hành quy định mới về viết hoa trong tiếng Việt

HUYÊN NGUYỄN |

Nghị định 30/2020/ NĐ-CP về công tác văn thư chính thức có hiệu lực từ ngày 5.3.2020 đã có những quy định chi tiết về viết hoa trong các văn bản hành chính. Nghị định mới này có nhiều quy định viết hoa khác với Thông tư số 01/2011/TT-BNV trước đây.