Bộ GDĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa sẽ gây tốn kém cho xã hội

Vân Trang |

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) sẽ gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng, gây tốn kém cho xã hội.

Mức chiết khấu SGK lớp 1 là 23%

Thông tin trên được đưa ra tại báo cáo của Chính phủ gửi Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình một số vấn đề cần lưu ý qua giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK phổ thông.

Báo cáo do ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GDĐT - thừa ủy quyền của Thủ tướng, ký.

Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, các quy định hiện nay, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chủ trì tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá SGK và rà soát nội văn bản kê khai giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý Nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.

Các nhà xuất bản (NXB) tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá SGK đã kê khai với Bộ Tài chính.

Theo văn bản kê khai giá của NXB Giáo dục Việt Nam với Bộ Tài chính, mức chiết khấu phát hành SGK theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 kê khai từ năm 2020 cụ thể là: 23% cho SGK lớp 1, lớp 2 và lớp 6; 22,5% cho sách lớp 3, lớp 7 và lớp 10. SGK lớp 4, 8 và 11 có mức chiết khấu 21%.

Người đứng đầu ngành giáo dục nhìn nhận mức chiết khấu như vậy có tác động đáng kể đến giá SGK. Vì vậy, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng mức giá trần của SGK theo quy định để tăng cường quản lý của Nhà nước đối với giá sách. Đây là giải pháp quản lý giá, giảm mức chiết khấu phát hành SGK.

Bộ GDĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK gây tốn kém cho xã hội

Giải trình về việc Bộ GDĐT biên soạn một bộ SGK sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, Chính phủ cho rằng chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK đã có kết quả tích cực.

Sau 4 năm thực hiện, cả nước có 6 NXB và 3 tổ chức có đủ điều kiện tham gia tổ chức biên soạn SGK, góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

Vì vậy việc Bộ GDĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK sẽ làm hạn chế xã hội hóa, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng, gây sự tốn kém cho xã hội.

Để hỗ trợ học sinh thuộc các hộ nghèo, các vùng sâu xa, miền núi, hải đảo, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xem xét đề xuất chính sách giảm giá, không thu tiền SGK.

Việc biên soạn sách chữ nổi cho người khiếm thị và cung cấp SGK cho học sinh và thư viện các trường thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo được thực hiện trên cơ sở là địa phương lựa chọn sách nào sẽ tổ chức biên soạn.

Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GDĐT, Bộ Tài chính xây dựng phương án mua SGK trang bị cho thư viện để học sinh mượn sử dụng.

Hiện Bộ GDĐT đang tổng hợp báo cáo của các địa phương, tính toán, xây dựng các phương án hỗ trợ, đánh giá tác động tới ngân sách Nhà nước và xin ý kiến Bộ Tài chính về khả năng cân đối ngân sách, để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến học sinh được tự chọn môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Vân Trang |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến chung đề, chung đợt. Ngoài các môn thi bắt buộc, học sinh được tự chọn thi các môn học lựa chọn.

Không thể quay lại "độc quyền" sách giáo khoa như trước kia

Bích Hà - Tường Vân |

Theo ý kiến của các giáo viên, sau 3 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội, thực tiễn cho thấy việc xã hội hóa trong khâu biên soạn sách giáo khoa là chủ trương đúng đắn. Nếu quay trở lại “độc quyền” sách giáo khoa (SGK) như trước kia sẽ gây nhiều xáo trộn cho cả nhà trường, giáo viên và học sinh.

SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có tại các cửa hàng sách trên toàn quốc

Thiên Bình |

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, tính đến ngày 31.7.2023, đơn vị đã hoàn thành in, nhập kho 100% sản lượng kế hoạch đối với sách giáo khoa (SGK) các lớp 5, 9, 12 (theo Chương trình 2000), tương ứng 24,7 triệu bản. Với chương trình 2018, SGK các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 đã hoàn thành in và nhập kho 99% kế hoạch, tương ứng 82,5 triệu bản; SGK lớp 4, 8, 11 đã hoàn thành in và nhập kho 85% kế hoạch, tương ứng 43,8 triệu bản.

Dự thảo Luật Nhà ở vẫn can thiệp quyền sở hữu tài sản của người dân

THÙY TRANG |

Mặc dù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã không tán thành đề xuất quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư vì điều này can thiệp đến quyền sở hữu tài sản của người dân, tuy nhiên, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đến nay vẫn có những điều tiếp tục nói về vấn đề này.

Tin 20h: TPHCM sáp nhập quận phường, người dân ảnh hưởng gì?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 8.8 - Nỗ lực thông đường, tiếp cận người dân bị cô lập sau lũ quét ở Mù Cang Chải; Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Bứa; TPHCM dự kiến sáp nhập 6 quận và 142 phường, xã, người dân ảnh hưởng gì?; Du khách xót thương cảnh voi già sống trong xiềng xích ở Vườn thú Hà Nội;...

Sở Nội vụ Hà Nội lên tiếng về đề xuất xét thăng hạng giáo viên

Vân Trang |

Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, tháng 10 sẽ trình phương án thi hay xét thăng hạng giáo viên.

Xử lý "bắt cóc bỏ đĩa", khó giành lại vỉa hè cho người đi bộ

HOÀI LUÂN - PHÚC ĐẠT |

Sau 5 tháng tổng kiểm tra, xử lý lấn chiếm vỉa hè theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nhiều tuyến phố tại các quận vẫn nhan nhản tình trạng chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh, đậu đỗ ô tô, xe máy..., khiến cho người đi bộ phải tràn xuống lòng đường để di chuyển, gây mất mỹ quan đô thị.

Nhiều tiêu chí lạ trong đấu thầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp

Nhóm Phóng viên |

Nhiều gói thầu mua sắm thiết bị có giá trị lớn do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thúy Hà ký "cài" nhiều tiêu chí lạ có dấu hiệu trái quy định.

Dự kiến học sinh được tự chọn môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Vân Trang |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến chung đề, chung đợt. Ngoài các môn thi bắt buộc, học sinh được tự chọn thi các môn học lựa chọn.

Không thể quay lại "độc quyền" sách giáo khoa như trước kia

Bích Hà - Tường Vân |

Theo ý kiến của các giáo viên, sau 3 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội, thực tiễn cho thấy việc xã hội hóa trong khâu biên soạn sách giáo khoa là chủ trương đúng đắn. Nếu quay trở lại “độc quyền” sách giáo khoa (SGK) như trước kia sẽ gây nhiều xáo trộn cho cả nhà trường, giáo viên và học sinh.

SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có tại các cửa hàng sách trên toàn quốc

Thiên Bình |

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, tính đến ngày 31.7.2023, đơn vị đã hoàn thành in, nhập kho 100% sản lượng kế hoạch đối với sách giáo khoa (SGK) các lớp 5, 9, 12 (theo Chương trình 2000), tương ứng 24,7 triệu bản. Với chương trình 2018, SGK các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 đã hoàn thành in và nhập kho 99% kế hoạch, tương ứng 82,5 triệu bản; SGK lớp 4, 8, 11 đã hoàn thành in và nhập kho 85% kế hoạch, tương ứng 43,8 triệu bản.