Bộ GDĐT thống nhất việc giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Bộ hoàn toàn thống nhất và đồng tình với đề xuất của Bộ Nội vụ về việc giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đội ngũ nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản số 2499/BNV-CCVC báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ đã đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Cũng liên quan đến vấn đề chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, thời gian qua, đội ngũ giáo viên trên cả nước đã có nhiều đề xuất cắt giảm các loại chứng chỉ này cho đội ngũ nhà giáo. Vậy trong nhóm chứng chỉ bồi dưỡng mà Bộ Nội vụ vừa đề xuất, những loại chứng chỉ nào liên quan đến đội ngũ nhà giáo được rà soát theo hướng cắt giảm?

Lao Động có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà Giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) quanh đề xuất cắt giảm một số chứng chỉ cho viên chức, trong đó có đội ngũ nhà giáo.

Ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà Giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.

Ông Đặng Văn Bình cho biết:

- Việc rà soát các chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức của các bộ, ngành thời gian vừa qua là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ GDĐT cũng đã có văn bản số 1242/BGDĐT-NGCB, ngày 31.3.2021 do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kí báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với viên chức ngành Giáo dục.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành chỉ rà soát đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, còn Bộ Nội vụ là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức của tất cả các ngành, lĩnh vực và tham mưu, đề xuất hướng giải quyết phù hợp với thực tiễn và đặc thù của các Bộ, ngành.

Về quan điểm, Bộ GDĐT hoàn toàn thống nhất và đồng tình với nội dung báo cáo và các ý kiến mà Bộ Nội vụ đã đề xuất. Tại thời điểm này, việc rà soát và có những điều chỉnh quy định về công tác bồi dưỡng, cấp và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức của tất cả các ngành, lĩnh vực là việc làm cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển và đòi hỏi của thực tiễn.

Sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành thời gian vừa qua cũng khẳng định cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã thực sự cầu thị, nghiêm túc lắng nghe ý kiến phản biện của dư luận xã hội cũng như của các đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách để xây dựng, điều chỉnh các chính sách đảm bảo vừa đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Bộ GDĐT trong thẩm quyền của mình và trong quy định của pháp luật cho phép đã bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.

Từng 2 lần kiến nghị bỏ quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên

Được biết, trước đó, Bộ GDĐT từng có kiến nghị về việc bỏ quy định chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh viên chức. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về đề xuất này?

- Việc rà soát quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đã được Bộ GDĐT chủ động triển khai và đề xuất với Bộ Nội vụ từ năm 2020.

Cụ thể, trong quá trình góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và xây dựng các Thông tư thay thế các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT/BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng đã 2 lần ký văn bản gửi Bộ Nội vụ đề cập đến nội dung này.

Lần thứ nhất là công văn số 2814/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 29.7.2020 của Bộ GDĐT gửi Bộ Nội vụ đề xuất điều chỉnh quy định về bồi dưỡng viên chức tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

Trong đó, Bộ GDĐT đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 101/2017/NĐ-CP theo hướng đối với viên chức ngành Giáo dục, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được thay thế bằng các chứng chỉ bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp do Bộ GDĐT quy định (trong trường hợp không thể thay thế tất cả thì chỉ yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp).

Lần thứ hai là công văn số 2966/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 10.8.2020 của Bộ GDĐT gửi Bộ Nội vụ về việc xin cấp mã số hạng và thống nhất các dự thảo Thông tư.

Trong đó, Bộ đã đề nghị không quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng, mà quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên của các năm giữ hạng.

Tại thời điểm năm 2020, các ý kiến đề xuất của Bộ GDĐT đã được Bộ Nội vụ xem xét, nghiên cứu. Tuy nhiên, do các quy định của Luật Viên chức và Nghị định 101 nên chưa thể có điều chỉnh riêng với viên chức ngành Giáo dục.

Đến thời điểm này, Bộ GDĐT đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời của Bộ Nội vụ trong tổng hợp, đề xuất tham mưu với Chính phủ để cùng các Bộ, ngành giải quyết những tồn đọng, vướng mắc đối với công tác bồi dưỡng công chức, viên chức.

Điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng

Nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Nội vụ, vậy việc tiếp theo của Bộ GDĐT sẽ là gì để chính sách cắt giảm các loại chứng chỉ cho đội ngũ nhà giáo sớm đi vào thực tiễn, thưa ông?

- Cần phải nhấn mạnh là với đề xuất hiện nay của Bộ Nội vụ trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.

Với định hướng như vậy, nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Nội vụ thì Bộ GDĐT sẽ sớm triển khai việc sửa đổi các các quy định tại chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên cũng như các quy định về thi/xét thăng hạng và chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất

Đặng Chung |

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất cập về các loại chứng chỉ trong bồi dưỡng, bổ nhiệm, thăng hạng... đối với viên chức đang nhận được sự đồng thuận của đội ngũ viên chức trên cả nước. Rất nhiều kiến nghị, mong muốn cơ quan chức năng cần rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất, mà lâu nay vẫn được ví là những “giấy phép con” hành đội ngũ công chức, viên chức.

Lại một kiểu “giấy phép con” hành giáo viên

Đặng Chung - Nguyễn Hùng |

Dù vui mừng khi Bộ Giáo dục Đào tạo đã bỏ các điều kiện về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm, thăng hạng cho giáo viên, nhưng hiện nhiều nhà giáo đang tâm tư và lo lắng. Nhiều nơi, giáo viên phải “chạy đua” đi học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và “thấm” những đoạn trường trong công cuộc thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên: Loại bỏ giấy phép con gây tiêu cực, lãng phí

Đặng Chung |

Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học chỉ mang tính hình thức trong các kỳ thi thăng hạng, tuyển dụng đã tồn tại nhiều năm qua. Đi kèm với đó là bao kỳ thi gian lận, tạo nhiều áp lực, gánh nặng cho giáo viên. Chính vì thế, trước thông tin Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ bỏ các loại “giấy phép con” này trong tháng 12.2020, giáo viên cả nước bày tỏ sự vui mừng, bởi sẽ vơi đi một gánh nặng để chuyên tâm dạy học.

Taxi Driver 2 gây sốt với bối cảnh ở Việt Nam

Dương Hương |

Bộ phim “Taxi Driver 2” ghi nhận rating cao ngay 2 tập đầu và gây chú ý với những cảnh quay được thực hiện ở Việt Nam.

Man United có đang bị thổi phồng so với thực lực?

Văn An |

Erik Ten Hag và Man United đang trải qua mùa giải thành công ngoài mong đợi tại Premier League, nhưng cuộc cách mạng của họ chưa thể dừng lại...

Ôtô bay Nhật Bản thực hiện chuyến bay chở người đầu tiên ngoài trời

Ngọc Vân |

Nhật Bản đặt mục tiêu thương mại hóa ôtô bay ở những vùng xa xôi.

Nhiều cơ sở y tế công lập sẽ phải tuyển dụng thêm người để đáp ứng quy định mới

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu tỉ lệ nhân lực/giường bệnh sẽ từ 0,5-2 người/giường bệnh tuỳ theo các hạng bệnh viện và các chuyên khoa khác nhau. Trong đó, các khoa hồi sức tích cực ở cơ sở khám chữa bệnh từ hạng I trở lên bố trí 2 nhân lực/giường.

Ít đơn hàng, Công ty PouYuen không tái ký hợp đồng lao động khi hết hạn với 3.000 lao động

Nam Dương |

TPHCM- Theo báo cáo của Sở LĐTBXH, do ít đơn hàng sản xuất nên năm 2023, Công ty PouYuen sẽ không tái ký hợp đồng lao động khi hết hạn với khoảng 3.000 lao động.

Rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất

Đặng Chung |

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất cập về các loại chứng chỉ trong bồi dưỡng, bổ nhiệm, thăng hạng... đối với viên chức đang nhận được sự đồng thuận của đội ngũ viên chức trên cả nước. Rất nhiều kiến nghị, mong muốn cơ quan chức năng cần rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất, mà lâu nay vẫn được ví là những “giấy phép con” hành đội ngũ công chức, viên chức.

Lại một kiểu “giấy phép con” hành giáo viên

Đặng Chung - Nguyễn Hùng |

Dù vui mừng khi Bộ Giáo dục Đào tạo đã bỏ các điều kiện về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm, thăng hạng cho giáo viên, nhưng hiện nhiều nhà giáo đang tâm tư và lo lắng. Nhiều nơi, giáo viên phải “chạy đua” đi học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và “thấm” những đoạn trường trong công cuộc thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên: Loại bỏ giấy phép con gây tiêu cực, lãng phí

Đặng Chung |

Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học chỉ mang tính hình thức trong các kỳ thi thăng hạng, tuyển dụng đã tồn tại nhiều năm qua. Đi kèm với đó là bao kỳ thi gian lận, tạo nhiều áp lực, gánh nặng cho giáo viên. Chính vì thế, trước thông tin Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ bỏ các loại “giấy phép con” này trong tháng 12.2020, giáo viên cả nước bày tỏ sự vui mừng, bởi sẽ vơi đi một gánh nặng để chuyên tâm dạy học.