Bộ GDĐT phản hồi sau rà soát thi giáo viên giỏi: Có tình trạng “diễn”

Bích Hà |

TS Thái Văn Tài - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT) thừa nhận có tình trạng “diễn” trong các hội thi giáo viên dạy giỏi và việc này không chỉ xảy ra ở Hải Phòng.

Sau khi báo chí phản ánh việc một số trường ở Hải Phòng xảy ra tình trạng "Học sinh kém không được đến lớp để giáo viên thi dạy giỏi", Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã cử Tổ công tác của Bộ tiến hành rà soát, kiểm tra tại Hải Phòng.

Chia sẻ về kết quả sau đợt rà soát, TS Thái Văn Tài - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - cho biết: "Sau khi khảo sát thực tế, kiểm tra hồ sơ liên quan và làm việc với nhà trường, Tổ công tác cho rằng, thông tin nhà trường cho học sinh yếu kém ở nhà là không có căn cứ. 

Cụ thể, việc đánh giá đối với học sinh tiểu học được thực hiện theo Thông tư 30 và Thông tư 22 hiện nay là không xếp loại học sinh. Thứ hai, qua kiểm tra hồ sơ của các em học sinh ở nhà không tham gia lớp học tại các tiết diễn ra Hội thi, nhiều em có điểm kiểm tra học kỳ I môn Toán và Tiếng Việt rất tốt. 

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) cho thấy việc phụ huynh phân vân khi có học sinh ở nhà, học sinh được đến lớp là hoàn toàn có thật. 

 
TS Thái Văn Tài  cho biết việc phụ huynh ở Hải Phòng bức xúc về việc học sinh bị cho nghỉ ở nhà để giáo viên thi dạy giỏi là có thật.

Theo ông, vì đâu phụ huynh lại có những băn khoăn, dẫn đến việc bức xúc khi chia sẻ vụ việc với báo chí?

- Bộ GDĐT đã có Công văn số 558/BGDĐT-NGCBQLCSGD về việc chấn chỉnh, lưu ý một số vấn đề liên quan đến tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong đó nhấn mạnh: "Giáo viên dự thi không được tập dượt dạy thử, dạy trước, không được "gà bài" trước cho học sinh; khi thao giảng cần phải được giữ nguyên trạng số lượng học sinh của lớp...".

Vì vậy, việc Hải Phòng tổ chức hội thi có sự sắp xếp lại sĩ số tại lớp học có tổ chức tiết dạy thi thực hành là chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ.

Tổ công tác cũng đã chỉ ra các vấn đề nhà trường ở Hải Phòng cần phải rút kinh nghiệm: Trước hết là việc thông tin giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh chưa đầy đủ, nội dung tin nhắn chưa thể hiện được hết nội dung cần truyền tải ,dẫn đến có thể hiểu chưa đúng thông tin cần trao đổi.

Việc chọn cách thông tin bằng tin nhắn SMS đến phụ huynh cũng chưa phù hợp vì hiện nay vẫn còn nhiều phụ huynh học sinh chưa sử dụng loại dịch vụ tin nhắn này.

Hình thức thi giáo viên dạy giỏi không còn phù hợp

Những ngày qua, nhiều giáo viên có ý kiến rằng thi giáo viên giỏi hiện này mang tính hình thức, gây áp lực. Bộ GDĐT sẽ có động thái gì để giảm áp lực cho nhà giáo từ những hội thi này?

- Việc nghiên cứu, rà soát để các bất cập để sửa đổi Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên đang được Bộ chỉ đạo thực hiện. 

Việc khảo sát trực tiếp từ Hội thi của Hải Phòng là dịp tốt để có những thông tin từ chính giáo viên tham gia dự thi và từ những người liên quan đến công tác tổ chức thi, nắm được thực trạng cũng như mong muốn của giáo viên.

Qua khảo sát thực tế tại cụm thi Trường Tiểu học Thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thầy cô rất mong muốn có sự điều chỉnh, bổ sung các nội dung tại Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT để Hội thi diễn ra một cách nhẹ nhàng, giảm áp lực cho giáo viên. 

Thực tế cho thấy, nội dung và hình thức thi giáo viên dạy giỏi không còn phù hợp. Ví dụ, sáng kiến kinh nghiệm không thiết thực, có tình trạng sao chép; bài kiểm tra năng lực nặng về sách vở, có bộ đề cho trước dẫn tới luyện thi, ôn thi; thi thực hành 2 tiết đều được chuẩn bị trước, dẫn tới tình trạng “diễn” trong các hội thi. 

Bên cạnh đó, đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp cũng cần được đánh giá lại, điều chỉnh cho phù hợp để không gây áp lực cho giáo viên khi tham gia dự thi.

Việc sử dụng kết quả của Hội thi trong đánh giá xếp loại của đơn vị và cá nhân cần phải được nghiên cứu áp dụng cho phù hợp tránh gây áp lực không cần thiết về thi đua và bệnh thành tích... 

Những ý kiến này đã được Tổ công tác ghi nhận và tiếp thu, để tham mưu cho Bộ trưởng.

-Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên thi dạy giỏi, cấm HS kém đi học: Còn nơi nào đang “diễn”?

Bích Hà |

Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời; học sinh ngoan, học giỏi được vào lớp, học sinh kém phải ở nhà… những câu chuyện đang gây bức xúc trong dư luận một lần nữa "báo động” về bệnh thành tích trong giáo dục.

Nên bỏ thi giáo viên dạy giỏi thưa Bộ trưởng!

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương |

Câu chuyện “Giáo viên thi dạy giỏi, học sinh kém không được vào lớp” xảy ra ở Hải Phòng đã gây bức xúc dư luận những ngày qua. Thêm một cái tát nữa vào bệnh thành tích - thứ lâu nay gây ra không ít áp lực cho cả giáo viên và học sinh.

Giáo viên thi dạy giỏi cấm học sinh kém: "Cái tát" vào bệnh thành tích

Bích Hà |

“Giáo viên dạy giỏi thì phải dạy cho các em học sinh yếu kém, cớ sao lại yêu cầu các em yếu kém phải ở nhà để thi giáo viên giỏi?” – đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra trước sự việc học sinh yếu kém không được vào lớp vừa xảy ra tại Hải Phòng.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Giáo viên thi dạy giỏi, cấm HS kém đi học: Còn nơi nào đang “diễn”?

Bích Hà |

Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời; học sinh ngoan, học giỏi được vào lớp, học sinh kém phải ở nhà… những câu chuyện đang gây bức xúc trong dư luận một lần nữa "báo động” về bệnh thành tích trong giáo dục.

Nên bỏ thi giáo viên dạy giỏi thưa Bộ trưởng!

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương |

Câu chuyện “Giáo viên thi dạy giỏi, học sinh kém không được vào lớp” xảy ra ở Hải Phòng đã gây bức xúc dư luận những ngày qua. Thêm một cái tát nữa vào bệnh thành tích - thứ lâu nay gây ra không ít áp lực cho cả giáo viên và học sinh.

Giáo viên thi dạy giỏi cấm học sinh kém: "Cái tát" vào bệnh thành tích

Bích Hà |

“Giáo viên dạy giỏi thì phải dạy cho các em học sinh yếu kém, cớ sao lại yêu cầu các em yếu kém phải ở nhà để thi giáo viên giỏi?” – đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra trước sự việc học sinh yếu kém không được vào lớp vừa xảy ra tại Hải Phòng.