Bộ GDĐT phân bổ chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Bích Hà |

Ngoài việc giao chỉ tiêu theo cơ chế đặt hàng, Bộ GDĐT còn quy định việc xác định chỉ tiêu ngành đào tạo giáo viên sẽ căn cứ vào nhu cầu địa phương, nhằm giải quyết tình trạng thừa-thiếu giáo viên cục bộ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành dự thảo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên, trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ để lấy ý kiến dư luận.

Theo dự thảo, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được căn cứ trên 2 tiêu chí. Đó là số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục; Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo tính trên một sinh viên chính quy và yêu cầu về chủng loại và số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu của các hạng mục công trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

Điểm mới của dự thảo là giảng viên thỉnh giảng có trình độ thạc sĩ trở lên sẽ được tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, với điều kiện giảng viên ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, quy định của Bộ GDĐT, được cơ sở giáo dục trả lương và thù lao theo hợp đồng thỉnh giảng.

Một điểm mới nữa của dự thảo lần này đó là đưa tiêu chí kiểm định vào để kiểm soát chỉ tiêu tuyển sinh. Với các cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định thì không được tăng chỉ tiêu so với năm trước liền kề.

Tuy nhiên trong thông tư mới không đưa tiêu chí sinh viên có việc làm vào để yêu cầu các trường phải thực hiện nghiêm túc.

Ngoài ra, so với Thông tư 32 hiện hành, Bộ GDĐT đã dành một điều 7 để đưa ra nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo giáo viên. Trong đó căn cứ để xác định chỉ tiêu của ngành này là nhu cầu tuyển dụng giáo viên theo trình độ, ngành đào tạo và địa chỉ sử dụng nhân lực của địa phương, của các tổ chức giáo dục, có các minh chứng kèm theo.

Sau khi xác định được nhu cầu sử dụng, Bộ sẽ phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở giáo dục theo trình độ đào tạo. Quy định này nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo giáo viên.

Trước đó, ngày 27.12.2017, tại hội nghị hiệu trưởng các trường sư phạm, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ khẳng định từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng nhằm chấm dứt tình trạng giáo viên đào tạo ra nhưng không được sử dụng. Việc này nhằm chấm dứt tình trạng đào tạo tràn lan, cử nhân sư phạm ra trường không xin được việc làm.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Gấp rút quy hoạch đào tạo sư phạm, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới

Đặng Chung |

Chương trình giáo dục phổ thông mới có sự chuyển hướng từ tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại nhất là đội ngũ giáo viên hiện nay đã được chuẩn bị những gì, liệu có đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới? 

PGS Văn Như Cương: Đừng cố tuyển đủ chỉ tiêu mà hãy lo đào tạo lại nguồn giáo viên sẵn có

Huyên Nguyễn |

“Các trường ĐH, CĐ sư phạm hiện nay dường như đang cố tuyển cho đủ chỉ tiêu để đào tạo mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đầu vào. Các thầy cô đừng lo vì thiếu sinh viên mà sẽ không có việc làm. Việc cần làm bây giờ là phải hạn chế đào tạo giáo viên mới, dồn lực bồi dưỡng hay thực chất phải là dạy lại giáo viên cũ” - PGS Văn Như Cương cho hay.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Vỡ trận” đào tạo giáo viên?

Quang Đại |

Theo lộ trình của Bộ GDĐT, từ năm học 2018 - 2019 sẽ cho triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10. Tiến độ này làm dấy lên nhiều băn khoăn, lo ngại từ phía cán bộ quản lý giáo dục, cùng với đó, không ít giáo viên còn chưa biết “mặt mũi” dự thảo chương trình.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Gấp rút quy hoạch đào tạo sư phạm, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới

Đặng Chung |

Chương trình giáo dục phổ thông mới có sự chuyển hướng từ tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại nhất là đội ngũ giáo viên hiện nay đã được chuẩn bị những gì, liệu có đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới? 

PGS Văn Như Cương: Đừng cố tuyển đủ chỉ tiêu mà hãy lo đào tạo lại nguồn giáo viên sẵn có

Huyên Nguyễn |

“Các trường ĐH, CĐ sư phạm hiện nay dường như đang cố tuyển cho đủ chỉ tiêu để đào tạo mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đầu vào. Các thầy cô đừng lo vì thiếu sinh viên mà sẽ không có việc làm. Việc cần làm bây giờ là phải hạn chế đào tạo giáo viên mới, dồn lực bồi dưỡng hay thực chất phải là dạy lại giáo viên cũ” - PGS Văn Như Cương cho hay.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Vỡ trận” đào tạo giáo viên?

Quang Đại |

Theo lộ trình của Bộ GDĐT, từ năm học 2018 - 2019 sẽ cho triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10. Tiến độ này làm dấy lên nhiều băn khoăn, lo ngại từ phía cán bộ quản lý giáo dục, cùng với đó, không ít giáo viên còn chưa biết “mặt mũi” dự thảo chương trình.