Bộ GDĐT nói gì về việc bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?

Đặng Chung |

Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên và Bộ GDĐT cũng thấy yêu cầu cần có những chứng chỉ này chỉ mang tính hình thức.

Lý do gì khiến Bộ GĐT quyết định xóa bỏ chứng chỉ tin học và ngoại ngữ với giáo viên, thưa ông?

- Qua tìm hiểu thực tế, có rất nhiều giáo viên cảm thấy vất vả và áp lực với việc hoàn thiện chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đôi khi các chứng chỉ này còn gây cho giáo viên nhiều phiền nhiễu và tạo ra một số kẽ hở như giáo viên không học và thi thật mà sở hữu chứng chỉ bằng cách “chạy chọt” tiêu cực. Vì vậy, gây ra hiện tượng giáo viên vì những chứng chỉ này mà ảnh hưởng đến việc phấn đấu trong quá trình giảng dạy.

Cục Nhà giáo là đơn vị tham mưu giúp Bộ trưởng trong vấn đề ban hành các tiêu chuẩn quy định nhà giáo. Vì vậy khi Luật Viên chức sửa đổi ban hành, Cục Nhà giáo tham mưu, xây dựng một chùm thông tư nhằm sửa đổi, bổ sung các thông tư quy định mã số tiêu chuẩn chức danh, nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông (Thông tư 20,21, 22, 23).

Về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đối với giáo viên trong các thông tư này tới đây sẽ được gỡ bỏ. Bộ Nội vụ đã đồng ý tại công văn số 4853 ngày 16.9.2020 và công văn số 5646 ngày 27.10.2020. Bộ Nội vụ thống nhất với ý kiến của Bộ GDĐT, đồng ý với phương án không quy định giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

Bởi vì, tại Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên có 3 điều là: Nhiệm vụ của giáo viên, tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Như vậy, ở tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên hiện chỉ quy định trình độ chuẩn của giáo viên theo Luật Giáo dục 2019. Đồng nghĩa với việc, giáo viên dạy ngoại ngữ không nhất thiết phải có ngoại ngữ 2, giáo viên giảng dạy tại các vùng dân tộc thiểu số không bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng dân tộc.

Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT).

Hiện nay, trình độ ngoại ngữ và tin học vẫn cần thiết với giáo viên, vậy Bộ GDĐT có phương án gì trong tương lai để giúp giáo viên đáp ứng được yêu cầu trong công việc giảng dạy?

- Sau khi loại bỏ yêu cầu về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ đối với giáo viên, Bộ sẽ ban hành một chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nhằm giúp giáo viên cập nhật các kiến thức cơ bản.

Bộ sẽ đưa toàn bộ chương trình đào tạo ngoại ngữ, tin học vào chương trình đào tạo và chương trình bồi dưỡng giáo viên.

Như vậy đồng nghĩa với việc, sau khi tốt nghiệp, theo trình độ chuẩn của các chuyên ngành sư phạm, giáo viên không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học này nhưng vẫn có trình độ chuyên môn để đáp ứng cho công việc giảng dạy. Bởi hiện nay, các trường sư phạm đã và đang đào tạo các chương trình này rất hiệu quả.

Hơn nữa, không có chứng chỉ, giáo viên vẫn trau dồi và bổ sung kiến thức về năng lực tin học và ngoại ngữ để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình. Vì vậy, việc yêu cầu chứng chỉ tin học và ngoại ngữ chỉ mang tính hình thức và đôi khi là thừa với các thầy cô.

Quyết định bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên sẽ chính thức có hiệu lực từ thời gian nào, thưa ông?

- Hiện tại, toàn bộ dự thảo, thông tư của Bộ GDĐT quy định mã số tiêu chuẩn chức danh, nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông đã hoàn thiện, được Vụ pháp chế của Bộ thẩm định và sẽ sớm được trình xin ý kiến của Thứ trưởng, Bộ trưởng GDĐT và sẽ được thực hiện ngay sau khi thông tư có hiệu lực thi hành (sau 45 ngày kể từ ngày ký).

Như vậy, chỉ trong tuần này hoặc tuần sau, thông tư sẽ được kí ban hành. Riêng quy định về ngoại ngữ, tin học chắc chắn sẽ bỏ, khẳng định hoàn thiện trong tháng 12.

Giáo viên hoàn toàn có thể yên tâm về thông tin xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Trong thời gian tới, người tuyển dụng sẽ không phải căn cứ vào chứng chỉ tin học và ngoại ngữ, họ sẽ căn cứ vào bằng cử nhân để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp khác.

Tuy nhiên, tùy vào từng địa phương, từng đơn vị tuyển dụng, nếu yêu cầu thêm về trình độ ngoại ngữ và tin học thì người được tuyển dụng phải đáp ứng được yêu cầu, nhưng sẽ thực chất hơn chứ không phải bằng cách yêu cầu giáo viên phải có đủ chứng chỉ.

Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Giúp giáo viên "cởi trói"

Thiều Trang |

Quyết định xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được xem là tin vui dành cho đội ngũ giáo viên.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên: Loại bỏ giấy phép con gây tiêu cực, lãng phí

Đặng Chung |

Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học chỉ mang tính hình thức trong các kỳ thi thăng hạng, tuyển dụng đã tồn tại nhiều năm qua. Đi kèm với đó là bao kỳ thi gian lận, tạo nhiều áp lực, gánh nặng cho giáo viên. Chính vì thế, trước thông tin Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ bỏ các loại “giấy phép con” này trong tháng 12.2020, giáo viên cả nước bày tỏ sự vui mừng, bởi sẽ vơi đi một gánh nặng để chuyên tâm dạy học.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và cam kết của Bộ trưởng Nhạ

Linh Anh |

Tháng 12 là thời hạn mà Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra để dứt điểm việc xoá chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên. Đó là quy định “hành” giáo viên trong 12 năm trời.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Giúp giáo viên "cởi trói"

Thiều Trang |

Quyết định xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được xem là tin vui dành cho đội ngũ giáo viên.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên: Loại bỏ giấy phép con gây tiêu cực, lãng phí

Đặng Chung |

Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học chỉ mang tính hình thức trong các kỳ thi thăng hạng, tuyển dụng đã tồn tại nhiều năm qua. Đi kèm với đó là bao kỳ thi gian lận, tạo nhiều áp lực, gánh nặng cho giáo viên. Chính vì thế, trước thông tin Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ bỏ các loại “giấy phép con” này trong tháng 12.2020, giáo viên cả nước bày tỏ sự vui mừng, bởi sẽ vơi đi một gánh nặng để chuyên tâm dạy học.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và cam kết của Bộ trưởng Nhạ

Linh Anh |

Tháng 12 là thời hạn mà Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra để dứt điểm việc xoá chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên. Đó là quy định “hành” giáo viên trong 12 năm trời.