Bộ GDĐT lên tiếng về thông tin lỗi hệ thống, thí sinh đỗ thành trượt

Bích Hà |

Trước những phản ánh cho rằng, trong quá trình tuyển sinh, lọc ảo, hệ thống kỹ thuật rối, gây thiệt thòi cho thí sinh khi có thí sinh đỗ thành trượt, bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đến thời điểm này, hầu hết các trường hợp sai sót đã được Bộ và các trường giải quyết, số còn lại đang tiếp tục rà soát và xử lý, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Trên 80% thí sinh đã xác nhận nhập học trên hệ thống

Thưa bà, đến 17h ngày 30.9, hệ thống xác nhận xét tuyển đại học sẽ đóng lại, cơ bản hoàn thành một mùa tuyển sinh với nhiều thay đổi về mặt kỹ thuật của Bộ GDĐT. Nhìn lại hoạt động tuyển sinh vừa qua, theo bà đâu là những mặt được và chưa được?

- Về tổng thể, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó đảm bảo việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 đã được triển khai đồng bộ, triệt để từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển và nộp phí xét tuyển, xác nhận nhập học được thực hiện theo hình thức trực tuyến đối với tất cả thí sinh, có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia.

 
Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.

Ngoài ra, xét tuyển chung là khâu kỹ thuật để giúp các trường tránh tình trạng một thí sinh trúng tuyển vào quá nhiều trường, mất cơ hội của những thí sinh khác.

Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, xử lý nguyện vọng chung tạo ra sự bình đẳng, công bằng cho thí sinh và cho các cơ sở đào tạo.

Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung giúp đẩy mạnh sự minh bạch trong công tác tuyển sinh trong toàn ngành.

Quá trình triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 cũng đã giúp phát hiện những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn. Ví dụ như: Có trường tổ chức xét tuyển sớm theo học bạ dành tỉ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ quá nhiều; có trường không chủ động xác định được số lượng thí sinh nhập học dẫn đến vượt chỉ tiêu, vì vượt chỉ tiêu nên phải giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn tới điểm trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng...

Những ngày qua cũng có ý kiến cho rằng, việc tuyển sinh năm nay còn có những bất cập, gây bức xúc khi tất cả các phương thức xét tuyển đều được Bộ GDĐT lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước. Bà chia sẻ gì về ý kiến này?

Tính đến thời điểm hiện tại đã có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học, các năm trước con số tối đa là 63%, riêng năm 2021 chỉ đạt 55,3% thí sinh trúng tuyển nhập học.

Như vậy, vai trò của việc lọc ảo là vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho các cơ sở đào tạo giảm thiểu được số lượng thí sinh ảo giữa các phương thức xét tuyển và giữa các cơ sở đào tạo; thí sinh được lựa chọn nguyện vọng đúng ngành và trường mong muốn mà không phải chịu sức ép phải xác nhận nhập học sớm.

Việc xét tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm đã được các trường triển khai thực hiện từ năm 2021 trở về trước.

Thí sinh phải đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ vào nhiều trường, nhiều phương thức xét tuyển. Điều này gây nên lãng phí, mất thời gian, công sức xác nhận giấy tờ của các trường phổ thông và có thể trúng tuyển vào nhiều trường nhưng chỉ có thể nhập học vào một trường.

Từ những bất cập này, để thí sinh chỉ có thể trúng tuyển với nguyện vọng mong muốn nhất vào một trường, một ngành theo một phương thức xét tuyển, năm 2022, Bộ GDĐT quy định tất cả các thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác đều phải đăng ký xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung.

Có ý kiến cho rằng, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Đây là nhận định không chính xác.

Điểm sàn do các trường quy định nhằm hạn chế hồ sơ đăng ký không đáp ứng yêu cầu đầu vào; các trường xác định điểm trúng tuyển theo nguyên tắc xét từ điểm cao xuống thấp theo chỉ tiêu, chứ không thể ấn định “điểm chuẩn” trúng tuyển ngay từ đầu.

Hầu hết các trường hợp sai sót đã được giải quyết

Hệ thống kỹ thuật rối, gây thiệt thòi cho thí sinh khi có thí sinh đỗ thành trượt, cũng là một trong những phản ánh về tuyển sinh năm nay. Thực tế có trường hợp thí sinh như vậy hay không, thưa bà?

Kết quả trúng tuyển của thí sinh được công bố là dựa trên các thông tin từ dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, cơ sở dữ liệu ngành, do thí sinh cung cấp (khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên) và các dữ liệu khác cùng các quy định tuyển sinh của cơ sở đào tạo; chỉ cần hơn kém 0,01 điểm hoặc tiêu chí phụ là đã có thể đỗ hoặc trượt, có thể trúng tuyển/không trúng tuyển ở trường này hay trường khác.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 được triển khai đồng bộ và triệt để.

Có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia, dẫn tới khó có thể tránh khỏi việc xuất hiện một số vấn đề phát sinh hay sai sót.

Tuy nhiên, tất cả các trường hợp sai sót hay khó khăn đều được tích cực khắc phục, giải quyết, qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của thí sinh ngay trong năm nay.

Trong quá trình tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả, Bộ GDĐT đều đã hướng dẫn để tổ kỹ thuật và các trường đại học phối hợp sửa các lỗi nhầm lẫn, sai sót trong quá trình nhập dữ liệu của thí sinh nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh.

Đến nay, hầu hết các trường hợp sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý.

Cho đến thời điểm này, ngoài một số khó khăn trong thanh toán phí xét tuyển trực tuyến (do nền tảng thanh toán trực tuyến quốc gia và một vài kênh thanh toán trực tuyến) và lỗi hiển thị thông tin trúng tuyển trong sáng ngày đầu tiên thí sinh xác nhận nhập học (ngày 18.9), hệ thống đăng ký thi và xét tuyển của Bộ GDĐT không có bất kỳ lỗi nào gây ‘thiệt thòi’ cho thí sinh.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Còn 2 ngày để xác nhận nhập học: Nhiều thí sinh vẫn băn khoăn học hay bỏ

Phùng Nhung |

Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ còn 2 ngày nữa để xác nhận nhập học đợt 1 nhưng nhiều thí sinh sau khi có thông báo trúng tuyển vẫn băn khoăn nên theo học hay không.

Những điều thí sinh cần làm nếu sai sót trong xét tuyển đại học đợt 1

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

Sau khi Bộ GDĐT và các trường đại học công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 thì đã có không ít trường hợp phản ánh có sai sót. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách xử lý nếu xảy ra sai sót trong đợt xét tuyển đầu tiên, chúng tôi trân trọng mời đến với chương trình hôm nay Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU) sẽ cùng gửi đến quý vị độc giả những thông tin hữu ích.

Thí sinh đỗ thành trượt, trượt thành đỗ sau xét tuyển: Bộ GDĐT xử lý ra sao?

Huyên Nguyễn |

Báo Lao Động vừa có loạt bài phản ánh về tình trạng thí sinh đỗ thành trượt, trượt thành đỗ sau lọc ảo xét tuyển 2022. Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT đã có hướng dẫn tới các cơ sở giáo dục giải quyết tình trạng trên.

Phù điêu nữ thần Núi Cấm của người Champa

Nguyễn Thiện Nhân |

Cùng với Quảng Nam, Bình Định là vùng đất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Champa ở miền Trung Việt Nam. Vương quốc này đã để lại một khối di sản văn hóa Champa đồ sộ, gồm 11 hiện vật có niên đại gần 1.000 năm của tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, phù điêu nữ thần Núi Cấm là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 4 vào năm 2015.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Tạm giữ Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng

Đại An |

Hải Phòng - Đêm ngày 18.2, rạng sáng ngày 19.2, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh tạm giữ đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (SN 1958) – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng để điều tra mở rộng vụ án "Trốn thuế, Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" xảy ra tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

Còn 2 ngày để xác nhận nhập học: Nhiều thí sinh vẫn băn khoăn học hay bỏ

Phùng Nhung |

Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ còn 2 ngày nữa để xác nhận nhập học đợt 1 nhưng nhiều thí sinh sau khi có thông báo trúng tuyển vẫn băn khoăn nên theo học hay không.

Những điều thí sinh cần làm nếu sai sót trong xét tuyển đại học đợt 1

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

Sau khi Bộ GDĐT và các trường đại học công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 thì đã có không ít trường hợp phản ánh có sai sót. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách xử lý nếu xảy ra sai sót trong đợt xét tuyển đầu tiên, chúng tôi trân trọng mời đến với chương trình hôm nay Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU) sẽ cùng gửi đến quý vị độc giả những thông tin hữu ích.

Thí sinh đỗ thành trượt, trượt thành đỗ sau xét tuyển: Bộ GDĐT xử lý ra sao?

Huyên Nguyễn |

Báo Lao Động vừa có loạt bài phản ánh về tình trạng thí sinh đỗ thành trượt, trượt thành đỗ sau lọc ảo xét tuyển 2022. Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT đã có hướng dẫn tới các cơ sở giáo dục giải quyết tình trạng trên.