Bộ GDĐT lên tiếng về quy định cấm học sinh nói xấu giáo dục trên mạng

Đặng Chung |

Những ngày qua, quy định "không sử dụng mạng xã hội để phát tán, bình luận ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục” tại Thông tư số 06/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

Cụ thể, Thông tư số 06/2019 có hiệu lực từ ngày 28.5, đưa ra quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục, được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, hành vi ứng xử của các chủ thể trong các nhà trường.

Trong đó,  Điều 4 thông tư có quy định: “Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách của pháp luật của nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục”.

Nhiều người cho rằng việc Bộ GDĐT quy định như trên là xâm phạm quyền bày tỏ quan điểm của mỗi cá nhân. Đây là cách làm “không quản được thì cấm”.

Về những ý kiến này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa lên tiếng để làm rõ hơn quy định đang gây tranh cãi.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa.

Bộ GDĐT không cấm phản biện

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, khi xây dựng quy định  trong Thông tư 06, Bộ GDĐT đã rất cân nhắc và tham khảo các luật, quy định có liên quan. Đồng thời, tham khảo những đánh giá, khảo sát khách quan về tác động của việc sử dụng mạng xã hội đối với giới trẻ, trong đó có học sinh.

Dẫn lại sự việc một nữ sinh của Nghệ An tung tin xuyên tạc lên mạng về một nữ sinh khác (cùng trường) có bầu, sau đó một nhóm học sinh đến gặp học sinh tung tin để đánh bạn, Thứ trưởng Nghĩa cho rằng, mạng xã hội bên cạnh những ích lợi, thì cũng có không ít thông tin xấu, độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ.

Không ít phụ huynh đã bày tỏ sự lo lắng trước việc không thể quản lý con em mình sử dụng mạng xã hội.

Đại diện Bộ GDĐT cho rằng, môi trường giúp học sinh hình thành nhân cách nên luôn cần những ứng xử chuẩn mực, kể cả ứng xử trên môi trường mạng. Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng mạng xã hội để khai thác thông tin tích cực phục vụ cho học tập, giảng dạy, vui chơi, giải trí, thì cũng muốn định hướng để giáo viên, học sinh không sử dụng mạng xã hội vào những việc tiêu cực.

"Quy định tại Điều 4 của Thông tư 06 chính là mang tính định hướng như vậy. Quy định này nhằm hướng cán bộ, giáo viên, học sinh đến việc sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, trách nhiệm và hiệu quả, chứ không có nghĩa là cấm giáo viên, học sinh góp ý, phản biện, nếu góp ý đó có cơ sở và mang tính chất xây dựng.

Quy định về việc sử dụng tích cực mạng xã hội không phải đến Thông tư 06 của Bộ GDĐT mới có mà trước đó, Đề án văn hóa công vụ cũng đã quy định “Cán bộ, công chức, viên chức không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ” - Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định.

Mỗi trường sẽ có bộ quy tắc ứng xử riêng

Đại diện Bộ GDĐT cũng thông tin thêm, Thông tư 06 chỉ là quy định khung. Từ quy định mang tính chất khung này, các cơ sở giáo dục sẽ cụ thể hóa trong các Bộ Quy tắc ứng xử riêng, phù hợp với yêu cầu và thực tiễn tại cơ sở, phù hợp với văn hóa, vùng miền.

Bộ Quy tắc ứng xử của các trường học phải thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.

Bộ GDĐT cũng lưu ý các trường, khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong cơ sở giáo dục.

Bộ GDĐT sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc quán triệt, triển khai tại các địa phương, cơ sở giáo dục để cùng tháo gỡ khó khăn vướng mắc, trên cơ sở lắng nghe, hướng dẫn kịp thời.

 
Infographic: Nguyễn Hà-Văn Thắng
Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Thú vị đề Văn yêu cầu phân tích định lý trong Toán học

B.T |

Cách đây ít giờ, trên Diễn đàn Toán học Việt Nam đã đưa ra một câu hỏi vui, yêu cầu phân tích một định lý Toán học, nhưng được thể hiện bằng phương thức nghị luận trong văn học. Đề Văn lạ lẫm này đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều học sinh.

Nói xấu nhau trên Facebook, nhóm học sinh đánh bạn

Bích Hà |

Xuất phát từ mâu thuẫn vu vơ rồi nói xấu nhau trên Facebook, nhóm học sinh THCS đã đánh nhau ngay trong trường.

Từ tháng 5, học sinh không được bình luận ảnh hưởng xấu đến giáo dục

Đặng Chung |

Thông tư 06/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo  về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên sẽ có hiệu lực từ ngày 28.5. Trong đó có quy định, học sinh không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Thú vị đề Văn yêu cầu phân tích định lý trong Toán học

B.T |

Cách đây ít giờ, trên Diễn đàn Toán học Việt Nam đã đưa ra một câu hỏi vui, yêu cầu phân tích một định lý Toán học, nhưng được thể hiện bằng phương thức nghị luận trong văn học. Đề Văn lạ lẫm này đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều học sinh.

Nói xấu nhau trên Facebook, nhóm học sinh đánh bạn

Bích Hà |

Xuất phát từ mâu thuẫn vu vơ rồi nói xấu nhau trên Facebook, nhóm học sinh THCS đã đánh nhau ngay trong trường.

Từ tháng 5, học sinh không được bình luận ảnh hưởng xấu đến giáo dục

Đặng Chung |

Thông tư 06/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo  về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên sẽ có hiệu lực từ ngày 28.5. Trong đó có quy định, học sinh không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.