Bộ GDĐT chỉ đạo việc dạy học trong điều kiện dịch COVID-19

Trang Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở GDĐT và các Trường Trung học phổ thông trực thuộc về việc thực hiện chương trình giáo dục và phòng chống dịch COVID-19.
Ảnh: Hà Phương
Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch COVID-19. Ảnh: Hà Phương

Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục; đồng thời tiếp tục triển khai kế hoạch học kỳ II năm học 2020-2021, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT căn cứ tình hình dịch COVID-19 tại địa phương sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để chủ động báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xin ý kiến về việc cho học sinh đi học hoặc nghỉ học ở trường, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh.

Đồng thời, các Sở GDĐT chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục học kỳ II năm học 2020-2021 theo tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 432/BGDĐT-GDTrH ngày 29.01.2021 về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch COVID-19.

Tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến (qua internet, trên truyền hình) trong trường hợp học sinh nghỉ học ở trường theo hướng dẫn tại Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25.3.2020 và các văn bản có liên quan của Bộ GDĐT.

Bộ GDĐT lưu ý, nội dung dạy học trực tuyến phải bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học; cách thức tổ chức linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục đảm bảo hiệu quả.

Đặc biệt, Sở GDĐT các tỉnh, thành chủ động nắm bắt tình hình học sinh đi học sau Tết Nguyên đán, nhất là học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đồng thời, có giải pháp hỗ trợ dạy và học trực tuyến, duy trì sĩ số học sinh không để học sinh nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn; xây dựng phương án bồi dưỡng, phụ đạo học sinh khi đi học trở lại tại trường.

Trước đó, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương đã chủ động cho học sinh tạm dừng đến trường để đảm bảo an toàn. Nhiều nơi cũng triển khai dạy học trực tuyến để duy trì hoạt động học tập, đảm bảo kế hoạch năm học 2020-2021.

Đến nay chỉ có 14 tỉnh học sinh trở lại trường từ 17.2, gồm: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nam Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Kiên Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Cà Mau.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả: Cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Đặng Chung |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ các trường phổ thông mà hầu hết trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này, để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng để có được những giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò.

Cập nhật lịch đi học trở lại của học sinh cả nước sau Tết Nguyên đán

Trang Hà |

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều tỉnh thành đã lùi lịch đi học trở lại của học sinh sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Giáo viên xuất sắc toàn cầu chia sẻ bí kíp học trực tuyến mùa COVID-19

Văn Đức |

Giáo viên trẻ người Phú Thọ được vinh danh là 1 trong 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 đã có những chia sẻ với Báo Lao Động về bí quyết dạy và học trực tuyến hiệu quả mùa dịch COVID-19

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả: Cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Đặng Chung |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ các trường phổ thông mà hầu hết trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này, để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng để có được những giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò.

Cập nhật lịch đi học trở lại của học sinh cả nước sau Tết Nguyên đán

Trang Hà |

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều tỉnh thành đã lùi lịch đi học trở lại của học sinh sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Giáo viên xuất sắc toàn cầu chia sẻ bí kíp học trực tuyến mùa COVID-19

Văn Đức |

Giáo viên trẻ người Phú Thọ được vinh danh là 1 trong 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 đã có những chia sẻ với Báo Lao Động về bí quyết dạy và học trực tuyến hiệu quả mùa dịch COVID-19