Bộ GDĐT chỉ đạo khẩn về an toàn thực phẩm sau vụ ngộ độc ở Khánh Hòa

Bích Hà |

Sau vụ học sinh tại Khánh Hòa phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố, các cơ sở giáo dục tăng cường biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người học.

Liên quan đến vụ nghi ngộ độc tập thể tại trường iSchool Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ GDĐT vừa có công văn chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.

Theo Bộ GDĐT, thời gian vừa qua, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục đã được các địa phương quan tâm và kịp thời chỉ đạo, tạo sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tại một số cơ sở giáo dục vẫn xảy ra tình trạng không bảo đảm an toàn thực phẩm khi tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ em và học sinh, sinh viên gây hậu quả nghiêm trọng.

Những món ăn các em học sinh bán trú đã ăn trước khi xuất hiện triệu chứng nghi ngộ đôc. Ảnh Hoài An
Những món ăn các em học sinh bán trú  ở trường iSchool Nha Trang đã ăn trước khi xuất hiện triệu chứng nghi ngộ độc. Ảnh: Hoài An

Bộ GDĐT đề nghị các tỉnh, thành phố, cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12.11.2018 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (lĩnh vực an toàn thực phẩm), Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT ngày 12.10.2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và các văn bản, tài liệu hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT, Bộ Y tế về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục), giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: Chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Sử dụng thực phẩm đã được nấu chín và nước đã được đun sôi. Nghiêm cấm không để các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành Giáo dục - Y tế, huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh trường học tại các cơ sở giáo dục; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh trong trường học nhằm bảo đảm sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế cử chuyên gia đến Khánh Hòa xử trí vụ hàng loạt học sinh ngộ độc

Thùy Linh |

Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai cử nhóm chuyên gia tham gia Đoàn công tác của Bộ Y tế trực tiếp hỗ trợ chuyên môn cho Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa để tìm hiểu nguyên nhân, xử trí cấp cứu, điều  trị người ngộ độc.

Lưu ý quan trọng khi sơ cứu ngộ độc thực phẩm

HƯƠNG SƠN |

Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ, thậm chí 1-2 ngày sau khi sử dụng thực phẩm. Việc nắm cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm là bước quan trọng đầu tiên giúp phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng và tránh gây nguy hiểm tính mạng.

Lấy mẫu xét nghiệm vụ nhiều học sinh ngộ độc ở Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi ghi nhận nhiều học sinh ở TP Nha Trang nhập viện điều trị với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm, ngành y tế đã vào cuộc, lấy mẫu thức ăn mang đi xét nghiệm.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Bộ Y tế cử chuyên gia đến Khánh Hòa xử trí vụ hàng loạt học sinh ngộ độc

Thùy Linh |

Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai cử nhóm chuyên gia tham gia Đoàn công tác của Bộ Y tế trực tiếp hỗ trợ chuyên môn cho Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa để tìm hiểu nguyên nhân, xử trí cấp cứu, điều  trị người ngộ độc.

Lưu ý quan trọng khi sơ cứu ngộ độc thực phẩm

HƯƠNG SƠN |

Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ, thậm chí 1-2 ngày sau khi sử dụng thực phẩm. Việc nắm cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm là bước quan trọng đầu tiên giúp phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng và tránh gây nguy hiểm tính mạng.

Lấy mẫu xét nghiệm vụ nhiều học sinh ngộ độc ở Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi ghi nhận nhiều học sinh ở TP Nha Trang nhập viện điều trị với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm, ngành y tế đã vào cuộc, lấy mẫu thức ăn mang đi xét nghiệm.