Bé gái 10 tuổi không bàn tay đoạt giải thưởng cuộc thi viết chữ đẹp Mỹ

Nguyễn Hà (Theo Washingtonpost) |

Cô bé Sara Hinesley 10 tuổi, đến từ bang Maryland sinh ra không có bàn tay vừa giành được giải thưởng trong cuộc thi viết đẹp toàn quốc tại Mỹ.

Sara Hinesley là học sinh lớp 3 của trường St. John’s Regional Catholic School tại thành phố Frederick, bang Maryland.

Cô bé là học sinh đầu tiên của trường giành được giải thưởng này. Đến giờ, cô bé 10 tuổi vẫn không hiểu tại sao việc mình giành chiến thắng trong cuộc thi viết chữ đẹp toàn quốc lại được chú ý nhiều đến vậy. Dù sinh ra thiếu đi đôi bàn tay nhưng em vẫn có thể vẽ, nặn đất sét, viết tiếng Anh và một số tiếng phổ thông. Năm nay khi học chữ thảo, cô bé nói rằng điều đó cũng khá dễ dàng.

Cô Cheryl Churilla, giáo viên lớp 3 của Sara cho biết: "Tôi chưa bao giờ nghe cô bé này nói: 'Tôi không thể', em ấy là một ngôi sao nhỏ. Sara đã giải quyết hoàn toàn mọi thứ người khác giao cho em ấy và cô bé luôn cố gắng nỗ lực".

Để viết, Sara nắm chặt cây bút chì giữa hai cánh tay. Cô bé  tập trung vào hình dạng của các chữ cái, từng điểm và đường cong
Để viết, Sara nắm chặt cây bút chì giữa hai cánh tay. Cô bé tập trung vào hình dạng của các chữ cái, từng điểm và đường cong

Giải thưởng Nicholas Maxim năm được trao hàng năm cho hai học sinh đặc biệt. Một giải cho kiểu chữ in và một giải cho kiểu chữ viết thông thường.

"Sara chưa bao giờ đeo tay giả. Khi được đề nghị giúp đỡ hoặc  dùng một công cụ nào đó có thể giảm bớt một số nhiệm vụ - như cắt giấy bằng kéo, cô bé luôn từ chối" - mẹ cô, Cathryn Hinesley nói. Mẹ cô bé cũng nói thêm rằng, Sara có nét độc lập, cô bé biết rằng mình có thể làm được và sẽ tự mình tìm ra cách làm của mình. Và thực sự cô bé đã làm được nhiều điều.

Để viết, Sara nắm chặt cây bút chì giữa hai cánh tay. Cô bé  tập trung vào hình dạng của các chữ cái, từng điểm và đường cong. "Viết bằng chữ thảo có cảm giác như tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Cháu thích cách mà các chữ cái được hình thành. Nó giống như đang làm nghệ thuật vậy" - Sara chia sẻ.

Sara chuyển từ Trung Quốc đến Mỹ khoảng bốn năm trước để sống cùng gia đình mới của em. Khi cô bé chuyển đến vào tháng 7.2015, cô bé có thể nói và viết bằng tiếng Trung Quốc phổ thông. Sau đó cô bé nhanh chóng học tiếng Anh với sự giúp đỡ của chị gái Veronica.

Khi rảnh rỗi, Sara thích vẽ những thứ xung quanh như hoa hướng dương. Cô bé thích bơi lội, chơi với chị Veronica, khi 10 tuổi cô bé tham gia câu lạc bộ cờ vua của trường. Cô bé luôn muốn thử sức ở mọi lĩnh vực.

Tinh thần của Sara Sara là một minh chứng cho sự kiên trì và tinh thần của con người. "Mỗi ngày tôi đều ngạc nhiên về những điều cô bé có thể làm và cách cô bé chọn làm. Cô bé luôn cố gắng tìm cách vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ" - mẹ cô bé nói.

Sara sẽ nhận được giải thưởng quốc gia của mình là một chiếc cúp tại một lễ trao giải diễn ra vào ngày 13.6. Giải thưởng cũng đi kèm với số tiền 500USD. "Cô bé là học sinh đầu tiên từ St. John từng nhận giải thưởng Nicholas Maxim, tôi cảm thấy rất phấn khích và tự hào" - Hiệu trưởng Kathy Smith nói.

Nguyễn Hà (Theo Washingtonpost)
TIN LIÊN QUAN

Khám phá kỹ năng viết chữ đẹp đến máy in cũng chào thua

Cát Tường - Ngô Phong |

Nhiều người sở hữu nét chữ viết tay nhưng đẹp đến độ không ít người nhầm tưởng được in máy. Báo Lao Động có cuộc "đột kích", khám phá kỹ năng viết chữ đẹp đến máy in cũng chào thua này.

Trầm trồ trước chữ viết “đẹp như tranh” của các giáo viên tiểu học

Bích Hà |

Những nét chữ uốn lượn, uyển chuyển của các giáo viên Trường Tiểu học Trưng Vương (Quảng Trị) khiến ai nhìn cũng trầm trồ, thán phục.

Quy định chuẩn chữ viết: Cần thiết nhưng phải có nghiên cứu kỹ lưỡng

HUYÊN NGUYỄN |

Thực tế, Bộ GDĐT đã có 3 văn bản quy định về chính tả trong SGK từ năm 1980, tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy và sử dụng, nhiều giáo viên, học sinh vẫn bị lúng túng, hay sử dụng sai mà không biết do thói quen. Thậm chí, tại chính các văn bản do Bộ GDĐT cũng không thống nhất theo quy định này. Trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, Bộ GDĐT xác định cần thiết phải thống nhất quy định về chính tả trong SGK mới.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khám phá kỹ năng viết chữ đẹp đến máy in cũng chào thua

Cát Tường - Ngô Phong |

Nhiều người sở hữu nét chữ viết tay nhưng đẹp đến độ không ít người nhầm tưởng được in máy. Báo Lao Động có cuộc "đột kích", khám phá kỹ năng viết chữ đẹp đến máy in cũng chào thua này.

Trầm trồ trước chữ viết “đẹp như tranh” của các giáo viên tiểu học

Bích Hà |

Những nét chữ uốn lượn, uyển chuyển của các giáo viên Trường Tiểu học Trưng Vương (Quảng Trị) khiến ai nhìn cũng trầm trồ, thán phục.

Quy định chuẩn chữ viết: Cần thiết nhưng phải có nghiên cứu kỹ lưỡng

HUYÊN NGUYỄN |

Thực tế, Bộ GDĐT đã có 3 văn bản quy định về chính tả trong SGK từ năm 1980, tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy và sử dụng, nhiều giáo viên, học sinh vẫn bị lúng túng, hay sử dụng sai mà không biết do thói quen. Thậm chí, tại chính các văn bản do Bộ GDĐT cũng không thống nhất theo quy định này. Trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, Bộ GDĐT xác định cần thiết phải thống nhất quy định về chính tả trong SGK mới.