Bắt con thực hiện ước mơ của cha mẹ, nhiều trẻ sợ học, trầm cảm

Đặng Chung |

Mong muốn con phải giỏi giang, điểm số cao, thành tích vượt trội đã khiến nhiều phụ huynh “ép” con học. Vì thế việc học với nhiều trẻ không còn là niềm vui khám phá tri thức mà trở thành một áp lực, nỗi ám ảnh...

Thời gian qua xảy ra liên tiếp những vụ việc đau lòng, như học sinh tự tử, trầm cảm. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc trẻ tự hủy hoại mình vì áp lực học hành, cha mẹ đặt lên vai con kỳ vọng quá lớn.

Mới đây nhất, ngày 2.1.2018, nữ sinh tại Trường THCS Tâm Lâm (Hà Tĩnh) đã tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tự tử và để lại bức thư tuyệt mệnh viết bằng chữ tiếng Anh và tiếng Việt gửi lời xin lỗi đến bạn bè, gia đình.

Trường hợp của em chỉ là một trong số rất nhiều vụ tự tử vì áp lực học tập. Áp lực này do đâu: Chương trình học quá nặng, trẻ phải tham gia quá nhiều cuộc thi, hay trẻ chán nản về bản thân, vì không đạt được kết quả như kỳ vọng của bố mẹ? 

Theo TS Vũ Thu Hương (giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) tất cả những yếu tố kể trên đều có thể khiến đứa trẻ có cảm giác… sợ học, rơi vào trầm cảm.

“Việc có quá nhiều kỳ thi được cộng điểm đã khiến phụ huynh ép con lao theo để lấy thành tích. Gần đây, ngành giáo dục cũng dần dần thay đổi, cắt giảm rất nhiều kỳ thi, tiến tới sẽ bỏ tiêu chí cộng điểm khuyến khích để việc học tập trở về đúng nghĩa hơn. Vì thế các phụ huynh cũng cần thay đổi dần quan niệm coi trọng điểm số, kết quả.

Suy nghĩ con cần phải đỗ bằng mọi giá, những kỳ thi chính là một phần nguồn cơn làm việc học của con bị quá tải. Các con sẽ cảm thấy mệt mỏi bức bối, và việc học tập sẽ trở thành gánh nặng” – TS Vũ Thu Hương chia sẻ.

 
TS Vũ Thu Hương. Ảnh: Nhật Minh 

Ngoài ra, khi bản thân cha mẹ không hài lòng về cuộc đời, không thực hiện được ước mơ của mình thường có xu hướng dành ước mơ đó cho con. Hay ép con chọn trường, chọn ngành mà mình thích, chứ không phải con thích. Điều này sẽ gây áp lực cho trẻ. Việc không được học những gì mình thích sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác sợ học.

TS Vũ Thu Hương đưa ra lời khuyên: Các phụ huynh nên chú ý đào tạo kỹ năng sống cho con. Thực tế đã chứng minh việc học giỏi các môn học trên lớp, thi đạt thành tích cao tại các kỳ thi không phải là điều đảm bảo chắc chắn để tương lai con thành công.

Điều quan trọng quyết định sự thành công của con chính là khả năng quan sát, tự lập, tự nghiên cứu, ứng phó, ứng biến trong các tình huống của cuộc sống và công việc.

Do đó, cha mẹ không nên quá quan tâm đến điểm số của kỳ thi mà can thiệp vào việc lựa chọn thi môn gì, học trường nào của con... Nếu trẻ thất bại thì có thể khuyên nhủ cho đến khi con hiểu ra và tiếp tục học để đạt mục tiêu, ước mơ của con, chứ không phải là bằng mọi cách thực hiện ước mơ thay cha mẹ.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Trầm cảm bủa vây khiến giới trẻ muốn tìm đến cái chết

L.Hà |

Cái chết của nữ sinh trường THCS Tân Lâm (Hà Tĩnh) cách đây không lâu khiến nhiều người giật mình. Giới trẻ tìm đến cái chết ngày càng dễ dàng bởi những nguyên nhân tưởng chừng như không thể.

Buồn chuyện gia đình, cha cho 3 con nhỏ uống thuốc sâu

TRẦN LƯU |

Chỉ vì buồn chuyện gia đình, người cha đã bỏ thuốc sâu vào sữa cho 3 đứa con nhỏ uống với ý định 4 cha con cùng tự tử…

Học sinh kêu cứu vì thiếu ngủ: Trẻ em là nạn nhân của bệnh thành tích?

QUANG ĐẠI |

Làm cha mẹ, ai cũng xót xa khi thấy con mình đang bị vắt kiệt sức vì áp lực học hành, nhưng đành chấp nhận. Đã đến lúc, chúng ta cần nhìn lại, có nên “hi sinh” tuổi thơ của con vì thành tích và những áp lực của tương lai?

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Trầm cảm bủa vây khiến giới trẻ muốn tìm đến cái chết

L.Hà |

Cái chết của nữ sinh trường THCS Tân Lâm (Hà Tĩnh) cách đây không lâu khiến nhiều người giật mình. Giới trẻ tìm đến cái chết ngày càng dễ dàng bởi những nguyên nhân tưởng chừng như không thể.

Buồn chuyện gia đình, cha cho 3 con nhỏ uống thuốc sâu

TRẦN LƯU |

Chỉ vì buồn chuyện gia đình, người cha đã bỏ thuốc sâu vào sữa cho 3 đứa con nhỏ uống với ý định 4 cha con cùng tự tử…

Học sinh kêu cứu vì thiếu ngủ: Trẻ em là nạn nhân của bệnh thành tích?

QUANG ĐẠI |

Làm cha mẹ, ai cũng xót xa khi thấy con mình đang bị vắt kiệt sức vì áp lực học hành, nhưng đành chấp nhận. Đã đến lúc, chúng ta cần nhìn lại, có nên “hi sinh” tuổi thơ của con vì thành tích và những áp lực của tương lai?