Báo động tình trạng thừa cân, nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng ở học sinh

Bích Hà |

Do ăn uống chưa hợp lý, học sinh Việt Nam đang đối mặt với cả hai vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân béo phì. Tỉ lệ trẻ bị thừa cân tăng nhanh, trong khi vẫn thiếu các vi chất cần thiết để phát triển cơ thể.

Đây là thông tin được nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo khoa học "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng thông qua bữa ăn học đường của trẻ em", do Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp Công ty TNHH Hương Việt Sinh tổ chức chiều 1.8 tại Hà Nội.

Gánh nặng kép về suy dinh dưỡng và thừa cân ở học sinh

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam thiếu niên và nhi đồng trong lứa tuổi học đường ở nước ta đang đối mặt với gánh nặng kép về suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân béo phì. Khoảng 10 năm trở lại đây, tình trạng học sinh tiểu học thừa cân tăng nhanh, bên cạnh đó tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm chậm.

Nguyên nhân là do bữa ăn của trẻ, đặc biệt là bữa ăn học đường cho được quan tâm đúng mức. Nhiều phụ huynh và cơ sở giáo dục chưa quan tâm đến việc trang bị kiến thức về dinh dưỡng học đường. Nhiều ông bố, bà mẹ chỉ cần nhìn thấy bữa trưa ở trường của con có đủ thịt, cá, rau và đồ tráng miệng là hài lòng, mà chưa để ý trẻ ăn có đủ dinh dưỡng hay không.

Có cha mẹ để trẻ ăn theo sở thích, như ăn quá nhiều thịt, tinh bột, trong khi ăn ít và thậm chí không ăn rau xanh. Điều này dẫn đến không ít học sinh ở độ tuổi tiểu học dù thừa cân nhưng vẫn thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm,  i-ốt và nhiều loại  vi chất khác, dẫn đến nguy cơ tăng trưởng chiều cao chậm, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ học đường...

 
Toàn cảnh hội thảo.

TS- BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Y học ứng dụng Việt Nam - dẫn các số liệu nghiên cứu: Nếu so sánh với một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc... thì bữa ăn học đường ở Việt Nam cần tăng thêm khẩu phần rau xanh, trái cây, tiến tới hạn chế thực phẩm nhiều đường, muối. Cùng với đó, bữa trưa học đường của học sinh tiểu học và THCS nước ta dù đã cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có danh mục thực phẩm cung cấp năng lượng hay vi chất thiết yếu theo nhóm tuổi, theo mùa.

Cần xây dựng thực đơn khoa học

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030. Lý do, thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn. 

Xác định nguyên nhân quan trọng nhất gây suy dinh dưỡng ở trẻ em học đường (cả thiếu và thừa dinh dưỡng) là do ăn uống không hợp lý, nhiều chuyên gia cho rằng cần thiết phải xây dựng thực đơn khoa học, an toàn ở gia đình và trường học, để đảm bảo trẻ có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cảnh báo tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cảnh báo tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam.

PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - cho biết, khẩu phần ăn của học sinh tiểu học hiện nay đáp ứng cao hơn nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein, trong khi đó khẩu phần ăn của học sinh THCS lại chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, mức khẩu phần canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin C.

Bà cho rằng chế độ ăn cần quan tâm đến bữa ăn học đường, tăng cường rau quả, chất xơ, các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn.

Đồng quan điểm, TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam thì cho rằng, cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, muối; hình thành thói quen ăn uống tốt, tăng cường tập thể dục thể thao trong giai đoạn học đường.

Cũng trong buổi hội thảo, bác sĩ Trương Hồng Sơn cho biết, Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Hương Việt Sinh nghiên cứu và giới thiệu bộ thực đơn theo cấp học và từng mùa với đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và phong phú nguồn thực phẩm an toàn tại chỗ, với đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết dành riêng cho học sinh tiểu học và Trung học Cơ sở. Đề tài đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu vào tháng 7.2019. Bộ thực đơn mẫu này sẽ được áp dụng rộng rãi tại hơn 50 trường tiểu học, THCS tại thủ đô Hà Nội từ năm học 2019-2020.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Tiểu học Đông Hòa B: Điểm sáng trong áp dụng Bữa ăn học đường

Thế Lâm |

Nhiều trường tiểu học bán trú hiện nay đang áp dụng Phần mềm xây dựng Thực đơn cân bằng dinh dưỡng – một nội dung quan trọng thuộc dự án “Bữa ăn học đường” - như một công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác bán trú. Phần mềm cung cấp một ngân hàng thực đơn đa dạng với 120 bộ thực đơn và 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi.

Đề án Sữa học đường: Trẻ thừa cân uống thêm sữa có dẫn tới béo phì?

Nguyễn Hà |

Liên quan đến những lo lắng của phụ huynh về Sữa học đường có thể làm trẻ tăng cân, PGS.TS Bùi Thị Nhung, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà là do chế độ ăn.

Thừa cân béo phì ở trẻ em: Cảnh báo trước khi quá muộn!

PGS.TS BS. Lê Bạch Mai (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) |

Thừa cân béo phì là bệnh mạn tính không lây và kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe. Tuy vậy các bậc cha mẹ dường như chưa quan tâm đúng mực và vẫn có các quan điểm sai lầm về vấn đề này.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tiểu học Đông Hòa B: Điểm sáng trong áp dụng Bữa ăn học đường

Thế Lâm |

Nhiều trường tiểu học bán trú hiện nay đang áp dụng Phần mềm xây dựng Thực đơn cân bằng dinh dưỡng – một nội dung quan trọng thuộc dự án “Bữa ăn học đường” - như một công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác bán trú. Phần mềm cung cấp một ngân hàng thực đơn đa dạng với 120 bộ thực đơn và 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi.

Đề án Sữa học đường: Trẻ thừa cân uống thêm sữa có dẫn tới béo phì?

Nguyễn Hà |

Liên quan đến những lo lắng của phụ huynh về Sữa học đường có thể làm trẻ tăng cân, PGS.TS Bùi Thị Nhung, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà là do chế độ ăn.

Thừa cân béo phì ở trẻ em: Cảnh báo trước khi quá muộn!

PGS.TS BS. Lê Bạch Mai (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) |

Thừa cân béo phì là bệnh mạn tính không lây và kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe. Tuy vậy các bậc cha mẹ dường như chưa quan tâm đúng mực và vẫn có các quan điểm sai lầm về vấn đề này.