Băn khoăn về lớp bồi dưỡng giáo viên dạy môn tích hợp lớp 6 có thu phí

Nhóm PV |

Nhiều giáo viên băn khoăn về việc phải tự bỏ tiền bạc và thời gian để đi học các lớp bồi dưỡng ở trường sư phạm, nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, để từ năm học tới có thể dạy được các môn học lần đầu xuất hiện ở lớp 6.

Lớp bồi dưỡng miễn phí - giáo viên tự nhận chỉ "cưỡi ngựa xem hoa"

Năm học 2021-2022 sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 2 và lớp 6. Trong đó, môn Lịch sử và Địa lý, môn Khoa học tự nhiên (tích hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) là hai môn học rất mới, lần đầu xuất hiện trong chương trình giảng dạy tại Việt Nam.

Theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, các trường sẽ chủ động phân công giáo viên dạy môn học tích hợp. Đồng thời, có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.

Được giao quyền chủ động, nửa tháng qua, các cơ sở giáo dục đã phối hợp với đơn vị biên soạn sách giáo khoa (SGK) tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên cách sử dụng SGK mới, trong đó đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức các môn học mới ở lớp 6.

Là người trực tiếp tham gia các buổi bồi dưỡng, cụ thể là môn học tích hợp Khoa học tự nhiên, cô L.M.Quyên (giáo viên Hóa học tại quận Ba Đình, Hà Nội) - cho biết, cô đã tham gia 3 buổi tập huấn thông qua hình thức trực tuyến. Theo đó, tất cả các giảng viên giảng dạy đều thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

"Tôi đã tham gia 3 buổi bồi dưỡng, buổi thứ nhất là chọn sách, buổi thứ hai là hướng dẫn soạn giáo án theo Công văn 5512 của Bộ GDĐT và buổi thứ ba là bàn về nội dung sơ lược của sách giáo khoa mới. Và những buổi tập huấn này đều không mất phí" - cô Quyên cho biết.

Tuy nhiên, cô thừa nhận, việc bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến còn nhiều hạn chế, kiểu "cưỡi ngựa xem hoa".

"Học xong 3 buổi, hiện tại tôi và nhiều giáo viên vẫn còn hoang mang về các môn học tích hợp. Bởi vì, chưa có một lớp tập huấn nào chuyên biệt và đi sâu vào chuyên môn riêng của môn học.

Hầu như nội dung tập huấn chỉ nói về nội dung sách Khoa học tự nhiên, chưa đi vào kiến thức. Điều này khiến tôi và đồng nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc soạn giáo án, đặc biệt phần mới là định hướng phát triển năng lực học sinh.

Vì vậy, giờ phút này vẫn chưa biết mình sẽ dạy gì và dạy như thế nào trong chương trình mới.

Đặc biệt, cuối buổi tập huấn, giảng viên khoa Sinh học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói với thầy cô: Nếu có nhu cầu bồi dưỡng thêm thì đăng ký vào đường link có sẵn.

Giảng viên này gửi cho chúng tôi đường link thông báo mở lớp đào tạo chứng chỉ bồi dưỡng các môn học mới có thu phí do trường này tổ chức"- cô Quyên cho biết.

Xuất hiện lớp bồi dưỡng giáo viên có thu phí

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã công khai tuyển sinh lớp bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý ở trường THCS.

Liên hệ với Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường, phóng viên được biết: Chương trình bồi dưỡng là 20 hoặc 36 tín chỉ tùy theo từng đối tượng cụ thể.

Các thông báo chiêu sinh, mở lớp bồi dưỡng dạy môn học mới trong chương trình GDPT 2018 của trường sư phạm .

"Thời gian học đối với cả 2 lớp bồi dưỡng trên là các ngày trong tuần hoặc ngày thứ 7 và chủ nhật và thời gian hè. Hình thức tổ chức bồi dưỡng là bồi dưỡng trực tiếp, bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến. Kinh phí bồi dưỡng: 150.000 đồng/1 tín chỉ/1 học viên" - đại diện Ban tuyển sinh cho biết.

Theo đó, các đối tượng tham gia học sau khi kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ Khoa học tự nhiên hoặc chứng chỉ Khoa học xã hội tương ứng với chuyên ngành và lớp bồi dưỡng đã đăng kí.

Với mức học phí 150.000 đồng/tín chỉ/ người, người học sẽ phải chi trả số tiền từ 3,0 – 5,4 triệu đồng để có chứng chỉ bồi dưỡng.

Hiện tại, đội ngũ giáo viên có nhiều lo lắng, băn khoăn khi nhận được các lời đề nghị về việc đăng ký lớp học bồi dưỡng có thu phí của các trường sư phạm để có thể dạy các môn học trong chương trình mới và kinh phí bỏ ra là không nhỏ.

Nhiều giáo viên cho rằng, việc tích hợp các môn học như hiện nay ít nhiều khiến giáo viên đang giảng dạy đơn môn gặp ít nhiều khó khăn. Do đó, để tiếp tục theo nghề, giáo viên buộc phải tìm cách tự nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Và để làm được điều đó cần đến số tiền không nhỏ cùng nhiều quỹ thời gian và công sức.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Chỉ giáo viên lớp 6 phải soạn mẫu giáo án mới trong năm học 2021-2022

Minh Hương |

Chỉ giáo viên dạy lớp 6 mới áp dụng soạn mẫu giáo án theo hướng dẫn của Công văn 5512 từ năm học 2021-2022.

Giáo án mẫu theo Công văn 5512: Vì sao giáo viên rối bời?

Bích Hà |

Lần đầu tiên có hướng dẫn chi tiết việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án), nhằm giúp giáo viên phát huy hiệu quả các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, nhưng có nhiều lý do khiến công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhận những ý kiến trái chiều từ người trong cuộc.

Sôi động "chợ" giáo án theo Công văn 5512 của Bộ GDĐT

Bích Hà - Thiều Trang |

Trên mạng xã hội, trong các nhóm diễn đàn giáo viên, nhiều người tự xưng là giáo viên giỏi và công khai chào bán các mẫu giáo án soạn sẵn theo Công văn 5512 để đáp ứng nhu cầu của "đồng nghiệp", nhằm đối phó với các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Chỉ giáo viên lớp 6 phải soạn mẫu giáo án mới trong năm học 2021-2022

Minh Hương |

Chỉ giáo viên dạy lớp 6 mới áp dụng soạn mẫu giáo án theo hướng dẫn của Công văn 5512 từ năm học 2021-2022.

Giáo án mẫu theo Công văn 5512: Vì sao giáo viên rối bời?

Bích Hà |

Lần đầu tiên có hướng dẫn chi tiết việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án), nhằm giúp giáo viên phát huy hiệu quả các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, nhưng có nhiều lý do khiến công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhận những ý kiến trái chiều từ người trong cuộc.

Sôi động "chợ" giáo án theo Công văn 5512 của Bộ GDĐT

Bích Hà - Thiều Trang |

Trên mạng xã hội, trong các nhóm diễn đàn giáo viên, nhiều người tự xưng là giáo viên giỏi và công khai chào bán các mẫu giáo án soạn sẵn theo Công văn 5512 để đáp ứng nhu cầu của "đồng nghiệp", nhằm đối phó với các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục.