Bài học sau “cú sốc” điểm chuẩn tăng mạnh

Đặng Chung |

Sau khi kết thúc đợt 1 của mùa tuyển sinh 2021, nhiều trường đại học chưa tuyển đủ chỉ tiêu đã lên phương án cho đợt xét tuyển bổ sung. Những thí sinh trượt đại học vẫn còn cơ hội xét tuyển ở những đợt kế tiếp, có nhiều lựa chọn để mở cánh cửa bước vào đời. Nhưng những “cú sốc” về điểm chuẩn đại học năm nay đã để lại nhiều bài học đắt giá cho học sinh.

Tránh chọn ngành theo phong trào

Mùa tuyển sinh 2021 chứng kiến hiện tượng điểm chuẩn tăng “phi mã” ở một số ngành học. Mức tăng nằm ngoài tưởng tượng, dự đoán trước đó của nhiều người, khi “tăng nhẹ” cũng lên đến 3-4 điểm, nhiều ngành tăng đến 9-10 điểm.

Lý giải cho hiện tượng điểm chuẩn tăng vọt ở nhiều ngành, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đưa ra 3 lý do. Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là số thí sinh xét tuyển đại học tăng trong khi tổng chỉ tiêu của cả hệ thống tăng không đáng kể. Lý do thứ hai liên quan đến xu hướng chọn ngành nghề của học sinh và thứ ba là điểm bài thi môn tiếng Anh tăng một cách hợp lý.

Cũng lý giải cho hiện tượng điểm chuẩn tăng, thầy Vũ Khắc Ngọc – giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI – cho rằng, một phần nằm ở sự phân hóa của đề thi kém hơn trước.

"Hiện nay kỳ thi tốt nghiệp THPT gần như chỉ còn 1 mục tiêu duy nhất là làm căn cứ xét tốt nghiệp, đề thi trở nên dễ hơn, giới hạn và phạm vi kiến thức hẹp hơn, tính chất phân hóa kém hơn hẳn.

Ngoài nguyên nhân chính là sự phân hóa của đề thi kém hơn trước, sự đa dạng trong các phương thức xét tuyển, còn một nguyên nhân cũng rất quan trọng khác là xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thí sinh" - thầy Vũ Khắc Ngọc chia sẻ thêm.

Theo thầy Ngọc, do không được tư vấn, thông tin, định hướng một cách đầy đủ, đa số thí sinh chọn ngành nghề hoàn toàn theo cảm tính, phong trào và chỉ tập trung vào một số ít nhóm ngành về Kinh tế, Y - Dược và liên quan tới công nghệ thông tin,... khiến cho điểm chuẩn tăng rất mạnh, thậm chí cả ở những trường chưa có truyền thống đào tạo hay thế mạnh về những ngành này, vượt xa tương quan so với các ngành khác.

Điều này dẫn đến một hệ quả khác là ngay trong bối cảnh mặt bằng chung của điểm thi và điểm chuẩn tăng mạnh, vẫn có những ngành "mời mãi mà không có thí sinh chịu học", điểm chuẩn gần như sát sàn, thậm chí còn giảm mạnh.

Đa dạng hóa các con đường vào đại học

Những “cú sốc” về điểm chuẩn đại học năm nay đã để lại nhiều bài học đắt giá cho học sinh những lứa sau.

Những ngày qua, liên tục những câu chuyện đau lòng của thí sinh khi đạt điểm cao vẫn trượt đại học, hoặc không đỗ vào ngành học yêu thích… được truyền thông đăng tải. Đặc biệt có cả sự hối hận của thí sinh đã đỗ bằng phương thức xét học bạ, nhưng lại không nhập học để dồn hết cơ hội vào điểm thi và sau này nhận lại sự tiếc nuối.

 
Thầy Vũ Khắc Ngọc khuyên học sinh cần đa dạng hóa các con đường vào đại học.

Chứng kiến những câu chuyện này, thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng, trong tình thế hiện nay, chắc chắn xu hướng đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh vẫn sẽ được nhiều trường đại học lựa chọn để chủ động nguồn tuyển trước các biến động. Do đó, lý tưởng nhất là học sinh cũng phải đa dạng hóa các con đường để vào đại học.

“Tốt nhất là nên dự phòng đồng thời 2-3 phương thức xét tuyển, miễn sao không tạo ra sự quá tải trong quá trình học và ôn thi.

Với những bạn có năng khiếu đặc biệt ở một số môn học nhất định, có thể tính tới việc tham gia vào các kỳ thi học sinh giỏi ngay từ năm lớp 10 và 11 để đạt giải. Hiện nay rất nhiều trường đại học, kể cả trường top đầu đã tuyển thẳng hoặc cộng điểm quy đổi tương ứng với giải thưởng cho học sinh đạt giải thưởng học sinh giỏi từ cấp tỉnh/thành phố trở lên.

Với những bạn có quá trình học ngoại ngữ được tích lũy lâu dài thì nên hoàn thành việc thi Chứng chỉ quốc tế trong năm lớp 11 hoặc trước kỳ I của lớp 12.

Bên cạnh đó, để chủ động cho việc xét tuyển bằng học bạ hoặc đáp ứng các điều kiện xét tuyển bằng học bạ, ngay từ năm lớp 10, các em cần duy trì đều đặn việc học thật tốt, ưu tiên các môn học trong khối thi chính dùng để xét tuyển đại học, nhưng cũng phải đảm bảo hoàn thành các yêu cầu tối thiểu ở các môn học còn lại”- thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra lời khuyên.

Ngoài ra, theo thầy Ngọc, trong trường hợp sử dụng các kết quả thi để xét tuyển, hãy nhớ rằng dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT hay kỳ thi đánh giá năng lực riêng của các trường đại học thì nền móng quan trọng nhất vẫn phải là dựa trên học thật, hiểu thật và có năng lực thật.

Thay vì sa đà vào việc học các công thức tính nhanh, các mẹo tắt, học sinh hãy dành thời gian để học thực chất, hiểu thực chất và nắm vững các vấn đề một cách bản chất, thì mới có đủ năng lực để thích ứng với yêu cầu của bất cứ kỳ thi nào.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Thứ trưởng Bộ GDĐT: Thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học là rất đáng tiếc

Đặng Chung |

Mùa tuyển sinh năm nay chứng kiến hiện tượng điểm chuẩn tăng “phi mã” ở một số ngành học. Mức tăng nằm ngoài tưởng tượng, dự đoán trước đó của nhiều người, khi lên đến 9-10 điểm ở không ít ngành.

4 nguyên nhân khiến điểm chuẩn đại học tăng cao

Tường Vân |

Mùa thi năm nay, điểm chuẩn đại học tiếp tục xác lập kỷ lục mới khi có những ngành, điểm chuẩn tăng 9 - 11 điểm.

Nhiều trường đại học có điểm chuẩn cao kỷ lục, 30 điểm/3 môn chưa chắc đỗ

Đặng Chung |

Mùa tuyển sinh năm nay có những thực tế tưởng rằng rất vô lý. Dù đạt tới ngưỡng điểm gần tuyệt đối ở cả ba môn thi của tổ hợp xét tuyển đại học, nhưng thí sinh vẫn có thể không đỗ vào nguyện vọng một, nếu không có điểm cộng ưu tiên.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ trưởng Bộ GDĐT: Thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học là rất đáng tiếc

Đặng Chung |

Mùa tuyển sinh năm nay chứng kiến hiện tượng điểm chuẩn tăng “phi mã” ở một số ngành học. Mức tăng nằm ngoài tưởng tượng, dự đoán trước đó của nhiều người, khi lên đến 9-10 điểm ở không ít ngành.

4 nguyên nhân khiến điểm chuẩn đại học tăng cao

Tường Vân |

Mùa thi năm nay, điểm chuẩn đại học tiếp tục xác lập kỷ lục mới khi có những ngành, điểm chuẩn tăng 9 - 11 điểm.

Nhiều trường đại học có điểm chuẩn cao kỷ lục, 30 điểm/3 môn chưa chắc đỗ

Đặng Chung |

Mùa tuyển sinh năm nay có những thực tế tưởng rằng rất vô lý. Dù đạt tới ngưỡng điểm gần tuyệt đối ở cả ba môn thi của tổ hợp xét tuyển đại học, nhưng thí sinh vẫn có thể không đỗ vào nguyện vọng một, nếu không có điểm cộng ưu tiên.