Bài giảng trên truyền hình quá nhanh, học sinh lớp 1 khó theo kịp

Tường Vân |

Do dịch COVID-19 phức tạp, nhiều địa phương chuyển đổi từ dạy trực tiếp sang dạy học trực tuyến, truyền hình đối với học sinh tiểu học.

Để dạy trên truyền hình, Bộ GDĐT tạo đã tổ chức xây dựng video bài giảng cho môn học các lớp 1, 2 và 6, hiện đang phát hành tiếng Việt và tiếng Anh lớp 1. Đối với các lớp còn lại, Bộ GDĐT lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng, hỗ trợ thẩm định bài giảng.

Chị Nhã Linh (Tân Sơn, Thanh Hóa) có con năm nay vào lớp 1 cho biết, theo kế hoạch của nhà trường, trong tuần đầu tiên, con sẽ học trực tuyến trên TV 2 môn tiếng Việt và tiếng Anh từ thứ 2 - thứ 6.

Lịch phát sóng các chương trình dành cho học sinh lớp 1, lớp 2. Ảnh: VTV
Lịch phát sóng các chương trình dành cho học sinh lớp 1, lớp 2. Ảnh: VTV

Sau gần 1 tuần cùng con học qua sóng truyền hình, chị Linh nhận xét, bài giảng sinh động, nhiều hình ảnh, trò chơi nhưng thiết kế quá nhanh khiến con không theo kịp.

“Đối với môn tiếng Anh, khi cô giáo phát âm 1 từ, con bập bẹ chưa nói theo được thì đã chuyển sang từ thứ 2. Do đó, mẹ phải ghi lại, tập đọc theo để dạy thêm cho con và sang buổi thứ 3 chiếu lại con mới có thể nói theo được cô”.

Không chỉ với môn tiếng Anh, tình trạng này cũng tiếp tục với môn tiếng Việt khi cô đọc nhanh so với tốc độ ghi bài của con. Con trai chị Linh nghe cô đọc ghi không kịp liên tục ấm ức, phụng phịu hỏi mẹ: “Sao cô viết nhanh vậy mẹ, không chờ con gì cả”.

"Khi con hỏi thế, tôi đành dỗ dành con rằng con cứ viết, 1 lát nữa mẹ sẽ chiếu lại cho con xem. Trong 30 phút học, con chỉ ghi được một vài chữ còn lại mẹ sẽ ghi hộ. Vì không theo kịp với những gì cô đọc nên con ngồi học không tập trung và rất nhanh chán. Do đó, 2 vợ chồng thay phiên nhau ngồi bên cạnh, hỗ trợ con học bài" - chị Linh kể lại.

Sau tuần đầu trải nghiệm học trực tuyến trên truyền hình, nhiều phụ huynh tại Hà Nội cũng có chung nhận xét bài giảng nhanh, các con lớp 1 lại chưa biết chữ nên rất khó theo kịp.

Chị Nguyễn Thị Loan (Thị trấn Kẻ Sặt, Bình Giang, Hải Dương) cho biết nhà trường hiện chưa triển khai việc dạy học trực tuyến với trẻ lớp 1 nên giáo viên hướng dẫn phụ huynh cho con học trên truyền hình.

“Tôi cũng đã xem qua bài giảng. Nhưng vì con chưa biết đọc, biết viết và cũng chưa nhận được mặt chữ nên thay vì cho con học trên truyền hình, tôi tranh thủ thời gian dạy con đọc, viết và làm toán” – chị Loan nói.

Một phụ huynh khác tại Thanh Trì, Hà Nội có con năm nay học lớp 2 chia sẻ:

“Sáng con học online trên lớp nên chiều mình cho con thời gian ngủ, nghỉ ngơi để đến tối mẹ rảnh lại kèm con học, ôn lại bài đã học buổi sáng”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GDĐT làm việc trực tiếp với các đài truyền hình, kênh truyền hình của Trung ương để rà soát lại độ bao phủ, khả năng dành thời lượng phát sóng các bài giảng truyền hình, các đài địa phương có phương án tiếp sóng để có diện bao phủ tốt nhất, đến nhiều học sinh nhất, kể cả những em có điều kiện học trực tuyến.

“Tinh thần là một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày, nhất là bậc tiểu học” - Phó Thủ tướng nói nhấn mạnh.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị miễn giảm giá cước Internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông việc miễn giảm giá cước Internet cho học sinh, sinh viên, giáo viên để phục vụ dạy học trực tuyến.

"Gỡ khó" về thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Tường Vân - Thiều Trang |

Tại nhiều địa phương, dù đã bắt đầu dạy và học trực tuyến nhưng vẫn còn rất nhiều em học sinh chưa có đủ điều kiện, trang thiết bị để học tập theo hình thức này.

Xây dựng giải pháp hỗ trợ học sinh không thể học online mùa dịch

Bích Hà - Thiều Trang |

Trước tình hình dịch COVID-19, lần đầu tiên ngành giáo dục phải dự phòng phương án dạy học từ xa trong 75% thời gian năm học. Đứng trước những thách thức chưa từng có, ngành giáo dục đã và đang nỗ lực xây dựng nhiều giải pháp để đảm bảo công bằng cho học sinh trong việc tiếp cận với các hình thức học online.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đề nghị miễn giảm giá cước Internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông việc miễn giảm giá cước Internet cho học sinh, sinh viên, giáo viên để phục vụ dạy học trực tuyến.

"Gỡ khó" về thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Tường Vân - Thiều Trang |

Tại nhiều địa phương, dù đã bắt đầu dạy và học trực tuyến nhưng vẫn còn rất nhiều em học sinh chưa có đủ điều kiện, trang thiết bị để học tập theo hình thức này.

Xây dựng giải pháp hỗ trợ học sinh không thể học online mùa dịch

Bích Hà - Thiều Trang |

Trước tình hình dịch COVID-19, lần đầu tiên ngành giáo dục phải dự phòng phương án dạy học từ xa trong 75% thời gian năm học. Đứng trước những thách thức chưa từng có, ngành giáo dục đã và đang nỗ lực xây dựng nhiều giải pháp để đảm bảo công bằng cho học sinh trong việc tiếp cận với các hình thức học online.