MẬP MỜ CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO NGHỀ CHO BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ

Bài 2: Đưa tiền, giữ thẻ và không gọi đi học

Theo Tuổi trẻ Thủ đô |

Một số người giới thiệu là cán bộ trường đào tạo nghề thuộc Bộ Quốc phòng quản lý chủ động đến các đơn vị quân đội hoặc tới nhà của nhiều bộ đội xuất ngũ để tư vấn tuyển sinh. Ai đồng ý đi học sẽ bị giữ lại thẻ học nghề và được “tạm ứng” một khoản tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã phản ánh về việc rất nhiều bộ đội xuất ngũ trước khi ra quân đều được tư vấn đi học nghề tại một số trường thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng như: Trường Trung cấp nghề số 18 Bộ Quốc phòng (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội); Trường Cao đẳng nghề số 20 Bộ Quốc phòng (Cơ sở Hải Dương) và Trường Trung cấp nghề số 12 Bộ Quốc phòng (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) nhưng không được gọi đi học. Họ còn được nhận từ một số người giới thiệu là cán bộ các trường số tiền từ 500 nghìn cho đến 1 triệu đồng.

Cán bộ tuyển sinh của Trường Trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc Phòng đưa tiền cho rất nhiều trường hợp đăng ký học nhưng lại không đi học.
Cán bộ tuyển sinh của Trường Trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc Phòng đưa tiền cho rất nhiều trường hợp đăng ký học nhưng lại không đi học.

Trao đổi với PV, em Ngô Văn Dương (thôn Liên Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) cho biết: Tháng 1.2018, sau khi em xuất ngũ thì có một người tên Công đến tận nhà, giới thiệu là cán bộ tuyển sinh của Trường Trung cấp nghề số 12 tư vấn đăng ký theo học lái xe. Tuy nhiên, do thi thoảng mới được học 1 buổi nên em thấy không phù hợp và không theo học nữa thì vị cán bộ này đưa cho 1 triệu đồng.

Tương tự, em Nguyễn Văn Lưu (thôn Hạ, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), xuất ngũ năm 2019 kể lại có một người tên Công, giới thiệu là cán bộ Trường Trung cấp nghề số 12 đến nhà tư vấn tuyển sinh và giữ lại thẻ học nghề. Em chờ mãi không được gọi đi học nên đã xin làm công nhân tại một công ty ở Khu công nghiệp Vân Trung (huyện Việt Yên). Một thời gian sau, em có đến trường hỏi và được anh Công đưa cho số tiền 900 nghìn đồng.

Thân Hồng Trang (thôn Thượng Phúc, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mang thẻ học nghề nộp vào Trường Trung cấp nghề số 12 nhưng chờ mãi không thấy được gọi đi học sau đó em được nhận 900 nghìn đồng.
Thân Hồng Trang (thôn Thượng Phúc, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mang thẻ học nghề nộp vào Trường Trung cấp nghề số 12 nhưng chờ mãi không thấy được gọi đi học sau đó em được nhận 900 nghìn đồng.

Một trường hợp khác là em Thân Hồng Trang (thôn Thượng Phúc, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mang thẻ học nghề nộp vào Trường Trung cấp nghề số 12 nhưng chờ mãi không thấy được gọi đi học. Sau đó em Trang lên trường hỏi và nhận 900 nghìn đồng từ người đàn ông tên Công ở phòng tuyển sinh của nhà trường.

Bên cạnh các trường hợp được nhận tiền từ 900 – 1 triệu đồng nêu trên thì còn có em La Văn Chức (thôn Sẩy, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) và một số Bộ đội xuất ngũ khác, dù không đi học nhưng cũng được nhận 500 – 700 nghìn đồng từ người đàn ông tên là Công.

Điều đáng nói, tình trạng "đưa thẻ, nhận tiền và không gọi đi học" không chỉ xảy ra ở Trường Trung cấp nghề số 12 mà còn diễn ra ở một số trường khác thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng cũng với những hình thức tương tự.

Cụ thể, em Phạm Công Hải (thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nhập ngũ tháng 2.2016, xuất ngũ tháng 1.2018. Khi chuẩn bị ra quân thì có một người xưng là Tạ Thị Ngọc, cán bộ tuyển sinh của Trường Trung cấp nghề số 18 đến đơn vị đóng quân tư vấn, giữ thẻ học nghề và đưa cho 1 triệu đồng (?). Thời gian sau, em Hải muốn đi học nhưng không thấy nhà trường gọi dù nhiều lần liên hệ với bà Ngọc (?).

Thẻ học nghề của em Hải nộp vào Trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc Phòng tại Hà Nội từ năm 2018 nhưng không được đi học và nhận 1 triệu đồng từ cán bộ tuyển sinh.
Thẻ học nghề của em Hải nộp vào Trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc Phòng tại Hà Nội từ năm 2018 nhưng không được đi học và nhận 1 triệu đồng từ cán bộ tuyển sinh.

Câu hỏi đặt ra tại sao lại có một số người xưng là cán bộ nhà trường tìm cách đưa tiền cho bộ đội xuất ngũ? Việc đưa tiền, lấy thẻ học nghề nhằm mục đích gì và có liên quan gì tới việc thanh quyết toán để lấy tiền ngân sách hay không?

(Còn nữa…)

Theo Tuổi trẻ Thủ đô
TIN LIÊN QUAN

Một ngày "chạy sô" 2 kỳ thi tổ chức lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm Phóng viên |

2 tháng trước, PV Lao Động nhận được tin nhắn của bạn đọc phản ánh về một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ có sự cấu kết của các trường Cao đẳng, Đại học, tại một số tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi được tổ chức lén lút ở Thái Nguyên.

Bài 1: Chính sách đúng, thực hiện ra sao?

Theo Tuổi trẻ Thủ đô |

Cách đây tròn 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Tuy nhiên, thực tế khi triển khai tại các trường thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là có dấu hiệu bỏ tiền ra "thu mua" thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ.

Video điều tra: Kỳ thi chứng chỉ gian lận, lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm PV ĐIỀU TRA |

Phóng viên Lao Động phát hiện một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học đã lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi gian lận và lén lút ở Thái Nguyên...

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Một ngày "chạy sô" 2 kỳ thi tổ chức lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm Phóng viên |

2 tháng trước, PV Lao Động nhận được tin nhắn của bạn đọc phản ánh về một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ có sự cấu kết của các trường Cao đẳng, Đại học, tại một số tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi được tổ chức lén lút ở Thái Nguyên.

Bài 1: Chính sách đúng, thực hiện ra sao?

Theo Tuổi trẻ Thủ đô |

Cách đây tròn 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Tuy nhiên, thực tế khi triển khai tại các trường thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là có dấu hiệu bỏ tiền ra "thu mua" thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ.

Video điều tra: Kỳ thi chứng chỉ gian lận, lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm PV ĐIỀU TRA |

Phóng viên Lao Động phát hiện một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học đã lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi gian lận và lén lút ở Thái Nguyên...