MẬP MỜ CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO NGHỀ CHO BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ

Bài 1: Chính sách đúng, thực hiện ra sao?

Theo Tuổi trẻ Thủ đô |

Cách đây tròn 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Tuy nhiên, thực tế khi triển khai tại các trường thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là có dấu hiệu bỏ tiền ra "thu mua" thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ.

Theo thống kê của Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Bộ Quốc phòng, hàng năm, cả nước chỉ có hơn 10% thanh niên nhập ngũ có trình độ từ trung học chuyên nghiệp đến đại học. Điều đó có nghĩa còn gần 90% thanh niên nhập ngũ chưa được đào tạo chính quy từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên.

Nếu bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ sơ cấp sẽ được cấp “thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu (Ảnh minh họa/Báo QĐND).
Nếu bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ sơ cấp sẽ được cấp “thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu (Ảnh minh họa/Báo QĐND).

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định định số121/2009/QĐ-TTg ngày 9.10.2009 về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Nếu bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ sơ cấp sẽ được cấp “thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu và sử dụng trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng thì được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định.

Bộ đội xuất ngũ sẽ được cấp thẻ học nghề có thể đăng ký học ở tất cả trường nghề trong và ngoài quân đội có giá trị trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp.
Bộ đội xuất ngũ sẽ được cấp thẻ học nghề có thể đăng ký học ở tất cả trường nghề trong và ngoài quân đội có giá trị trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp.

Với tấm thẻ học nghề này, bộ đội xuất ngũ có thể đăng ký học ở tất cả trường nghề trong và ngoài quân đội. Sau khi kết thúc khóa học, Nhà nước sẽ thanh toán 100% chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề căn cứ vào thẻ học nghề. Trường hợp chi phí đào tạo của nghề học cao hơn giá trị của thẻ học nghề thì người học tự chi trả phần chênh lệch cho cơ sở dạy nghề.

Thực tế, sau khi xuất ngũ thì rất nhiều bộ đội xuất ngũ tham gia học nghề tại các trường đào tạo nghề của Bộ Quốc phòng với các khóa học như điện, hàn, lái xe... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi trở về địa phương không đi học nghề hoặc nộp hồ sơ, đăng ký học nghề nhưng chờ đợi rất lâu cũng không được gọi đi học mà không hiểu lý do vì sao (?).

Các em bộ đội xuất ngũ phản ánh dù đã đăng ký và nộp thẻ học nghề nhưng lại không được gọi đi học mà không hiểu lý do vì sao?
Các em bộ đội xuất ngũ phản ánh dù đã đăng ký và nộp thẻ học nghề nhưng lại không được gọi đi học mà không hiểu lý do vì sao?

Đặc biệt, tòa soạn Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được thông tin phản ánh của một số bộ đội xuất ngũ tại tỉnh Bắc Giang về tình trạng một số người giới thiệu là cán bộ tuyển sinh ở một số trường dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như Trường Trung cấp nghề số 10 (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội); Trường Trung cấp nghề số 18 (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội); Trường Cao đẳng nghề số 20 (Cơ sở Hải Dương) và Trường Trung cấp nghề số 12 (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) tìm đến đơn vị đóng quân hoặc về tận nhà các em để đưa tiền và giữ lại thẻ học nghề mặc dù không hề đi học. Số tiền các em nhận được dao động từ 500 nghìn cho đến 1 triệu đồng.

Rất nhiều em sau khi xuất ngũ đã đăng ký và nộp thẻ vào trường trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc Phòng nhưng không được gọi đi học, đổi lại nhận được nhận số tiền từ 500 nghìn cho đến 1 triệu đồng
Rất nhiều em sau khi xuất ngũ đã đăng ký và nộp thẻ vào trường trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc Phòng nhưng không được gọi đi học, đổi lại nhận được nhận số tiền từ 500 nghìn cho đến 1 triệu đồng

Để làm rõ thông tin phản ánh, nhóm phóng viên đã vào cuộc điều tra tìm hiểu. Trải qua hơn 200 ngày thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp gỡ hàng chục bộ đội xuất ngũ tại rất nhiều huyện, thị của tỉnh Bắc Giang, chiêu trò “cho vay”, “cho mượn”, “đặt cọc” tiền nhằm giữ thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ đã dần hé lộ. Nhân vật chính là một số người nhận là cán bộ của nhà trường đến các đơn vị quân đội hoặc tới nhà để đưa tiền, giữ thẻ học nghề và không gọi đi học.

Trường Cao đẳng nghề số 20 - Bộ Quốc phòng (chi nhánh Hải Dương) cũng bị các em phản ánh không gọi đi học mà chỉ đưa tiền sau khi lấy được thẻ.
Trường Cao đẳng nghề số 20 - Bộ Quốc phòng (chi nhánh Hải Dương) cũng bị các em phản ánh không gọi đi học mà chỉ đưa tiền sau khi lấy được thẻ.

Trao đổi với nhóm phóng viên, em Dương Văn Thắng (thôn 2, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), nhập ngũ tháng 2.2016, xuất ngũ tháng 1.2018 cho biết: Sau khi xuất ngũ có một người giới thiệu là cán bộ tuyển sinh của Trường Cao đẳng nghề số 20 Bộ quốc phòng (cơ sở Hải Dương) đến nhà lấy thẻ học nghề và có đưa cho 1 triệu đồng gọi là tiền "xăng xe" nhưng chờ mãi cũng không thấy gọi đi học (?).

Em Nguyễn Văn Quyết (thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), nhập ngũ tháng 2.2016, xuất ngũ tháng 1.2018 cũng rơi vào trường hợp tương tự. Em Quyết cho biết khi chuẩn bị xuất ngũ, một người giới thiệu là cán bộ tuyển sinh của Trường trung cấp nghề số 18 đã đến đơn vị tư vấn, giữ thẻ học nghề của em và đưa cho 500 nghìn đồng. Sau khi xuất ngũ, chờ đợi một thời gian dài, Quyết không thấy nhà trường gọi đi học.

Ngoài các trường hợp nêu trên, mở rộng điều tra, nhóm phóng viên phát hiện ra rất nhiều trường hợp khác đăng ký học nghề tại các trường dạy nghề của Bộ Quốc phòng (đặc biệt là Trường Trung cấp nghề số 12 – PV) nhưng không được gọi đi học. Đổi lại sẽ nhận được số tiền từ 500 nghìn cho đến 1 triệu đồng sau khi đưa “thẻ học nghề” cho cán bộ nhà trường (?).

(Còn nữa…)

Theo Tuổi trẻ Thủ đô
TIN LIÊN QUAN

Một ngày "chạy sô" 2 kỳ thi tổ chức lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm Phóng viên |

2 tháng trước, PV Lao Động nhận được tin nhắn của bạn đọc phản ánh về một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ có sự cấu kết của các trường Cao đẳng, Đại học, tại một số tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi được tổ chức lén lút ở Thái Nguyên.

ĐH Đồng Nai: Nâng điểm chuẩn, "đánh trượt" là vì quyền lợi của thí sinh

Anh Nhàn |

Vì chỉ có 3 thí sinh đủ điểm 18 (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để vào ngành sư phạm Vật lý, nên Đại học Đồng Nai không thể mở được lớp dạy. Đại diện nhà trường cho rằng, trường nâng điểm chuẩn lên cao là muốn "đảm bảo quyền lợi cho thí sinh".

Video điều tra: Kỳ thi chứng chỉ gian lận, lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm PV ĐIỀU TRA |

Phóng viên Lao Động phát hiện một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học đã lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi gian lận và lén lút ở Thái Nguyên...

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Vụ cắt tóc trên bục giảng: Cô, trò cùng nhận lỗi, khép lại sự việc

Trọng Lộc |

Chiều 23.3, Sở GDĐT Vĩnh Phúc đã thông tin chính thức về vụ việc cô giáo cắt tóc học sinh trên bục giảng gây xôn xao dư luận.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Một ngày "chạy sô" 2 kỳ thi tổ chức lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm Phóng viên |

2 tháng trước, PV Lao Động nhận được tin nhắn của bạn đọc phản ánh về một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ có sự cấu kết của các trường Cao đẳng, Đại học, tại một số tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi được tổ chức lén lút ở Thái Nguyên.

ĐH Đồng Nai: Nâng điểm chuẩn, "đánh trượt" là vì quyền lợi của thí sinh

Anh Nhàn |

Vì chỉ có 3 thí sinh đủ điểm 18 (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để vào ngành sư phạm Vật lý, nên Đại học Đồng Nai không thể mở được lớp dạy. Đại diện nhà trường cho rằng, trường nâng điểm chuẩn lên cao là muốn "đảm bảo quyền lợi cho thí sinh".

Video điều tra: Kỳ thi chứng chỉ gian lận, lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm PV ĐIỀU TRA |

Phóng viên Lao Động phát hiện một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học đã lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi gian lận và lén lút ở Thái Nguyên...