Áp lực tăng dân số, TP Hồ Chí Minh khó khăn thực hiện chương trình mới

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Áp lực tăng dân số, TP Hồ Chí Minh đề xuất có cơ chế về tuyển dụng giáo viên, chính sách dành cho giáo viên 2 buổi/ngày, chính sách ưu đãi về đất đai, thủ tục hành chính... Đây là những vấn đề được UBND TP Hồ Chí Minh kiến nghị tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa 2018, vào ngày 27.3.

Dân số tăng nhanh

Báo cáo đoàn giám sát, khó khăn lớn được lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đặt ra hiện nay là áp lực tăng dân số. Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết đặc thù là một đô thị lớn, thành phố (TP) rơi vào tình trạng số dân sinh sống thực tế trên địa bàn luôn cao hơn nhiều lần so với số dân có hộ khẩu thường trú.

Trong khi đó, các chính sách, chỉ tiêu đều được xây dựng dựa trên số dân có hộ khẩu thường trú. Thống kê cho thấy, có hơn 20% là học sinh đang học ở TP là đến từ các địa phương khác. Vì thế, TP kiến nghị Trung ương xem xét khi bố trí nguồn lực, tính toán các chỉ tiêu cần dựa trên số dân thực tế chứ không chỉ dựa trên dân số trên hộ khẩu.

Dù TP Hồ Chí Minh luôn đứng trước áp lực lớn khi dân số tăng cơ học hàng năm rất cao, nhưng quy trình đầu tư công kéo dài, khả năng cân đối ngân sách hạn chế dẫn đến việc đáp ứng về phòng học, đảm bảo sĩ số/lớp và tỉ lệ học 2 buổi/ngày còn nhiều khó khăn.

Hiện, TP đạt tỉ lệ 294 phòng học/10.000 dân, mục tiêu đến năm 2025 đạt 300 phòng học/10.000 dân. Tỉ lệ học 2 buổi/ngày đối với tiểu học là 74,1%, đối với THCS là 63,2%, đối với THPT là 95,3%. TP đang thiếu khoảng 5.000 phòng học mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế; so với chỉ tiêu 2025 đạt 300 phòng học/10.000 dân. Như vậy, TP cần phải xây thêm 8.000 phòng học mới.

Mặt khác, mặc dù liên tục tuyển dụng giáo viên nhưng đến nay, TP vẫn chưa đáp ứng về số lượng và cơ cấu bộ môn theo yêu cầu của chương trình mới. Đa số các trường tiểu học đều gặp khó khăn khi thiếu giáo viên môn tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật; một số giáo viên còn lúng túng khi triển khai dạy chương trình mới, nhất là các môn mới theo hướng tích hợp. Thiết bị học tin học hầu hết cũ, chậm thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chậm do đấu thầu mua sắm tập trung theo quy định.

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức báo cáo đoàn giám sát. Ảnh: Tuệ Nhi
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức báo cáo đoàn giám sát. Ảnh: Tuệ Nhi

Cùng với đó, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới là chương trình 2 buổi/ngày nên các trường gặp rất nhiều khó khăn khi không được thu khoản học phí buổi 2 đối với học sinh học chương trình này.

Từ đó, TP Hồ Chí Minh đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sớm xây dựng cơ chế chính sách cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày; cơ chế trong tuyển dụng; đảm bảo kinh phí và bổ sung kinh phí cho công tác tập huấn bồi dưỡng chương trình GDPT 2018.

Dẫn chứng về tình trạng thiếu cơ sở vật chất, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết điển hình nhất tại huyện Bình Chánh, có những trường học lên đến 90 lớp/trường, cao gấp 3 lần so với quy định tiêu chuẩn là 30 lớp/trường. Sĩ số nhiều lớp cũng trên 50 học sinh/lớp.

Ông Phan Văn Mãi nhận định từ nay đến năm 2025, mục tiêu bổ sung thêm 8.000 phòng học gặp nhiều khó khăn nên TP cần cơ chế linh hoạt cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xã hội hóa, tạo thêm nguồn lực cho giáo dục.

Quan tâm tới giáo viên, cơ chế chính sách

Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh tới việc đảm bảo đủ giáo viên và chế độ chính sách cho nhà giáo mới giúp họ yên tâm công tác. Ông nêu, bình quân 1 năm TP tăng 200.000 dân và trên 40.000 học sinh càng tạo nên những áp lực ngành giáo dục. Ông đặt vấn đề cần phải tính đến chiến lược dài dạn về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất.

Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Tuệ Nhi
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Tuệ Nhi

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị TP Hồ Chí Minh cần rà soát, đánh giá quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn, để xem xét, điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của người học.

Cùng với đó, công tác cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước cần được đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Đồng thời, thực hiện việc đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch, đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, ông Trần Thanh Mẫn cho rằng TP cũng cần tăng cường mở rộng hợp tác đối với các đối tác quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà giáo, chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường học trên địa bàn.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến tăng hơn 7.400 cán bộ, công chức cấp xã nếu tính theo quy mô dân số

Vương Trần |

Nếu xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã và được tăng thêm theo dân số của từng cấp xã, dự kiến số lượng cán bộ, công chức cấp xã sẽ tăng lên hơn 7.400 người trên cả nước.

TPHCM kiến nghị chính sách về thiếu giáo viên, đất đai, phòng học

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Với tốc độ tăng nhanh chóng về số học sinh, ngành Giáo dục TPHCM đang đứng trước nhiều khó khăn về giáo viên, đất đai, phòng học.... Sở GDĐT thành phố đang tìm biện pháp tháo gỡ cũng như kiến nghị chính sách để khắc phục tình trạng trên.

Gỡ khó thiếu giáo viên, phấn đấu hơn 300 trường đạt chuẩn quốc gia

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang thực hiện nhiều giải pháp đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phấn đấu đến cuối năm có hơn 300 trường đạt chuẩn quốc gia.

5 lý do khiến Hàn Quốc là điểm đến yêu thích của cả thế giới

Mộc Anh |

Hàn Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế nhờ những trải nghiệm độc đáo về văn hóa, ẩm thực, đi lại thuận tiện...

Thợ đào vàng nghiệp dư tìm thấy cục vàng khổng lồ ở Australia

Ngọc Vân |

Một thợ đào vàng nghiệp dư đã tìm thấy một cục vàng khổng lồ trị giá 160.000 USD tại Australia.

Đức tiết lộ lý do tăng cường viện trợ cho Ukraina

Ngọc Vân |

Lý do Đức tăng cường viện trợ cho Ukraina được nêu rõ trong lá thư của Bộ Tài chính Đức gửi Quốc hội nước này hôm 28.3.

2 phòng khám ở TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu vẽ bệnh, moi tiền người bệnh

Thanh Chân |

Ngày 29.3, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Thanh tra Sở Y tế tiếp nhận thông tin phản ánh Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu và Phòng khám đa khoa Nam Việt có dấu hiệu "vẽ bệnh, moi tiền" người bệnh.

Vụ án thứ 4 liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung: Phù phép cây lậu vào Hà Nội

Việt Dũng |

Giai đoạn ông Nguyễn Đức Chung làm chủ tịch thành phố, trong dự án 1 triệu cây xanh, nhiều chủng loại cây được nhập lậu từ Trung Quốc, mua trôi nổi trên thị trường.

Dự kiến tăng hơn 7.400 cán bộ, công chức cấp xã nếu tính theo quy mô dân số

Vương Trần |

Nếu xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã và được tăng thêm theo dân số của từng cấp xã, dự kiến số lượng cán bộ, công chức cấp xã sẽ tăng lên hơn 7.400 người trên cả nước.

TPHCM kiến nghị chính sách về thiếu giáo viên, đất đai, phòng học

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Với tốc độ tăng nhanh chóng về số học sinh, ngành Giáo dục TPHCM đang đứng trước nhiều khó khăn về giáo viên, đất đai, phòng học.... Sở GDĐT thành phố đang tìm biện pháp tháo gỡ cũng như kiến nghị chính sách để khắc phục tình trạng trên.

Gỡ khó thiếu giáo viên, phấn đấu hơn 300 trường đạt chuẩn quốc gia

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang thực hiện nhiều giải pháp đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phấn đấu đến cuối năm có hơn 300 trường đạt chuẩn quốc gia.