Ám ảnh họp phụ huynh: Chỉ chuyện nộp tiền và chép biên bản thoả thuận

HUYÊN NGUYỄN |

"Tôi mong muốn được nghe cô giáo chia sẻ về cách giáo dục con, quan điểm dạy dỗ của cô nhưng cuối cùng chỉ là nộp tiền và yêu cầu phụ huynh chép tay biên bản thoả thuận. 2 tiếng họp phụ huynh khiến tôi vô cùng thất vọng" - anh Phạm Đăng Trung (phụ huynh có con học lớp 2 tại khu vực Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.

Họp = thu tiền

Một tuần sau khai giảng học mới 2019-2020, nhiều trường học đã tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm.

Mong chờ được nghe các thông tin trao đổi của giáo viên về phương pháp giáo dục, nhưng anh Phạm Đăng Trung (phụ huynh có con học lớp 2 tại khu vực Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) lại tỏ ra vô cùng thất vọng khi buổi họp phụ huynh hầu như chỉ xoay quanh vấn đề nộp tiền.

Anh Trung chia sẻ: Mỗi một năm học, nhà trường thường tổ chức họp phụ huynh 3 lần vào đầu năm, sơ kết học kỳ 1 và tổng kết năm học.

Các cuộc họp lâu nay đều diễn ra theo trình tự quen thuộc là phụ huynh nghe giáo viên chủ nhiệm báo cáo sơ nét về tình hình chung của trường, của lớp; thông qua các khoản đóng góp, thu chi.

"Dành thời gian đi họp phụ huynh, tôi mong muốn được nghe cô giáo chia sẻ về cách giáo dục con, quan điểm dạy dỗ của cô nhưng cuối cùng chỉ là nộp tiền và yêu cầu phụ huynh chép tay biên bản thoả thuận. 2 tiếng họp phụ huynh khiến tôi vô cùng thất vọng" - anh Trung chán nản nói về buổi họp phụ huynh vừa diễn ra cuối tuần qua.

Phụ huynh mong muốn cuộc họp phụ huynh không chỉ bàn chuyện đóng tiền. Ảnh minh hoạ: TL
Phụ huynh mong muốn cuộc họp phụ huynh không chỉ bàn chuyện đóng tiền. Ảnh minh hoạ: TL

Đồng cảnh ngộ, nghe đến việc họp phụ huynh là chị N.M.T có con học tại Trường Tiểu học Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) ngao ngán. “Đi họp chỉ để nghe thông báo về các khoản thu. Tôi thực sự mong muốn cuộc họp phụ huynh là cơ hội để giáo viên, phụ huynh giao lưu để hiểu nhau hơn trong phương pháp giáo dục. Chúng tôi cũng mong muốn được biết hoàn cảnh của các em học sinh khó khăn, đặc biệt để phụ huynh cùng chung tay chăm sóc các cháu" - chị Lan nói.

Theo chị Lan, không chỉ mình chị mà nhiều phụ huynh khác cũng ngại đi họp bởi hầu như mọi chuyện đã được giáo viên ấn định, mời phụ huynh đến chỉ để thông báo các khoản thu đầu năm.

Hội phụ huynh hay... "hội từ thiện"?

Theo các phụ huynh, ngoài học phí và các loại bảo hiểm bắt buộc, khá nhiều khoản đóng góp theo tinh thần tự nguyện nhưng thực chất không tự nguyện. Có hàng loạt các khoản thu như quỹ hoạt động của Hội Cha mẹ học sinh trường, lớp, tiền phục vụ, học tăng tiết, học Anh văn, sinh hoạt câu lạc bộ, tiền vệ sinh, tiền giữ xe đạp… Các khoản vận động khác như sửa sân, xây dựng bờ rào, vận động trao phần thưởng cuối năm…

Các khoản đóng góp luôn khoác danh nghĩa “tự nguyện” có thể đóng hoặc không và tùy hoàn cảnh mà chênh lệch mức đóng góp. Nhưng phần lớn đều được ấn định một mức tối thiểu buộc người ta phải theo.

Anh Phạm Đăng Trung bày tỏ sự không đồng tình khi năm nay nhà trường yêu cầu phụ huynh phải ngồi chép tay từng bản thoả thuận, cam kết tự nguyện đóng tiền hay đăng ký hoạt động ngoại khoá cho con. "Thực chất vẫn là ép buộc trên tinh thần tự nguyện" - anh Trung bức xúc.

Về vấn đề này, TS Phạm Văn Hoà - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định nhiều trường đang quá nặng nề về các khoản đóng góp khiến cho buổi họp phụ huynh trở nên nặng nề. Theo ông Hoà, họp phụ huynh là cơ hội để phụ huynh và nhà trường thấu hiểu và sẻ chia với nhau chứ không phải chỉ bàn chuyện thu tiền.

"Chúng tôi đã và đang xây dựng trường học hạnh phúc. Cha mẹ yêu thương con vô bờ bến nhưng kỳ vọng về con rất nhiều, họ chưa thực sự hiểu con, nên vô tình tạo nhiều áp lực đối với tuổi thơ. Chúng tôi mong muốn cha mẹ phải hiểu con nhiều hơn vì vậy mỗi buổi họp phụ huynh ở Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là ngày hội của cha mẹ học sinh để họ cũng được học, được trao đổi là ngày.

Nhà trường giúp phụ huynh nắm được tâm lý, năng lực, mong muốn của con hơn, hỗ trợ cha mẹ nâng cao nhận thức về tâm lý học, giá trị sống. Dịp này, lãnh đạo nhà trường cũng cùng cha mẹ làm rõ triết lý giáo dục, khi phụ huynh hiểu, đồng cảm, ủng hộ, đồng hành cùng nhà trường thì sẽ có trường học hạnh phúc và sự tiến bộ của học sinh" ông Hoà nhấn mạnh.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Tự chủ đại học: Làm sao để kiểm soát việc tăng học phí, lạm thu?

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi được tự chủ, không ít trường đại học sẽ quyết định tăng học phí. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta cần có những giải pháp căn bản hơn về vấn đề tài chính chứ không thể dựa vào học phí. Đó là thông tin được đưa ra tại Toạ đàm "Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo" ngày 9.9.

Giáo viên chua xót nói về lạm thu, bạo lực học đường, gian lận thi cử

HUYÊN NGUYỄN - ANH NHÀN |

“Là giáo viên tôi thấy buồn, thấy chua xót khi phải nhắc đến lạm thu, đến các vụ bạo lực học đường, đạo đức xuống cấp… nhưng nếu muốn đổi mới thành công thì chúng ta phải nhìn thẳng và làm thật” – ông Trần Mạnh Tùng – giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ tâm tư trước thềm năm học mới.

7 khoản tiền không được phép thu của phụ huynh trong năm học mới

HUYÊN NGUYỄN |

Các trường học không được phép thu 7 khoản tiền như trông coi phương tiện, mua sắm trang thiết bị lớp học, bảo vệ cơ sở vật chất, sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình của nhà trường....

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Tự chủ đại học: Làm sao để kiểm soát việc tăng học phí, lạm thu?

HUYÊN NGUYỄN |

Sau khi được tự chủ, không ít trường đại học sẽ quyết định tăng học phí. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng ta cần có những giải pháp căn bản hơn về vấn đề tài chính chứ không thể dựa vào học phí. Đó là thông tin được đưa ra tại Toạ đàm "Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo" ngày 9.9.

Giáo viên chua xót nói về lạm thu, bạo lực học đường, gian lận thi cử

HUYÊN NGUYỄN - ANH NHÀN |

“Là giáo viên tôi thấy buồn, thấy chua xót khi phải nhắc đến lạm thu, đến các vụ bạo lực học đường, đạo đức xuống cấp… nhưng nếu muốn đổi mới thành công thì chúng ta phải nhìn thẳng và làm thật” – ông Trần Mạnh Tùng – giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ tâm tư trước thềm năm học mới.

7 khoản tiền không được phép thu của phụ huynh trong năm học mới

HUYÊN NGUYỄN |

Các trường học không được phép thu 7 khoản tiền như trông coi phương tiện, mua sắm trang thiết bị lớp học, bảo vệ cơ sở vật chất, sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình của nhà trường....