Ám ảnh câu nói "mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt"

Phùng Nhung |

Đáng sợ nhất khi bị bạo lực học đường là không một ai đồng cảm, thấu hiểu và đứng ra bênh vực. Tổn thương nhất là thường xuyên nhận được những câu nói đổ lỗi ngược cho nạn nhân như “mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt".

Nhìn nữ sinh 20 tuổi vui tươi, nhanh nhẹn, hoạt bát như hiện tại, không ai nghĩ Nguyễn Thanh Thuỷ (Hà Nội) từng là nạn nhân của bạo lực học đường trong suốt năm lớp 11 và 12.

Mỗi ngày đến trường, Thuỷ luôn trong trạng thái thấp thỏm lo âu bởi không biết sẽ có những trò gì đang “đón chờ" mình. Nếu như mọi người nghĩ về bạo lực học đường chỉ là trêu chọc, phỉ báng, bắt nạt, nói xấu, đánh đập thì thực tế những nỗi đau để lại trong tâm lý nạn nhân còn khủng khiếp hơn thế.

Bạo lực về thể xác thì những vết thương sẽ lành theo thời gian; gia đình, nhà trường, xã hội sẽ nhìn thấy được vấn đề và có thể đưa ra biện pháp xử lý thích đáng. Nhưng những đứa trẻ bị bạo lực về tinh thần, bị bạn bè bôi nhọ đồn tiếng xấu, bị bắt làm trò cười, làm nô lệ trong lớp... sẽ chết dần, chết mòn tâm hồn, thậm chí tuyệt vọng.

“Em bị một nhóm bạn trong lớp nói xấu, mỉa mai, châm chọc để thỏa mãn thú vui và tính ích kỷ của họ. Chỉ cần nhìn thấy em, họ lại tìm mọi cách móc mỉa để em xấu hổ và tự ti trước đám đông.

Thật sự em đã rất sợ hãi, bị dày vò tinh thần trong suốt thời gian dài. Sợ đi học đến nỗi viện đủ lý do để nghỉ học, bất lực đến nỗi bật khóc trên lớp, đêm ngủ cũng chỉ biết khóc bởi không thể làm gì khác" - Thuỷ tâm sự.

Đáng sợ hơn là không có một ai đồng cảm, thấu hiểu và dám đứng ra bênh vực em. Các bạn trong lớp biết chuyện, nhìn thấy sự bất công nhưng không ai dám chơi cùng bởi sợ bị trả thù, sợ là đối tượng tiếp theo của bạo lực học đường. Thuỷ thường xuyên nhận được những câu nói đổ lỗi ngược cho mình như “mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt".

 
Ám ảnh câu nói "mày phải làm gì thì chúng nó mới ghét và bắt nạt". Ảnh minh họa: Xinhua

Nữ sinh chưa từng kể với bố mẹ những việc đã xảy ra ở trường bởi sợ gia đình lo lắng. Đã rất nhiều lần em muốn xin mẹ chuyển trường hoặc chuyển lớp, nhưng nghĩ lại, em vẫn thầm chịu đựng. Thuỷ tự thu mình, không giao tiếp với bạn bè, thậm chí rất muốn hỏi bài các bạn nhưng lại e ngại.

Giáo viên chủ nhiệm biết chuyện này, nhưng em chỉ nhận về sự thờ ơ và không có phương án giải quyết vì cô giáo cho rằng đây là chuyện trẻ con. Cùng cực của sự tuyệt vọng khiến nữ sinh rơi vào trầm cảm trong một thời gian dài.

"Cuối năm lớp 12 em may mắn gặp được một người bạn khác lớp, bạn đã kèm cặp, giúp đỡ, chia sẻ cùng em. Đây cũng là động lực để em thoát khỏi nỗi sợ, cố gắng học và ôn thi đại học.

Nỗi đau về tinh thần quá lớn, phải đến hết năm nhất đại học em mới có thể ổn định tâm lý và tự chữa lãnh cho bản thân mình.

Cá nhân em nghĩ nạn nhân của bạo lực học đường rất cần sự chia sẻ, cảm thông từ phía mọi người, đặc biệt là những người thân thiết như bố mẹ, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè.

Câu chuyện này không mới nhưng thực sự là nỗi kinh hoàng đối với học sinh. Vấn đề sẽ không được giải quyết nếu người lớn không nhận thức được sự tồi tệ từ vấn đề họ cho là "chuyện trẻ con". Làm ơn hãy chú ý tới những đứa trẻ trước khi quá muộn" - Thanh Thuỷ bộc bạch.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Nữ sinh phải điều trị tâm lý do bạo lực học đường

Thanh Hằng |

“Em sợ phải đi học, em thu mình lại một góc, không dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thậm chí em còn phải đi điều trị tâm lý vì mắc bệnh trầm cảm. Hiện tại, em vẫn không thể nào quên được quãng thời gian khủng khiếp đó” - tâm sự của nữ sinh từng là nạn nhân của bạo lực học đường.

Nạn nhân bạo lực học đường: Đi học giống như sự tra tấn

Vân Trang |

Bị cô lập, miệt thị, bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần, đi học giống như sự tra tấn,... Đó là những kí ức, khoảng trống tinh thần mà những nạn nhân của bạo lực học đường không bao giờ muốn nhắc lại.

Phải làm gì nếu con bạn là kẻ bắt nạt ở trường học?

Hương Lê (Theo Time Of India) |

Việc con trẻ đi bắt nạt các bạn khác là vấn đề nghiêm trọng và cha mẹ không nên xem nhẹ.

Danh sách U22 Việt Nam rút gọn: Đức Việt, Đình Duy bị loại

MINH PHONG |

Huấn luyện viên Troussier đã loại 7 cầu thủ trước khi U22 Việt Nam sang Campuchia chuẩn bị cho SEA Games 32.

Dương Thuý Vi quyết tâm giành vàng cho Wushu Việt Nam tại SEA Games 32

MINH QUÂN - HOÀNG HUÊ |

Vận động viên Dương Thuý Vi đang tích cực tập luyện, hướng tới mục tiêu giành huy chương vàng cho đội tuyển Wushu Việt Nam tại SEA Games 32.

Đặt lịch đăng kiểm qua ứng dụng: Người chờ vài ngày, người chờ cả tháng

LÂM ANH |

TP Hồ Chí Minh - Bên cạnh hiệu quả rõ rệt khi tình hình các phương tiện xếp hàng chờ đăng kiểm gây ùn tắc đã được khắc phục, việc sử dụng ứng dụng đặt hẹn đăng kiểm đang khiến một số trường hợp người dân gặp khó do lịch hẹn quá xa so với thời gian tem đăng kiểm đến hạn.

Cấm sóng, cấm biểu diễn có đủ sức “thanh lọc” showbiz Việt?

Bình An |

Việc tiến hành thực hiện cấm sóng, cấm biểu diễn, cấm hoạt động trên mạng xã hội dự kiến được thực hiện từ tháng 10.2023, liệu có đủ sức “thanh lọc” và hạn chế scandal ở showbiz Việt?

Vụ xe nghi chở hàng cấm tông tử vong thiếu tá CSGT: Khởi tố vụ án giết người

An Long |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người trong vụ xe ôtô tông trực diện làm thiếu tá Cảnh sát giao thông (CSGT) và 2 công nhân tử vong.

Nữ sinh phải điều trị tâm lý do bạo lực học đường

Thanh Hằng |

“Em sợ phải đi học, em thu mình lại một góc, không dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thậm chí em còn phải đi điều trị tâm lý vì mắc bệnh trầm cảm. Hiện tại, em vẫn không thể nào quên được quãng thời gian khủng khiếp đó” - tâm sự của nữ sinh từng là nạn nhân của bạo lực học đường.

Nạn nhân bạo lực học đường: Đi học giống như sự tra tấn

Vân Trang |

Bị cô lập, miệt thị, bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần, đi học giống như sự tra tấn,... Đó là những kí ức, khoảng trống tinh thần mà những nạn nhân của bạo lực học đường không bao giờ muốn nhắc lại.

Phải làm gì nếu con bạn là kẻ bắt nạt ở trường học?

Hương Lê (Theo Time Of India) |

Việc con trẻ đi bắt nạt các bạn khác là vấn đề nghiêm trọng và cha mẹ không nên xem nhẹ.