Kế hoạch xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025: Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước trong khu vực, một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; thực hiện đào tạo cho 1.150.000 lượt người, bình quân mỗi năm đạt khoảng 230.000 lượt người; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 55,5%.
Đến năm 2030, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận trình độ các nước trong khu vực; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đạt 80-85%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 60%.
Về tầm nhìn đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp Thủ đô phát triển, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của thị trường lao động Thủ đô; đi đầu cả nước về các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, bắt kịp trình độ tiên tiến của ASEAN, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số ngành, nghề đào tạo.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, UBND thành phố ban hành kèm theo 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Theo đó, thành phố sẽ tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mói chương trình, phương thức đào tạo trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, ngưòi dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp. Gắn kết đào tạo với sử dụng lao động, giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.
Thành phố sẽ nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khỏi nghiệp và đồi mới sáng tạo. Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp. Truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh họp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.