72% người dân đồng ý tăng học phí, số liệu có khách quan, chính xác?

PHẠM ĐÔNG |

Khảo sát của các phòng giáo dục, các trường công lập, hơn 53.700 người đồng ý với dự kiến mức thu học phí, chiếm hơn 72%. Nhưng những con số đó có chính xác, khách quan không, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội cùng khảo sát để có con số chính xác nhất.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có trên 74.602 ý kiến của cha mẹ có con học tại cơ sở giáo dục công lập và cán bộ giáo viên ở những trường này tham gia góp ý bằng phiếu về mức thu học phí năm học 2022-2023.

Kết quả hơn 53.700 người đồng ý với dự kiến mức thu học phí, chiếm hơn 72%. Hơn 20.000 ý kiến không đồng tình, chiếm 27%. Kết quả lấy ý kiến này được các phòng giáo dục, các trường công lập thực hiện.

Ngày 21.6, trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, người trực tiếp tham gia góp ý tại hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố về mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023 cho biết: Để biết con số chính xác người dân đồng ý tăng học phí, những người được hỏi phải là phụ huynh có con học tại cơ sở giáo dục công lập trên cả các vùng thành thị, nông thôn, miền núi. Ở đây, tổng số phiếu dù lớn nhưng lại khảo sát nhiều đối tượng, trong đó có cả cán bộ giáo viên thì sẽ dẫn tới số liệu không chính xác. Thực chất cơ quan khảo sát phải lấy tỉ lệ của phụ huynh, người chịu tác động trực tiếp mới chuẩn.

Cũng theo ông Tùng Lâm, việc khảo sát có thể chia thành 2 phần. Phần thứ nhất có thể lấy ý kiến của tất cả các đối tượng trong xã hội; phần thứ hai khảo sát tập trung chủ yếu vào phụ huynh học sinh trên tất cả các địa bàn. "Việc điều tra xã hội học phải rõ ràng, tách bạch thì mới có con số chính xác" - ông Lâm nhấn mạnh.

Ông Lâm nêu rõ, nước ta đã có Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí... trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Do đó, thành phố dù lựa chọn mức trần hay mức sàn theo nghị định này thì cần thực hiện cho sát với nhân dân, đúng với tình hình thực tế.

Ông Lâm cho rằng, vấn đề người dân rất quan tâm hiện nay là chất lượng giáo dục. Tiền học phí bỏ ra phải tương xứng với chất lượng giáo dục, học tập. Học phí người dân thậm chí có thể đóng cao nhất ở mức trần nhưng không được thu thêm bất kỳ khoản nào khác thì phụ huynh sẽ đồng thuận.

Bên cạnh đó, tiền học phí, các khoản đóng góp của học sinh được dùng vào việc gì thì phụ huynh có thể tham gia giám sát được. "Tiền thu học phí được chi thế nào, đóng góp ra sao cho xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay", ông Lâm nói và đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố cần có kế hoạch huy động thêm nguồn lực xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục.

Cũng theo ông Lâm, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội cần có những khảo sát riêng về tỉ lệ người dân đồng ý/không đồng ý tăng học phí. Cơ quan này không nên chờ các ban, ngành của thành phố. Mặc dù quy mô khảo sát có thể không lớn (như các phòng giáo dục, Sở Giáo dục) nhưng cần chú trọng vào các khu vực dân.

Bên cạnh đó, cần khảo sát đúng đối tượng chịu tác động của việc tăng học phí.

Cũng về vấn đề này, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội cho biết, các ý kiến phản biện về vấn đề này đang được tập hợp lại. Những ý kiến này là cơ sở để UBND và HĐND thành phố tiếp tục hoàn thiện, thông qua trong năm học 2022-2023.

Trước đó, tham gia phản biện tại hội nghị, PGS.TS Ngô Hữu Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Tôn giáo, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đặt vấn đề tỷ lệ hơn 70% phụ huynh và giáo viên đồng ý tăng học phí rất đáng "nghi ngờ", nhất là trong bối cảnh bão giá hiện nay. Việc điều tra xã hội học phải được thực hiện bài bản, khoa học và có số liệu phân tích cụ thể, không thể chung chung bao nhiêu % đồng ý.

Với gần 30% số người tham gia ý kiến không đồng tình, ông Thảo cho rằng cần rất chú ý tới nhóm này vì nó cho thấy sự đồng thuận của nhân dân với việc tăng học phí có thể không cao.

Cùng quan điểm, luật gia Lê Gia Ánh cho hay, đối tượng lấy ý kiến là giáo viên và phụ huynh thì không chỉ 70% mà muốn 80% đồng tình cũng được vì giáo viên là người trong ngành, còn phụ huynh thường rất ngại có ý kiến khác. "Nếu mở rộng đối tượng góp ý thì kết quả sẽ khác", ông Ánh nói.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

72% người dân đồng ý tăng học phí: Nhưng là dân nào vậy?

Đào Tuấn |

90% người Hà Nội đồng ý cấm xe máy. Và giờ, lại đến 72% người Thủ đô đồng ý tăng học phí. Nếu việc lấy ý kiến kiểu này thì lẽ ra con số phải là 100% mới đúng.

Tại sao phải tăng học phí đại học?

Nhóm PV |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt trong năm học tới. Chương trình “Sự kiện bình luận” hôm nay sẽ bàn luận về câu chuyện tăng học phí, cũng như những giải pháp để không còn là nỗi lo.

Học phí tăng cao, nhiều em tạm gác ước mơ vào đại học

Trà My - Tường Vân |

Dù chỉ mới học hết lớp 11 nhưng em Nguyễn Lê Hải Minh (Phú Yên) đã bắt đầu suy nghĩ về việc từ bỏ ước mơ vào đại học do học phí các trường tăng cao và với đồng lương công nhân ít ỏi hàng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh, nuôi 2 anh em ăn học.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

72% người dân đồng ý tăng học phí: Nhưng là dân nào vậy?

Đào Tuấn |

90% người Hà Nội đồng ý cấm xe máy. Và giờ, lại đến 72% người Thủ đô đồng ý tăng học phí. Nếu việc lấy ý kiến kiểu này thì lẽ ra con số phải là 100% mới đúng.

Tại sao phải tăng học phí đại học?

Nhóm PV |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt trong năm học tới. Chương trình “Sự kiện bình luận” hôm nay sẽ bàn luận về câu chuyện tăng học phí, cũng như những giải pháp để không còn là nỗi lo.

Học phí tăng cao, nhiều em tạm gác ước mơ vào đại học

Trà My - Tường Vân |

Dù chỉ mới học hết lớp 11 nhưng em Nguyễn Lê Hải Minh (Phú Yên) đã bắt đầu suy nghĩ về việc từ bỏ ước mơ vào đại học do học phí các trường tăng cao và với đồng lương công nhân ít ỏi hàng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh, nuôi 2 anh em ăn học.