41 hồ sơ GS, PGS bị loại vì những lý do gì?

HUYÊN NGUYỄN |

Ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh Thanh tra Bộ GDĐT, Trưởng đoàn kiểm tra ứng viên GS, PGS năm 2017 cho biết, trong quá trình kiểm tra, rất nhiều hồ sơ ứng viên GS, PGS không đảm bảo tiêu chuẩn. Pv Lao động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Bằng về vấn đề này.

- Thưa ông, Hội đồng Chức danh GS nhà nước vừa công bố kết quả rà soát 94 ứng viên GS, PGS có dấu hiệu chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện. Ông có thể cho biết, Thanh tra Bộ đã làm việc như thế nào để có được kết quả đó?

Thanh tra Bộ chủ trì kiểm tra rà soát hồ sơ của 94 ứng viên GS, PGS có dấu hiệu chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện, chúng tôi tập trung xem xét nghiêm túc, khách quan từng trường hợp cụ thể.

Trước hết Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trên cơ sở hồ sơ của từng ứng viên; gửi văn bản đề nghị từng ứng viên báo cáo giải trình những vấn đề trong hồ sơ cần phải làm rõ thêm. Đồng thời, đoàn gửi văn bản đề nghị cơ sở giáo dục báo cáo về việc xác nhận giờ giảng cho ứng viên.

Đoàn kiểm tra cũng chia thành 6 nhóm đi đến từng cơ sở để xác minh và tiến hành làm việc trực tiếp với một số ứng viên. Có ứng viên chúng tôi mời lên Bộ, có ứng viên chúng tôi đến tận nơi trao đổi cụ thể. Các kênh thông tin đều hết sức dân chủ.

Trên cơ sở thông tin xác minh ban đầu, Đoàn kiểm tra đã báo cáo Bộ trưởng và Bộ trưởng đề nghị thường trực Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cùng với Đoàn kiểm tra làm việc cụ thể với từng Hội đồng ngành.

Việc kiểm tra, xác minh thận trọng, khách quan, cụ thể; việc áp dụng pháp luật chính xác, mang tính xây dựng. Kết quả đã đề nghị công nhận 53 ứng viên đảm bảo đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và không công nhận 41 ứng viên do hồ sơ không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút khỏi danh sách công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.

Với 41 trường hợp không được công nhận, xin ông cho biết đâu là nguyên nhân chính dẫn tới kết quả này?

Trước hết phải nói rằng, Đoàn kiểm tra chỉ tập trung vào đánh giá hồ sơ chứ không có thẩm quyền đánh giá về chuyên môn.

Từ hồ sơ chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề: Theo quy định trong hồ sơ của ứng viên thỉnh giảng phải có hợp đồng, thanh lí hợp đồng và có đánh giá của hiệu trưởng cơ sở giảng dạy nhưng một số hồ sơ không có hợp đồng hoặc không có thanh lí hợp đồng, thậm chí hợp đồng môn này nhưng lại thanh lí môn khác. Thậm chí, có trường hợp làm mới hồ sơ của các năm trước không có căn cứ.

Cũng có ứng viên kê khai loại giáo trình trong hồ sơ và được tính điểm, tuy nhiên khi xác minh giáo trình này lại chưa được hiệu trưởng chọn. Mà theo quy định của pháp luật thì giáo trình chỉ được công nhận khi hiệu trưởng của cơ sở giáo dục đại học chọn và thừa nhận lựa chọn để sử dụng.

Lại có trường hợp vi phạm quy định về thâm niên. Ví dụ, GS, PGS phải tính bằng giờ giảng đối với trình độ đại học, tức là phải dạy các lớp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ nhưng lại kê khai dạy chương trình bồi dưỡng thì giờ giảng đó là không đúng quy định của pháp luật. Từ đó đi tới kết luận không đủ giờ dạy, không đủ thâm niên.

Ông có kiến nghị hay đề xuất gì về việc cải tiến quy trình cũng như thủ tục để xét phong hàm GS, PGS trong thời gian tới?

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GDĐT giao, chúng tôi đã hết sức nỗ lực và làm việc hết sức nghiêm túc. Điều đó thể hiện ở việc ứng viên nào đủ điều kiện thì phải bảo vệ, tạo điều kiện tối đa; ứng viên nào không bảo đảm đủ điều kiện thì mạnh dạn kiến nghị.

Qua đây, chúng tôi đã kiến nghị Bộ GD&ĐT khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định thay thế Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31.12.2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27.4.2012 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng ngay từ đợt xét công nhận mới.

Thứ hai chúng tôi kiến nghị Bộ trưởng GDĐT có hình thức chấn chỉnh cơ sở giáo dục chưa thực hiện tốt quy định 44 về thỉnh giảng, vi phạm quy định trong việc xác nhận giờ giảng cho ứng viên.

Chúng tôi đã kiến nghị Hội đồng Chức danh GS nhà nước có những giải pháp phù hợp rút kinh nghiệm với các Hội đồng cơ sở, Hội đồng ngành để việc xét công nhận tiêu chuẩn ứng viên GS, PGS chính xác hơn.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

41 ứng viên bị rớt: Cần loại bỏ GS “nghiệp dư”

QUANG ĐẠI |

Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử giáo dục, có đến 41 ứng viên bị loại khỏi danh sách GS, PGS sau khi rà soát, từ phản ứng của dư luận.

Lộ bất cập quy trình công nhận chức danh GS, PGS

HUYÊN NGUYỄN |

Chỉ 53/94 ứng viên đủ điều kiện công nhận chức danh GS, PGS sau đợt rà soát chất lượng GS, PGS năm 2017 do Thanh tra Bộ GDĐT chủ trì. Như vậy, có đến 41 ứng viên đã không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn hoặc tự nguyện xin rút.

Tiết lộ lý do hồ sơ của Bộ trưởng Kim Tiến bị kết luận là “chưa chuẩn xác”

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Sau khi làm việc với từng hội đồng ngành, từng ứng viên, tổ thanh tra độc lập của Bộ GDĐT đã để lại 41 hồ sơ trong số 95 hồ sơ cần rà soát. Phần lớn những hồ sơ bị để lại là do không có đủ minh chứng về giờ giảng dạy.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

41 ứng viên bị rớt: Cần loại bỏ GS “nghiệp dư”

QUANG ĐẠI |

Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử giáo dục, có đến 41 ứng viên bị loại khỏi danh sách GS, PGS sau khi rà soát, từ phản ứng của dư luận.

Lộ bất cập quy trình công nhận chức danh GS, PGS

HUYÊN NGUYỄN |

Chỉ 53/94 ứng viên đủ điều kiện công nhận chức danh GS, PGS sau đợt rà soát chất lượng GS, PGS năm 2017 do Thanh tra Bộ GDĐT chủ trì. Như vậy, có đến 41 ứng viên đã không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn hoặc tự nguyện xin rút.

Tiết lộ lý do hồ sơ của Bộ trưởng Kim Tiến bị kết luận là “chưa chuẩn xác”

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Sau khi làm việc với từng hội đồng ngành, từng ứng viên, tổ thanh tra độc lập của Bộ GDĐT đã để lại 41 hồ sơ trong số 95 hồ sơ cần rà soát. Phần lớn những hồ sơ bị để lại là do không có đủ minh chứng về giờ giảng dạy.