4 dạng đề nghị luận thường gặp trong đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10

Giáo viên Nguyễn Thị Thu Trang |

Phân tích hoặc nêu cảm nghĩ về nhân vật, tình huống truyện, giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật trong truyện là những dạng bài quen thuộc trong cấu trúc đề thi Ngữ văn vào lớp 10.

Nghị luận về tác phẩm truyện là trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyện.

Bài nghị luận về tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn rung động, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết. Dạng bài này thường xuất hiện trong cấu trúc đề thi vào 10 môn Ngữ văn và thường chiếm từ 3 - 5 điểm.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm dạy và chấm thi, cô Nguyễn Thị Thu Trang - giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, sẽ hướng dẫn học sinh kỹ năng giải quyết 4 dạng đề nghị luận về truyện thường gặp trong đề thi.

Dạng 1: Phân tích hoặc nêu cảm nghĩ về nhân vật trong tác phẩm truyện

Đây là kiểu bài phổ biến nhất trong dạng đề nghị luận về tác phẩm truyện, do vậy học sinh cần đặc biệt lưu ý trong quá trình ôn thi. Với kiểu bài này học sinh nên triển khai theo ba bước cụ thể sau đây:

Phần mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật cần nghị luận.

Phần thân bài: Học sinh cần làm nổi bật các vấn đề trọng tâm thông qua các bước sau:

Bước 1: Xác định các yếu tố khắc họa lên một nhân vật: Hoàn cảnh xuất thân, phẩm chất, tính cách, công việc.

Bước 2: Phân tích các lời nói, hành động của nhân vật thông qua các tình huống để khái quát lên phẩm chất của nhân vật.

Bước 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Phần kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật.

Ví dụ: Từ những hiểu biết về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy viết bài văn phân tích vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên.

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long và anh thanh niên là nhân vật trung tâm của tác phẩm.

Thân bài: Làm nổi bật nhân vật anh thanh niên thông qua các bước cụ thể sau:

Bước 1: Giới thiệu nhân vật anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, anh sống một mình trên đó quanh năm chỉ có mây mù bao phủ.

Bước 2: Nhân vật anh thanh niên được đặt trong tình huống là cuộc gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kỹ sư, trong cuộc trò chuyện ngắn ngủi chỉ 20 phút, các nét tính cách và phẩm chất của nhân vật này được bộc lộ rõ.

Đó là một người yêu nghề, say mê công việc, có ý thức trách nhiệm với công việc, giản dị, hiếu khách và có lí tưởng sống cao đẹp. Ở phần này học sinh cần phải có các dẫn chứng lấy từ trong tác phẩm để đưa vào trong bài viết của mình.

Bước 3: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật anh thanh niên; các chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc.

Kết bài: Khái quát những phẩm chất, tính cách của anh thanh niên, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật.

Dạng 2: Phân tích tình huống truyện

Với dạng này điều quan trọng nhất là học sinh phải xác định được tình huống truyện, sau đó cần phân tích tác dụng của tình huống truyện trong việc khắc họa nhân vật và chủ đề tác phẩm.

Bên cạnh đó học sinh cần lưu ý để tránh mắc phải những lỗi sai như phân tích vụn vặt, sa vào kể chuyện dài dòng, lan man mà không đúng trọng tâm đề bài.

Dạng 3: Phân tích một giá trị nội dung trong tác phẩm truyện

Đây là dạng bài thường gặp trong đề thi vào 10 môn Ngữ văn, để giải quyết dạng bài này học sinh cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định giá trị nội dung của tác phẩm truyện.

Bước 2: Triển khai giá trị nội dung thành các luận điểm trong bài để phân tích rõ ràng, cụ thể từng khía cạnh.

Bước 3: Tìm dẫn chứng, chi tiết trong tác phẩm để minh chứng cho các luận điểm trên.

Ví dụ: Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của nhân vật ông Hai về tình yêu làng: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”. (“Làng” – Kim Lân, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết của em về truyện ngắn “Làng”, em hãy viết một bài văn làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước và niềm tin với Cách mạng của nhân vật ông Hai.

Để giải quyết yêu cầu của đề bài trên, học sinh sẽ triển khai thông qua các tình huống truyện. Cụ thể:

Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: Diễn biến tâm trạng của ông Hai là sững sờ, bàng hoàng, đau đớn, tủi hổ. Đấu tranh nội tâm dữ dội trước băn khoăn quay về làng hay ở lại nơi tản cư, cuối cùng nhân vật rơi vào trạng thái bế tắc. Qua đây nhà văn đã thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật.

Tâm trạng ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính: Vui sướng đến vỡ òa, phấn khởi, vui vẻ trở lại, qua đây cho thấy niềm tin của ông đối với cách mạng và tình yêu làng, yêu nước đến thiết tha.

Dạng 4: Phân tích một giá trị nghệ thuật trong tác phẩm truyện

Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm truyện gồm giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện... Để giải quyết dạng bài này học sinh cần triển khai thành ba bước sau đây:

Bước 1: Xác định giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Bước 2: Triển khai giá trị nghệ thuật thành các luận điểm.

Bước 3: Tìm dẫn chứng trong tác phẩm để minh chứng cho các luận điểm trên.

Đây là kiểu bài được đánh giá là tương đối khó trong các dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện, do vậy trong quá trình ôn tập học sinh cần nắm vững kiến thức của tác phẩm, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó.

Ví dụ: Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Phương Định trong lần phá bom ở cuối truyện "Những ngôi sao xa xôi" (Lê Minh Khuê).

Ngoài ra cô Nguyễn Thị Thu Trang đặc biệt lưu ý, đối với dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện học sinh cần ôn tập theo đặc trưng thể loại, tập trung vào các yếu tố quan trọng của tác phẩm truyện như chủ đề, nhân vật, ngôi kể, tình huống truyện, chi tiết nghệ thuật….

Bên cạnh đó học sinh cần lập dàn ý trước khi viết để đảm bảo đủ ý, đúng trọng tâm đề bài, tránh tình trạng phân tích theo kiểu suy diễn không đúng với ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

Giáo viên Nguyễn Thị Thu Trang
TIN LIÊN QUAN

Thi vào lớp 10: Những chú ý không thể bỏ qua khi làm bài thi môn Ngữ văn

HUYÊN NGUYỄN |

Muốn đạt điểm cao thi vào lớp 10, học sinh cần có dẫn chứng thực tế khi làm bài văn nghị luận xã hội, nắm chắc các tác phẩm nghị luận văn học và phân biệt được các dạng đề, tránh mất điểm đáng tiếc khi xác định sai yêu cầu đề bài, trả lời thiếu trọng tâm, không tuân thủ các nguyên tắc trình bày.

Thi vào lớp 10: Một số sai lầm cần tránh khi làm bài Toán thực tế

Tuệ Nhi |

Trong quá trình làm bài thi vào lớp 10, học sinh thường mắc phải một số sai lầm khiến cho bị trừ điểm đáng tiếc.

Thi vào lớp 10: Phương pháp ôn thi hiệu quả môn Toán

Sương Mai |

Kì thi vào lớp 10 sắp diễn ra, thầy Hồng Trí Quang - giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp học sinh có những phương pháp ôn thi hiệu quả trong giai đoạn nước rút này.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Thi vào lớp 10: Những chú ý không thể bỏ qua khi làm bài thi môn Ngữ văn

HUYÊN NGUYỄN |

Muốn đạt điểm cao thi vào lớp 10, học sinh cần có dẫn chứng thực tế khi làm bài văn nghị luận xã hội, nắm chắc các tác phẩm nghị luận văn học và phân biệt được các dạng đề, tránh mất điểm đáng tiếc khi xác định sai yêu cầu đề bài, trả lời thiếu trọng tâm, không tuân thủ các nguyên tắc trình bày.

Thi vào lớp 10: Một số sai lầm cần tránh khi làm bài Toán thực tế

Tuệ Nhi |

Trong quá trình làm bài thi vào lớp 10, học sinh thường mắc phải một số sai lầm khiến cho bị trừ điểm đáng tiếc.

Thi vào lớp 10: Phương pháp ôn thi hiệu quả môn Toán

Sương Mai |

Kì thi vào lớp 10 sắp diễn ra, thầy Hồng Trí Quang - giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp học sinh có những phương pháp ôn thi hiệu quả trong giai đoạn nước rút này.