12 năm đau đáu khúc hát tặng cô giáo vùng cao

Thiều Trang - Tường Vân |

Bài hát "Em là cô giáo vùng cao" là niềm trăn trở của nhà giáo, nhạc sĩ Đào Hữu Thi về hình ảnh người giáo viên vùng cao. Và rồi sau hơn 12 năm thai nghén, ông đã đưa ca khúc đến với đông đảo khán giả.

Lật giở từng bản nhạc trong tập nhạc viết tay đã nhuốm màu thời gian, nhạc sĩ Đào Hữu Thi dừng lại ở trang có tựa đề "Em là cô giáo vùng cao", phía chân trang có dòng ghi chú nắn nót "12.10.2003 - Nhạc sĩ Đào Hữu Thi - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội".

Xem đến đây, nhạc sĩ khựng lại, chậm rãi kể về "bóng hồng" nơi địa đầu Tổ quốc - nhân vật chính trong sáng tác "Em là cô giáo vùng cao".

Bản nhạc “Em là cô giáo vùng cao” đã nhuốm màu thời gian.
Bản nhạc “Em là cô giáo vùng cao” đã nhuốm màu thời gian.

Năm ấy, khi còn là giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nhạc sĩ Đào Hữu Thi cùng học trò đi thực tế sáng tác tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Đường lên địa đầu tổ quốc hùng vĩ, hiểm trở, ông bắt gặp một cô gái có dáng người nhỏ xinh đang cuốc đất trồng rau. Hình ảnh người con gái mảnh mai giữa thiên nhiên rộng lớn đã lay động tâm hồn nghệ sĩ, khiến cả đoàn phải dừng xe hỏi chuyện.

Sau hơn 12 năm thai nghén, nhà giáo, nhạc sĩ Đào Hữu Thi đã đưa ca khúc “Em là cô giáo vùng cao”đến với đông đảo khán giả. Video: Tường Vân - Thiều Trang.

 

"Tôi không nghĩ cô gái ấy là giáo viên vì nom còn rất trẻ, chỉ mười tám, đôi mươi. Hỏi chuyện mới biết, cô giáo từ dưới xuôi lên công tác đã được 2 năm. Tôi lắng nghe câu chuyện của giáo viên trẻ, thấu hiểu tâm tư, tình cảm và tấm chân tình của cô dành cho vùng cao mà không khỏi xúc động.

Nhưng tôi mất hơn 12 năm để trăn trở về hình ảnh cô giáo vùng cao. Vì họ quá xứng đáng có 1 bài hát hay để đến với công chúng. Nhưng muốn hay, lời ca phải toát lên nội tâm, tình cảm, suy nghĩ, lí tưởng và thể hiện niềm tự hào của họ" - nhạc sĩ Đào Hữu Thi bộc bạch.

Và cứ thế, sau 12 năm "thai nghén", tác phẩm "Em là cô giáo vùng cao" của nhạc sĩ 80 tuổi, từng là người lính 22 năm, sau đó chuyển sang làm giáo viên đã ra mắt công chúng và xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường 2021" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. 

Bài hát thể hiện rõ những khó khăn, vất vả, sự hi sinh của các thầy cô giáo nơi vùng cao, biên giới.

"Tôi biết, để đem được con chữ đến miền cao, giáo viên phải hy sinh rất nhiều. Vì vậy, tôi phải viết để chính giáo viên và người nghe cảm nhận được những nỗi gian truân, vất vả, nhưng không bi lụy. Đặc biệt, vẫn mang nét hồn nhiên, trong sáng, trẻ trung và đầy tự hào.

Tôi cũng xuất thân từ nghề giáo nên tôi dành tình cảm đặc biệt cho giáo viên. Nếu không có tình cảm, tôi không thể viết được. Phải có điều gì trăn trở, nhức nhối trong tâm tư, tình cảm mới có thể viết nên những lời ca, tiếng hát từ tận đáy tim" - nhạc sĩ Đào Hữu Thi bộc bạch.

Thiều Trang - Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Nhà giáo Lê Thị Bích Dung - Người khởi xướng ngôi trường truyền cảm hứng

Hoa Quý |

William Arthur Ward - nhà giáo dục người Mỹ - từng để lại câu danh ngôn nổi tiếng: "Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất sắc biết minh họa. Và người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng".

Người Việt Nam có truyền thống hiếu học, từ thời chiến đến thời bình

HOÀI ANH - CÁT TƯỜNG |

Theo nhà giáo, nhạc sĩ Đào Hữu Thi (Hà Nội), dù trong thời chiến tranh khốc liệt hay thời bình, dù ở nơi đủ đầy hay khó khăn, người Việt Nam đều có truyền thống hiếu học.

Cô giáo vùng cao kiên cường chiến đấu với ung thư

Thiều Trang |

Không chịu khuất phục trước căn bệnh ung thư quái ác, cô giáo vùng cao Nông Thị Tuyến (giáo viên Trường Tiểu học Minh Cầm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã dũng cảm vươn lên chiến đấu với nghịch cảnh. Để rồi hôm nay, cô nói về ung thư không phải bằng nước mắt, mà kể bằng sự lạc quan và thái độ bình thản.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Nhà giáo Lê Thị Bích Dung - Người khởi xướng ngôi trường truyền cảm hứng

Hoa Quý |

William Arthur Ward - nhà giáo dục người Mỹ - từng để lại câu danh ngôn nổi tiếng: "Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất sắc biết minh họa. Và người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng".

Người Việt Nam có truyền thống hiếu học, từ thời chiến đến thời bình

HOÀI ANH - CÁT TƯỜNG |

Theo nhà giáo, nhạc sĩ Đào Hữu Thi (Hà Nội), dù trong thời chiến tranh khốc liệt hay thời bình, dù ở nơi đủ đầy hay khó khăn, người Việt Nam đều có truyền thống hiếu học.

Cô giáo vùng cao kiên cường chiến đấu với ung thư

Thiều Trang |

Không chịu khuất phục trước căn bệnh ung thư quái ác, cô giáo vùng cao Nông Thị Tuyến (giáo viên Trường Tiểu học Minh Cầm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã dũng cảm vươn lên chiến đấu với nghịch cảnh. Để rồi hôm nay, cô nói về ung thư không phải bằng nước mắt, mà kể bằng sự lạc quan và thái độ bình thản.