Ra biển lớn sao cứ đi đường tắt

Trần Việt |

Xu hướng các đạo diễn trẻ Việt ngày càng muốn vươn tầm ra các liên hoan phim quốc tế để khẳng định mình xuất hiện những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh con đường đi đàng hoàng vẫn có những lối đi tắt không đáng hoan nghênh.

Trả lại đúng giá trị

Nhiều người chưa nắm rõ các loại liên hoan phim và tiêu chí liên hoan phim bởi thế nghe chữ “international” (quốc tế) là khiếp đảm. Thực ra, không phải liên hoan phim nào cũng lớn. Thế giới cũng chỉ có một số phim hạng A, còn lại hạng B và nhất là C, D thì nhiều vô vàn. Có liên hoan phim mà phim gửi dự thi thì nhà sản xuất phải đóng nhiều tiền mới được tham gia.

Rồi mỗi liên hoan phim quốc tế lớn cũng đều có những nhánh song song (bên lề) với một ban giám khảo hoàn toàn khác ban giám khảo hạng mục dự thi chính thức, nhiều khi nghe tên rất kêu như “Tuần lễ các nhà phê bình”, “Chân trời mới”. Lại có các nhà tài trợ nhỏ đi ngang qua liên hoan phim và muốn trao giải cho một số phim không thắng giải nhưng có một ý tứ nào đó làm họ thú vị.

Trở lại phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm” của đạo diễn Khoa Nguyễn thắng giải liên hoan phim New York dành cho phim nhỏ kinh phí dưới 250.000 USD và liên hoan phim cũng chỉ có 12 phim tham dự. Trước đó, phim này cũng thắng giải ở Liên hoan phim nghệ thuật điện ảnh Châu Á do Hiệp hội nghệ thuật Điện ảnh Hong Kong (Trung Quốc) và Hiệp hội nghệ thuật điện ảnh Macao (Trung Quốc) tổ chức. Đây cũng là liên hoan phim nhỏ mới ra mắt từ năm 2018.

Lùi xa hơn, bộ phim “Vị” (Taste) của đạo diễn Lê Bảo giành giải đặc biệt (tương tự như giải khuyến khích” tại “Encouters" là hạng mục dành cho những góc nhìn mới ở Liên hoan phim Berlin 2021. Còn giải cao nhất tại “Encounters (dành cho phim tài liệu “We” của nhà làm phim Alice Diop (Pháp)…

Điều đáng nói là cả hai phim này, khán giả Việt đều chưa được xem.

Và cả 2 phim này đều đi đường tắt: Chưa qua kiểm duyệt cấp phép phổ biến của cơ quan quản lý đã tự đem đi dự thi quốc tế và lựa chọn những liên hoan phim có khả năng đoạt giải. Sau khi phim đoạt giải về mới quay trở lại xin cấp phép phổ biến phim trong nước. Đó cũng là con đường đi của phim “Ròm” của đạo diễn Trần Thanh Huy.

Dường như các đạo diễn trẻ bảo nhau cứ “bất chấp” gửi quốc tế trước rồi về duyệt trong nước, hy vọng hiệu ứng quốc tế dội trở lại. Đó không phải là cách làm quang minh chính đại mà khác gì đi lối tắt vi phạm Luật Điện ảnh. Chưa kể khi bị duyệt trong nước nếu bị cấm phổ biến thì các nhà làm phim la lên là hội đồng bảo thủ, lạc hậu và khắt khe, làm kìm hãm sự phát triển của điện ảnh Việt Nam.

Và khi tấm màn được vén lên

Phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm” của đạo diễn Khoa Nguyễn là dạng phim kinh dị, tâm lý, và không vi phạm Luật Điện ảnh về nội dung phim nên đã được cấp phép phổ biến và chỉ phân loại độ tuổi (thời điểm sau khi phim đã tự ý gửi đi dự thi các liên hoan phim quốc tế). Đó là câu chuyện về nữ nhà văn trẻ An Nhiên (Oanh Kiều thủ vai) viết xong tiểu thuyết “Lời thì thầm” thì bị “bóng ma” tên Lê Vân ám ảnh và tấn công, khiến cô rơi vào khủng hoảng. Bạn cô đã đưa cô gặp bác sĩ Tường Minh (Quang Sự đóng) và bằng cách trị liệu của Minh, những bí mật trong quá khứ của An Nhiên được lộ ra. Đến khi An Nhiên thoát khỏi bóng ma Lê Vân thì Tường Minh lại bị rơi vào bóng ma quá khứ của chính anh…

Dĩ nhiên, nhà làm phim có thể đi vào phản ánh những góc khuất nhưng quan trọng vẫn là cách nhìn - là ý thức trách nhiệm công dân và trên hết là tấm lòng của một con dân nước Việt.

Một phim khó có thể nói là hay, với kết cấu dàn trải, tham chi tiết thành ra khán giả được xem “2 phim trong 1 phim”. Có nhiều chi tiết khiên cưỡng chưa thuyết phục người xem như chuyện trị liệu bằng vẽ tranh của An Nhiên…

Trong khi đó, “Vị” của đạo diễn Lê Bảo bị cấm phổ biến vì Luật Điện ảnh với cảnh nude tập thể gần 30 phút. Người xem chưa được tiếp cận bộ phim sẽ nghĩ nude nhiều thì cắt, hoặc thông cảm chứ sao lại cấm! Nhưng nếu xem “Vị” sẽ đặt câu hỏi: Những cảnh nude đó để làm gì? Tác giả muốn cài cắm ẩn ý gì, thông điệp gì.

Bao trùm lên không khí bộ phim là sự bế tắc, ngột ngạt trong cuộc sống ở xóm nghèo ở TP.Hồ Chí Minh - nơi anh chàng da màu với ước mơ làm cầu thủ bóng đá rời quê hương đến đây để đổi đời và sống chung với 4 người đàn bà trung niên và một con heo. Sự xập xệ tàn phá của cơ thể theo thời gian của những người phụ nữ nếu dưới 1 góc nhìn nhân văn có thể là vẻ đẹp của sự hy sinh cho một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng không, đó là sự ẩn dụ so sánh hạ thấp phẩm giá con người, làm người xem phải rùng mình… Cái xã hội bầy đàn đó tồn tại ở Việt Nam ư, khi mà những người đàn bà đánh mất đi cả sự xấu hổ của con người trong xã hội hôm nay?

Một nhà quản lý, phụ trách một tờ báo cho rằng, bộ phim đã bêu riếu người phụ nữ Việt.

Tiếc cho góc nhìn lệch lạc của một đạo diễn trẻ tài hoa ở sự lựa chọn bối cảnh, ánh sáng, nhân vật và tạo nên được không khí của phim.

Phim “Ròm” cũng là phim phạm Luật Điện ảnh, đoạt giải ở Liên hoan phim Busan hạng mục Phim đầu tay, khi về nước xin cấp phép phổ biến ra rạp, nhiều người mới ngã ngửa rằng phim không hay như các chiêu PR của nhà sản xuất. Có ý kiến đổ thừa vì bản phim bị cắt mới như vậy, nhưng nếu được tiếp cận bản phim đầy đủ đã chiếu ở Busan, hẳn khán giả Việt sẽ không nhìn đạo diễn bằng cái nhìn thiện cảm như xưa.

Một bộ phim khác mà tôi không muốn kể tên, lại chơi trò bằng kiểu phim trong phim nhưng loanh quanh “giấu đầu hở đuôi”. Phim kinh dị, giả tưởng kể về một số người dân tộc Tây Nguyên đi thành phố chơi ăn phải đùi gà - thực phẩm bẩn và trở về biến thành xác sống cắn giết bà con dân tộc buôn làng. Một cái nhìn thiếu tính nhân văn.

Cần một tấm lòng

Khát vọng vươn ra biển lớn, đưa phim Việt đến các liên hoan phim quốc tế là một khát vọng đẹp và đáng ca ngợi. Nhưng ra quốc tế bằng con đường quang minh chính đại chứ không phải đi lối tắt bằng sự khôn lỏi. Cũng như hãy thuyết phục ban giám khảo quốc tế bằng những bộ phim đẹp. Mạnh mẽ, dữ dội hay lãng mạn, trữ tình không quan trọng, miễn làm sao xem xong phim, khán giả thấy yêu cuộc sống hơn, thấy được khát vọng vươn lên của những con người dù ở hạng nghèo hèn hay tăm tối nhất. Và cái nhìn nhân văn của tác giả làm ta càng cảm nhận rõ sức mạnh và sứ mạng của điện ảnh, chứ không phải là cái nhìn u ẩn, bế tắc làm ta mất niềm tin vào cuộc sống.

Cảnh phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm“. Ảnh chụp qua màn hình
Cảnh phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm“. Ảnh chụp qua màn hình

Những bộ phim Việt đi ra thế giới là những sứ giả văn hóa để quảng bá nền văn hóa đa dạng, tâm hồn và sức mạnh, bản lĩnh của con người. Chứ không phải chỉ loanh quanh, vụn vặt trong những uẩn ức cá nhân, bị trói buộc trong những công thức mặc định để Tây thích.

Những chế tài xử phạt hiện thời với những bộ phim Việt chưa qua kiểm duyệt, phổ biến đã ra quốc tế chỉ như cái vỗ vai nhẹ chưa đủ sức để răn đe. Đó là chưa kể trong một số trường hợp, vô tình lại nâng cao thêm tiếng tăm cho bộ phim đó để dự một số liên hoan phim quốc tế “ăn” giải. Có những liên hoan phim quốc tế thích những bộ phim scandal để PR cho chính liên hoan phim của họ. Và cũng có những ban giám khảo không thiện cảm với Việt Nam chỉ thích những bộ phim phản biện xã hội hay đi xa hơn thế là bôi xấu chế độ.

Dĩ nhiên, nhà làm phim có thể đi vào phản ánh những góc khuất nhưng quan trọng vẫn là cách nhìn - là ý thức trách nhiệm công dân và trên hết là tấm lòng của một con dân nước Việt.

Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong một bài hát “Sống trên đời cần có một tấm lòng/Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi”.

Trần Việt
TIN LIÊN QUAN

3 phim Việt ghi dấu ấn tại thị trường quốc tế

Thanh Hương |

“Người lắng nghe: Lời thì thầm”, “Bố già”, “Lật mặt 5: 48H”… là những phim Việt gần đây để lại nhiều dấu ấn tại thị trường quốc tế.

Phim Việt bị sao chép, chiếu lậu tràn lan và những... tiếng kêu cứu

NGỌC DỦ |

Một bộ phim, trong và sau khi ra rạp, không được phép “công chiếu” nếu chưa được sự cho phép của chủ sở hữu - là một điều hiển nhiên! Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vấn nạn phim chiếu rạp bị tung lên mạng, chiếu một cách “lộ thiên” như hiện nay ở nước ta, đến nay, rõ ràng vẫn chưa có “thuốc chữa”...

Thấy gì từ sự thất bại của các phim Việt “độc lạ”?

NGỌC DỦ |

Chính áp lực cạnh tranh của thị trường điện ảnh đã khiến nhiều nhà sản xuất phải cố gắng sáng tạo, tìm hướng đi mới hơn cho các tác phẩm. Tuy nhiên, chỉ “độc, lạ” thôi là chưa đủ để thu hút khán giả ra rạp.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

3 phim Việt ghi dấu ấn tại thị trường quốc tế

Thanh Hương |

“Người lắng nghe: Lời thì thầm”, “Bố già”, “Lật mặt 5: 48H”… là những phim Việt gần đây để lại nhiều dấu ấn tại thị trường quốc tế.

Phim Việt bị sao chép, chiếu lậu tràn lan và những... tiếng kêu cứu

NGỌC DỦ |

Một bộ phim, trong và sau khi ra rạp, không được phép “công chiếu” nếu chưa được sự cho phép của chủ sở hữu - là một điều hiển nhiên! Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vấn nạn phim chiếu rạp bị tung lên mạng, chiếu một cách “lộ thiên” như hiện nay ở nước ta, đến nay, rõ ràng vẫn chưa có “thuốc chữa”...

Thấy gì từ sự thất bại của các phim Việt “độc lạ”?

NGỌC DỦ |

Chính áp lực cạnh tranh của thị trường điện ảnh đã khiến nhiều nhà sản xuất phải cố gắng sáng tạo, tìm hướng đi mới hơn cho các tác phẩm. Tuy nhiên, chỉ “độc, lạ” thôi là chưa đủ để thu hút khán giả ra rạp.