Phim truyền hình Việt và những thách thức: Không có sao để phim thành “sao” (Kỳ cuối)

VIỆT VĂN |

Một trong những tiêu chí để phim thành công là rất cần những diễn viên ngôi sao, thần tượng… như một bảo chứng thu hút chỉ số raiting cao. Phim truyền hình Việt dù có nhiều hotboy, hotgirl trong giới showbiz, “chân dài” và một số gương mặt trẻ triển vọng được sớm tôn vinh là “sao” nhưng gọi là diễn viên ngôi sao như “nữ thần”, “nam thần” hay “quốc dân” thì gần như chưa có.

Không có diễn viên “sao”

Phim truyền hình thành công, chỉ số raiting cao, ngoài nội dung câu chuyện phim hấp dẫn, hình ảnh, kỹ thuật tốt thì diễn viên với diễn xuất nhập vai chính là linh hồn của phim. Đôi khi nội dung phim không được hay nhưng diễn viên “sao”, diễn xuất tốt, có thể sẽ mang may mắn đến phim. Ở một chiều khác, khi phim thành công thì diễn viên cũng được nâng cấp, tiếp tục được giao vai diễn các phim sau và nếu giữ phong độ, luôn nhập vai xuất sắc thì sẽ trở thành “sao” bảo chứng cho phim ăn khách.

Những nhà đầu tư và số đông khán giả nhận định rằng phim có ngôi sao thì mới trở thành “sao”. Trong tình trạng nhà nhà làm phim, sản xuất hàng nghìn tập/năm mà không có nhiều gương mặt thực lực nên ngoài cuộc đua tranh giành diễn viên thì việc diễn viên “chạy show” phim cũng dần làm giảm chất lượng diễn xuất.

“Chạy show” phim bây giờ là chuyện thường, nếu kịch bản có nội dung cùng một đề tài, chủ đề thì việc lẫn lộn trong diễn xuất không thể tránh khỏi, diễn viên phim truyền hình không có thời gian nghiên cứu sâu nhân vật. Với kịch bản có nội dung khác biệt, diễn viên cũng lười biếng tìm hiểu để sáng tạo vai diễn mà thường theo một mặc định diễn xuất như đã là xã hội đen thì phải ăn tục nói bậy bất chấp là nam hay nữ, đầu thì trọc râu tóc xồm xoàm bầy hầy dơ dáy, trang phục kỳ quái, thân mình xăm trổ lung tung... Hay đã là ghen thì phải tru chéo chửi bới đối thủ, nắm tóc giật áo, xông vào vật lộn…

Một số diễn viên trẻ xinh, đẹp sớm được tôn vinh là “sao” chỉ do có chút năng khiếu và chịu khó nhận vai nhiều. Một ví dụ như nam diễn viên Việt Anh duy nhất thành công ở phim “Chạy án” còn vào những phim khác diễn xuất nặng về ngoại hình, không khắc họa được chiều sâu tính cách nhân vật.

Với phim truyền hình Việt đã có rất nhiều diễn viên nổi lên từ những phim thành công, thậm chí còn nổi hơn cả nghề chính là diễn viên sân khấu. Nhưng khi đã “nổi”, họ trở thành cái tên luôn được các dự án phim mời chào tham gia.

“Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, diễn viên cùng lúc phải diễn xuất nhiều vai khác nhau trong nhiều phim khác nhau, cho dù có kinh nghiệm diễn xuất, dù ở tầm NSND, NSƯT thì việc lặp lại hay hời hợt trong vai diễn là không tránh khỏi. Rất nhiều phim, khán giả phải chứng kiến gương mặt vô hồn, không cảm xúc, từ phim này qua phim khác vẫn một màu trong cách diễn của nhiều diễn viên được cho là “gạo cội”, hay các hotgirl, hotboy nổi tiếng màn ảnh nhỏ.

Không kể, phim làm theo công nghệ mới, thu tiếng trực tiếp mới lộ ra giọng nói của nhiều diễn viên kém, ảnh hưởng lớn đến vai diễn, giảm ngay sự hấp dẫn của phim...

Khủng hoảng kịch bản Việt và… tiền!

So với các phim nước ngoài chiếu trên các kênh truyền hình Việt, thấy rõ phim Việt thua ngay từ khâu đầu tiên là kịch bản. Một bộ phim hay trước tiên phải có một kịch bản hay nhưng số nhà biên kịch phim truyền hình chuyên nghiệp khá khiêm tốn, dù hằng năm các khoa Biên kịch của Đại học Sân khấu điện ảnh sinh viên tốt nghiệp không ít.

Phải nhìn nhận thực tế, đề tài phim truyền hình Việt khá nhàm chán vì chỉ quanh quẩn những câu chuyện mang tầm vóc vụn vặt về mâu thuẫn gia đình từ nông thôn đến thành phố, tình tay ba, chuyện xã hội đen trộm cướp trên đường phố, buôn bán ma túy cò con… Lời thoại phim sáo rỗng, các tình tiết, nội dung phi logic… Những kiến văn trong kịch bản rất ít được đề cập vì “tầm” của người viết kịch bản hạn chế.

Theo “cẩm nang” viết kịch bản phim truyền hình như một số nhà biên kịch được học đưa ra thì có 5 yếu tố tạo tiền đề để kịch bản phim truyền hình hấp dẫn, nhưng xem ra cũng ít được chú ý: 1- Mỗi một tập phim theo “công thức” phải có khoảng 6-8 nhóm tình huống chính gây chú ý thì phim truyền hình Việt chỉ khoảng chừng 3-5; 2- Tình tiết trong phim Việt quá chú trọng vào việc phải phản ánh xã hội chân thực nhất nhưng kết quả chỉ khiến cho bộ phim trở thành một tổng thể ghép những mẩu tin tức khô khan và nhàm chán với khán giả; 3- Trong thời đại công nghệ số đã tới 4.0, lời thoại là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sức lan truyền cho một bộ phim phải ngắn gọn, súc tích, thì thoại trong phim Việt vừa dài, vừa triết lý nặng nề, có khi lại rất nhạt; 4- Để tạo tình huống hấp dẫn, luôn để chừa lại một chi tiết cực kỳ quan trọng ở đoạn cuối, phải biết “thả thính” ở cuối tập để lôi kéo khán giả; 5- Kết phim happy end chưa chắc là một cái kết có thể hấp dẫn khán giả, mà nên “treo” một vài chi tiết, để có thể sau đó tiếp tục cho một kịch bản khác nối dài câu chuyện hay tạo thành câu chuyện mới trên nền chi tiết đó.

Một trong những điểm nữa cũng cần phải thay đổi trong sản xuất phim truyền hình, đó chính là cách nghĩ khác về khán giả. Trước đây khán giả hoàn toàn ở thế bị động, phát sóng chương trình gì thì xem chương trình đó nhưng nay thì đã khác. Họ muốn được chủ động xem những cái họ muốn và từ đó dẫn đến thị hiếu khác nhau.

Và cuối cùng, như một đại diện nhà sản xuất phim khi nói với truyền thông cho rằng: “Kịch bản phim tốt đã khó nhưng được kiểm duyệt lại càng khó hơn. Chúng tôi tìm tòi đề tài mới, kinh dị hơn hoặc bay bổng hơn như phân thân, đồng tính thì bị cho rằng không sát thực tế. Tiêu chí của đài, nội dung phim truyền hình phải là thực tế như đời sống và có tính tuyên truyền.

Về chất lượng càng không thể so sánh với phim Hàn Quốc. Biên kịch phim Hậu duệ mặt trời nhận 7.000USD/tập phim, còn chi phí sản xuất là 500.000USD/tập, những con số này gấp 100 lần phim Việt”.

VIỆT VĂN
TIN LIÊN QUAN

Phim truyền hình Việt và những thách thức: Đa dạng, đông, nhưng chưa tinh (Kỳ 1)

VIỆT VĂN |

Sau sự ồn ào đầy phấn khích, tưởng như thời của phim truyền hình Việt đang lên khi “Người phán xử”, “Sống chung với mẹ chồng” của VTV lên sóng với chỉ số raiting cao ngất năm 2017, thì nửa đầu năm 2018, phim truyền hình Việt lại không gây ấn tượng, trừ phim “Thương nhớ ở ai”, dù nhiều phim lên sóng được quảng bá khá rầm rộ.

2 phim "làm mưa làm gió" vắng mặt trong Liên hoan truyền hình toàn quốc

Bích Ngọc |

Hai bộ phim truyền hình Việt Nam ăn khách nhất thời gian qua không có tên trong danh sách tranh giải Liên hoan phim truyền hình toàn quốc.

Phim truyền hình Việt “bạo lực tinh thần” khán giả (?!)

Bích Hà |

Hiếm bộ phim truyền hình nào của Việt Nam lại nhận được sự quan tâm của dư luận như “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử” - theo cả hai hướng khen và chê. Một phim mang gần hết những tiêu cực và nỗi khổ trong hôn nhân ra phô bày trên màn ảnh, một phim có góc nhìn đa chiều về thế giới ngầm nhiều góc khuất.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phim truyền hình Việt và những thách thức: Đa dạng, đông, nhưng chưa tinh (Kỳ 1)

VIỆT VĂN |

Sau sự ồn ào đầy phấn khích, tưởng như thời của phim truyền hình Việt đang lên khi “Người phán xử”, “Sống chung với mẹ chồng” của VTV lên sóng với chỉ số raiting cao ngất năm 2017, thì nửa đầu năm 2018, phim truyền hình Việt lại không gây ấn tượng, trừ phim “Thương nhớ ở ai”, dù nhiều phim lên sóng được quảng bá khá rầm rộ.

2 phim "làm mưa làm gió" vắng mặt trong Liên hoan truyền hình toàn quốc

Bích Ngọc |

Hai bộ phim truyền hình Việt Nam ăn khách nhất thời gian qua không có tên trong danh sách tranh giải Liên hoan phim truyền hình toàn quốc.

Phim truyền hình Việt “bạo lực tinh thần” khán giả (?!)

Bích Hà |

Hiếm bộ phim truyền hình nào của Việt Nam lại nhận được sự quan tâm của dư luận như “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử” - theo cả hai hướng khen và chê. Một phim mang gần hết những tiêu cực và nỗi khổ trong hôn nhân ra phô bày trên màn ảnh, một phim có góc nhìn đa chiều về thế giới ngầm nhiều góc khuất.