“Ghen Cô Vy”, “Tiệc trăng máu” và “Không có gì ở phía sau”

Trần Việt |

Một năm qua đi, con virus SARS-CoV-2 tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, đương nhiên cả lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Nhưng nhìn lại năm 2020, điện ảnh, âm nhạc và hội họa… vẫn khá sôi động trên mặt bằng chung của đời sống văn hóa nghệ thuật Việt năm 2020.

"Tiệc trăng máu” và sự khủng hoảng kịch bản thuần Việt

Chính dịch COVID-19 đã làm đóng băng làn sóng phim Hollywood đổ bộ vào các nước trong đó có Việt Nam ngoại trừ một bom tấn “Tenet” của quái kiệt Nolan nhưng không thắng doanh thu như dự kiến. Và những nhà làm phim Việt đã không bỏ lỡ thời cơ.

Điểm sáng nhất năm 2020 chính là bom tấn “Tiệc trăng máu” với doanh thu 120 tỉ VNĐ sau 3 tuần công chiếu.

Với một ê kíp làm phim dày dạn kinh nghiệm thị trường đều thuộc diện “quái” như Nguyễn Quang Dũng (Dũng “khùng” với nhiều phim cháy vé trước đây như “Giải cứu thần chết” “Mỹ nhân kế”…) làm đạo diễn còn nhà sản xuất là Phan Gia Nhật Linh (từng đạo diễn bom tấn “Em là bà nội của anh”) lại quy tụ dàn diễn viên với những cái tên “hot”: Hồng Ánh, Thu Trang, Kiều Minh Tuấn, Hứa Vĩ Văn… cộng với PR được làm rầm rộ, bài bản, thành công được báo trước. Nhưng yếu tố quyết định chính là kịch bản phim được remake - Việt hoá - quá hay. Một kịch bản hay, độc mang tính toàn cầu, khi chiếc điện thoại thông minh- vật bất ly thân của nhiều người lại chính là kẻ tố cáo tiềm ẩn khi con người có nhiều điều bí mật phải che giấu. Các tình tiết, nút thắt đều gay cấn, giàu kịch tính và cuốn khán giả vào câu chuyện của nhân vật, để rồi giật mình tự hỏi mình ở đâu trong trò chơi này?

Chắc hẳn sau thành công của “Tiệc trăng máu” một loạt phim Việt khác cũng sẽ lại chơi trò kịch bản remake. Điều đó không hẳn là một tín hiệu tích cực, nó cho thấy sự khủng hoảng kịch bản điện ảnh thuần Việt. Đặc biệt là kịch bản về đề tài đương đại, với những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống mang tầm phổ quát không chỉ ở riêng Việt Nam. Trong khi đó, mảng phim truyện truyền hình Việt, khâu kịch bản thường với sự tham gia của nhóm tác giả, đã bắt nhịp với cuộc sống đương đại, chỉ có điều loanh quanh chuyện gia đình và đang có xu hướng đi vào lối mòn.

Cú đấm vào thị giác, gợi suy tưởng

Trong bối cảnh đó, triển lãm cá nhân (solo) lần thứ 6 của Bùi Thanh Tâm mang một cái tên khá lạ “Không có gì đằng sau” (Nothing Behind) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cuối tháng 10 thực sự là một cú đấm vào thị giác làm người ta phải dừng chân ngắm thật kỹ để đối thoại với tác giả hoặc độc thoại với nội tâm. Đó là sự đột phá của chính họa sĩ khi bứt khỏi xưởng vẽ để đến các làng nghề, gặp các nghệ nhân của các dòng tranh dân gian thất truyền từ tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, dòng tranh cúng của Huế, tranh thờ người Dao, đến dòng Kim Hoàng đang khôi phục lại… và đặt họ làm tranh để rồi sau đó “thực hành việc chắp ghép tất cả những tinh tuý, đặc sắc mà các nghệ nhân dân gian nhiều đời gìn giữ, phát triển, đưa chúng vào “một định dạng mới” trong dòng chảy của nghệ thuật đương đại Việt”.

Loạt tranh mới của Bùi Thanh Tâm có sự chồng lấn của các lớp lang, giá trị văn hóa với các biểu tượng về Chiến tranh, Tình yêu, Đức tin và sâu xa là tiếng thở dài của họa sĩ khi nhiều giá trị văn hóa Việt bị mất dần đi và có thể bị thay thế bởi dòng chảy văn hóa khác… Quay trở lại dòng chảy văn hóa bản địa, thuần chất ở đất nước, khu vực mình đang sống là điều quan trọng.

Âm nhạc không ngăn cách

Năm 2020 là một năm rất đặc biệt toàn cầu bởi đại thảm họa COVID-19, gây ảnh hưởng không chỉ đến các nền kinh tế thế giới mà còn gần như đóng băng tất cả ngành công nghiệp giải trí. Nhưng thời đại 4.0 kỷ nguyên “số” đã như một giải pháp hữu hiệu, đặc biệt với âm nhạc, ngôn ngữ lan tỏa không biên giới.

Với làng Vpop thì năm 2020 là một năm đầy cảm xúc. Ca khúc “Ghen Co Vy” (Ghen Cô Vy), bản biến tấu về ca từ của ca khúc “Ghen”, một hit của Min và Erik từ năm 2017, trở thành ca khúc cổ động phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế Việt Nam. Một dự án hợp tác giữa Erik, Min, Khắc Hưng với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), cộng với phần hình ảnh thể hiện bởi Yang Animation Artist ra đời vào cuối tháng 2/2020 như một hiệu ứng tích cực, đầy năng lượng lan tỏa không chỉ ở Việt Nam mà toàn cầu.

Và chiến dịch “Việt Nam ơi! Đánh bay COVID!” bằng âm nhạc được khởi động, thể hiện tính kiên cường của người Việt quyết không khuất phục dịch bệnh Covid-19 chiến đấu và không bỏ cuộc. Nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ đã thể hiện điều đó bằng những sản phẩm âm nhạc có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Cùng với “Ghen Cô Vy”, cả một trào lưu đặt lời mới những ca khúc hit mang nội dung chống COVID-19 trong giới Vpop.

Ngoài ra, còn những sáng tác mới như “Bao la những trái tim hồng”, “Người mẹ áo trắng”, “Hãy ở nhà khi Tổ quốc cần”, “Chung tay phòng chống Corona”, “Ông bà anh thời COVID-19” (“biến tấu” của bài hát “Ông bà anh”) hay “Hãy cách ly” (được viết theo nhạc điệu bài “Hãy hát lên”)…

Không chỉ nhạc Vpop, các nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống như Xẩm, Chèo, Cải lương, Quan họ, Ví dặm… cũng mang những lời ca, tiếng hát bước vào cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Những bài dân ca truyền thống được đặt lời mới, như bài “Trống cơm chống COVID-19”, Khúc Đạo Minh viết lời mới, do Kyo York- ca sĩ người Mỹ yêu Việt Nam thể hiện và được nhiều kênh truyền hình nước ngoài xin mua phát sóng.

Hay Ví - Dặm được viết trên nền điệu Ví “Giận mà Thương” - “Việt Nam kết đoàn chống dịch COVID” do soạn giả Nguyễn Trọng Tâm viết lời, các nghệ sĩ đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ trình bày. Soạn giả Hoàng Thị Dư - Chủ tịch Hội yêu nghệ thuật truyền thống Việt Nam - sáng tác bài hát chèo “Chiếc khẩu trang nghĩa tình”. Nhóm Xẩm Hà Thành ra MV xẩm “Tiêu diệt Corona”… Tất cả tạo nên một trào lưu âm nhạc Việt chống COVID-19 đầy hào hứng.

Và một cái kết cho âm nhạc Việt năm 2020 lại mang một màu sắc đầy phấn khích, đậm chất trẻ. Sau thời gian bị coi như “đứa con ghẻ” của âm nhạc Việt, thậm chí bị kỳ thị, nhạc Rap thực sự trỗi dậy ở thị trường trong nước. Không chỉ có những MV nhạc rap được yêu thích hay những rapper nổi lên từ “thế giới ngầm”- underground, thể loại âm nhạc này còn đổ bộ truyền hình Việt một cách ngoạn mục. Đầu tháng 8/2020 hai chương trình truyền hình thực tế mới chính thức lên sóng: “King of Rap” trên VTV và “Rap Việt” trên HTV, đây cũng là hai cuộc thi đầu tiên về nhạc rap và văn hóa hip-hop lên sóng truyền hình Việt.

Trần Việt
TIN LIÊN QUAN

Cuộc chạy đua của loạt phim chiếu rạp Việt Nam dịp Tết Nguyên đán 2021

Thanh Thanh |

"Gái già lắm chiêu 5", "Bố già",... là những bộ phim chiếu rạp Việt Nam được mong chờ dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021.

Phim hài Tết 2021: Nỗ lực với những hương vị mới

NGỌC DỦ |

Phim hài Tết 2021 có số lượng tăng lên với đa dạng đề tài, hy vọng đúng nghĩa là món ăn tinh thần vui vẻ cho khán giả sau một năm COVID-19 nhiều biến động.

Nhiều phim Việt được đầu tư kinh phí vài chục tỉ đồng: Có phải “liều ăn nhiều”?

NGỌC DỦ |

Nếu như trước đây, điện ảnh Việt có kinh phí dao động chỉ từ 10-20 tỉ đồng cho một bộ phim ra rạp thì bây giờ nhiều nhà sản xuất đã mạnh tay đầu tư với con số gấp ba bốn năm lần (con số nhà sản xuất đưa ra thường quy thành hàng triệu USD). Kinh phí khủng, có bảo chứng cho sự phát triển và cả chất lượng phim?

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cuộc chạy đua của loạt phim chiếu rạp Việt Nam dịp Tết Nguyên đán 2021

Thanh Thanh |

"Gái già lắm chiêu 5", "Bố già",... là những bộ phim chiếu rạp Việt Nam được mong chờ dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021.

Phim hài Tết 2021: Nỗ lực với những hương vị mới

NGỌC DỦ |

Phim hài Tết 2021 có số lượng tăng lên với đa dạng đề tài, hy vọng đúng nghĩa là món ăn tinh thần vui vẻ cho khán giả sau một năm COVID-19 nhiều biến động.

Nhiều phim Việt được đầu tư kinh phí vài chục tỉ đồng: Có phải “liều ăn nhiều”?

NGỌC DỦ |

Nếu như trước đây, điện ảnh Việt có kinh phí dao động chỉ từ 10-20 tỉ đồng cho một bộ phim ra rạp thì bây giờ nhiều nhà sản xuất đã mạnh tay đầu tư với con số gấp ba bốn năm lần (con số nhà sản xuất đưa ra thường quy thành hàng triệu USD). Kinh phí khủng, có bảo chứng cho sự phát triển và cả chất lượng phim?