Cải lương - vẫn còn đó những người đam mê

MAI CHÂU |

Thưa vắng khán giả, thiếu hụt sự quan tâm của cơ quan chức năng - tình trạng chung của các loại hình nghệ thuật truyền thống và cải lương là một trong số đó. Nhiều nghệ sĩ vì nhiệt huyết với nghề vẫn đang “tự bơi” và nuôi hy vọng cải lương một ngày nào đó sẽ trở lại thời hoàng kim.

Bởi chưng thiếu kịch bản hay...

Hơn một thế kỷ trải qua nhiều thăng trầm, từ huy hoàng đến gần đáy vực, cải lương cứ vượt bão để tồn tại dù cho khán giả ngày nay gần như đã quay lưng, nhất là giới trẻ đa phần không xem, không biết và không hứng thú.

Nghệ sĩ cải lương Tấn Beo thẳng thắn cho rằng, điều này khó có thể trách được bởi thời buổi công nghệ hiện đại, xu hướng cập nhật nhanh nhạy, các em hứng thú hơn với nhạc nước ngoài, nhạc trẻ mang hơi thở thời đại. Theo đánh giá của nghệ sĩ Tấn Beo, vài năm trở lại đây âm nhạc nước ngoài du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam khiến nghệ thuật truyền thống trong đó có cải lương bị chững lại, thậm chí tưởng chừng mất luôn. “Dẫu có chạnh lòng thì cũng chỉ biết để trong lòng mà thôi. Cá nhân tôi khá lo lắng và loay hoay không biết tiếp tới đây sẽ hoạt động ra sao?”.

Theo nghệ sĩ Tấn Beo, các cơ quan Nhà nước đang còn thờ ơ và chưa coi trọng trong việc bảo tồn, phát huy bộ môn nghệ thuật cải lương: “Ở những thành phố lớn mà không có lấy một Nhà hát cải lương thì nghệ sĩ sẽ khó ổn định mà làm nghề, giới trẻ hay du khách nước ngoài muốn đến xem, tìm hiểu về văn hoá đặc trưng Nam Bộ thì cũng bất lực. Nếu không có sự đầu tư đúng mực mang tính chiến lược thì trước sau, cải lương sẽ bị mai một và trôi vào dĩ vãng”.

Một trong những nguyên nhân cải lương hiện nay không gây được nhiều chú ý vì thiếu sự đổi mới, kịch bản nghèo nàn, không bám sát vào thực tế những vấn đề đang “nóng” của xã hội. NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cũng hơn một lần chia sẻ rằng, yếu tố về kịch bản khá quan trọng, quyết định sự thành bại của một vở diễn, chưa kể điều này góp phần lớn trong việc “hút” khán giả, nhất là các bạn trẻ quay trở lại với nghệ thuật truyền thống. Đồng thời, ông nhấn mạnh, trước cuộc cách mạng 4.0 thì vấn đề đầu tư cho các vở diễn phải được chú trọng, sau đó là đến đào tạo nguồn nhân lực kế thừa.

Nhưng vẫn còn đó niềm đam mê

Cũng để phát huy, tìm kiếm nguồn nhân lực kế thừa, nhiều cuộc thi về cải lương trước đó và sau này được tổ chức thường xuyên. Trong đó, đáng chú ý là các cuộc thi “Tài năng trẻ Diễn viên sân khấu Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc” do Bộ VHTTDL thực hiện hay cuộc thi “Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc” của tỉnh Bạc Liêu… Những cuộc thi này được đánh giá tốt về mặt chuyên môn, thu hút nhiều bạn trẻ yêu mến cải lương thử sức.

Cuộc thi “Chuông vàng vọng cổ” lần thứ 13 của Đài Truyền hình TPHCM đang được xúc tiến. Tiếp nối thành công qua các mùa trước, cuộc thi sẽ tiếp tục tìm kiếm, phát hiện những tài năng trẻ, có chất giọng đặc biệt, triển vọng nhằm bổ sung vào đội ngũ nghệ sĩ cải lương.

NSƯT Hoa Hạ cũng đánh giá, các cuộc thi trên là một trong những hoạt động truyền thống nhằm tạo ra sân chơi nghệ thuật bổ ích, khích lệ thế hệ trẻ biết trân quý, gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hoá Nam Bộ. Đây là một trong những hoạt động tích cực mở rộng phong trào ca vọng cổ, phong trào đờn ca tài tử trong xã hội.

Đi cùng với công nghệ số hoá, cuộc thi năm nay được BTC hé lộ về hình thức đổi mới như đăng ký dự thi online, tạo điều kiện thuật lợi cho thí sinh tham gia. NSƯT Đinh Thanh Sơn - Tổng đạo diễn cuộc thi - cho biết với những đổi mới hy vọng có thêm thí sinh, xuất hiện nhiều nhân tố mới cả về thanh lẫn sắc.

Nghệ sĩ cải lương Tấn Beo - người đồng thời đảm nhận vai trò MC của cuộc thi - tin rằng, dù cải lương nước nhà đang “hấp hối” nhưng khi thấy được niềm đam mê, thấy được những gì mà lớp trẻ, dù có ít, vẫn dành tình yêu cho nghệ thuật truyền thống thì cải lương sẽ không bao giờ… chết.

Bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ khác cùng bày tỏ niềm hy vọng vào thế hệ trẻ - những người tiếp nối kế cận không chỉ rèn luyện về chuyên môn mà còn bồi đắp nắm chắc kiến thức văn hoá, lịch sử dân tộc, để từ đó giới thiệu và đưa nghệ thuật truyền thống nói chung và cải lương nói riêng đến với bạn bè quốc tế.

Cuộc thi “Chuông Vàng vọng cổ 2018” sẽ trao giải Chuông Vàng cho thí sinh xuất sắc nhất (trị giá 100 triệu đồng), Chuông Bạc (50 triệu đồng) và một số giải thưởng khác tại đêm chung kết diễn ra vào ngày 30.9.

“Cải lương đang mất đi cái ngọn, nhưng may mắn vẫn giữ được phần gốc, vì vậy phải biết gìn giữ, ý thức định hướng cho giới trẻ hướng về cội nguồn”. Nghệ sĩ Tấn Beo

MAI CHÂU
TIN LIÊN QUAN

Để cải lương không chỉ có 100 năm

Kỳ Quan |

Tính từ ngày ra đời, sân khấu cải lương (SKCL) đã trải qua 100 năm. SKCL là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử nghệ thuật (NT) truyền thống nước nhà, khi suốt một thời gian dài nó chinh phục được đông đảo công chúng cả 3 miền Nam, Trung, Bắc. Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100, SKCL đang đứng trước thử thách gay gắt, mà nếu không vượt qua được, nó sẽ “chết”.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về Long An xem công diễn vở cải lương "Thầy Ba Đợi"

Kỳ Quan |

Tối 29.4, tại TP.Tân An (Long An), đã diễn ra buổi công diễn vở cải lương “Thầy Ba Đợi”, một trong những hoạt động kỷ niệm 100 năm cải lương Việt Nam. Tới dự buổi công diễn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Liên hoan sân khấu kịch "nói không" với kịch bản nước ngoài

KHÁNH HẠ |

Sân chơi cho các nghệ sĩ kịch nói sẽ được tổ chức từ ngày 11 - 25.4 tại Nhà hát Quân đội phía Nam.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Để cải lương không chỉ có 100 năm

Kỳ Quan |

Tính từ ngày ra đời, sân khấu cải lương (SKCL) đã trải qua 100 năm. SKCL là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử nghệ thuật (NT) truyền thống nước nhà, khi suốt một thời gian dài nó chinh phục được đông đảo công chúng cả 3 miền Nam, Trung, Bắc. Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100, SKCL đang đứng trước thử thách gay gắt, mà nếu không vượt qua được, nó sẽ “chết”.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về Long An xem công diễn vở cải lương "Thầy Ba Đợi"

Kỳ Quan |

Tối 29.4, tại TP.Tân An (Long An), đã diễn ra buổi công diễn vở cải lương “Thầy Ba Đợi”, một trong những hoạt động kỷ niệm 100 năm cải lương Việt Nam. Tới dự buổi công diễn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Liên hoan sân khấu kịch "nói không" với kịch bản nước ngoài

KHÁNH HẠ |

Sân chơi cho các nghệ sĩ kịch nói sẽ được tổ chức từ ngày 11 - 25.4 tại Nhà hát Quân đội phía Nam.