Bí mật phía sau hậu trường khốc liệt ở các cuộc thi hoa hậu

huyền chi |

Trái ngược với những màn trình diễn nóng bỏng của một dàn người đẹp chân dài, các cuộc thi hoa hậu che giấu nhiều bí mật đằng sau hậu trường.

Các cuộc thi sắc đẹp nêu cao khẩu hiệu "tôi làm được, bạn cũng làm được", "tôn vinh vẻ đẹp bên trong"...

Thế nhưng kết quả ở nhiều đấu trường nhan sắc cho thấy, không phải "bạn" nào cũng có thể chạm tay đến chiếc vương miện danh giá.

Sự khắc nghiệt sau ánh hào quang

Ở những cuộc thi quốc tế, ước tính trung bình mỗi thí sinh cần chi 6.000 USD cho những bộ trang phục chỉ mặc 1 lần, theo Bankrate.

Họ được yêu cầu chuẩn bị từ đồ bơi, đồ thể thao, đồ dạ hội đến trang phục dân tộc, đồ mặc ngày thường... Ngoài ra, các khoản chi phí cho người làm tóc, trang điểm, phụ kiện, huấn luyện viên, người hướng dẫn, cố vấn cũng tiêu tốn không ít.

Tờ Outlook cho biết, các thí sinh sẽ dành đến 18 tiếng mỗi ngày để tập luyện, tham gia các phần thi để đáp ứng lịch trình hoạt động căng thẳng, áp lực.

Do đó, các người đẹp bị quản lý gắt gao và tạm thời mất tự do. Trong một nghiên cứu đối với 131 thí sinh cuộc thi sắc đẹp, 48,5% trong số họ muốn gầy hơn, 57% thừa nhận đã ăn kiêng khắc nghiệt để ép cân và 26% mắc chứng rối loạn ăn uống.

Theo Image, không thể phủ nhận rằng những thí sinh thi hoa hậu đều xinh đẹp, nhưng "cái đẹp" có nhiều hình dạng, nhiều hình thức và kích cỡ.

Có thể nói, các cuộc thi sắc đẹp cổ vũ những kỳ vọng không thực tế về một người phụ nữ, rằng họ nên có ngoại hình như thế nào và cư xử ra sao.

Kamie Crawford - cựu Hoa hậu Thiếu niên Mỹ 2010 - từng tiết lộ thời gian biểu căng thẳng khi tham gia các đấu trường sắc đẹp: "Tôi sẽ đi ngủ vào khoảng 1 hoặc 2 giờ sáng và thức dậy sau 3 tiếng. Dù vậy, không ai dám lơ là vì chúng tôi không có nhiều cơ hội lên hình".

Thế nhưng, người thực sự được hưởng lợi từ những cuộc thi hoa hậu chắc chắn không phải là các cô gái đầu tư tiền bạc, công sức để ghi danh dự thi.

Các cuộc thi hoa hậu vẫn được tổ chức dù gây tranh cãi qua nhiều năm. Ảnh: SV
Các cuộc thi hoa hậu vẫn được tổ chức dù gây tranh cãi qua nhiều năm. Ảnh: SV

Bất công tại nơi tìm kiếm sự bình đẳng

Trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí YiQi, 2 người đẹp Yeung Yuk Mui và Lai Suk Yin chia sẻ về trải nghiệm khi tham gia cuộc thi Hoa hậu Châu Á.

Yeung và Lai đều lọt vào vòng chung kết. Họ tiết lộ "các thí sinh khác sẽ không từ thủ đoạn nào để giành được ngôi vị cao nhất".

Theo Yeung, cô đã bắt gặp một thí sinh cắt váy của đối thủ, còn một người khác rắc bột ngứa lên trang phục treo trên kệ.

Sau khi lọt vào top 10, Yeung đã phải hứng chịu cơn thịnh nộ của các thí sinh, nhất là khi cô nhận được giải phụ "Người đẹp ăn ảnh" và "Người đẹp có thân hình đẹp nhất".

"Quần áo và đồ lót của tôi đã bị mất sau khi tôi nhận giải thưởng và trở lại hậu trường. Những cô gái khác thường xuyên xa lánh tôi. Thỉnh thoảng tôi trốn vào một góc và ăn cơm một mình", Yeung kể lại.

Còn Lai cho biết sẽ có những thí sinh cố gắng lấy lòng đội ngũ sản xuất của cuộc thi bằng cách tặng họ tổ yến, đồ ăn nhẹ.

Tháng 12.2015, MC Steve Harvey gây chấn động khi đọc sai tên người chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ. Sự cố tai hại của anh khiến truyền thông tốn nhiều giấy mực.

Trong đó, Jessica Valenti, cây viết của tờ The Guardian lại có một góc nhìn khác: "Tại sao các cuộc thi sắc đẹp vẫn tồn tại? Ngay cả khi MC gọi tên đúng người chiến thắng, các đấu trường nhan sắc vẫn chỉ là một nơi những người phụ nữ ăn mặc lộng lẫy, khoe thân hình và cạnh tranh với nhau".

Valenti đánh giá: “Khoảnh khắc khó xử nhất của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ không phải là khi người dẫn chương trình Steve Harvey gọi sai hoa hậu trên truyền hình trực tiếp, mà là vào năm 2015, vẫn tồn tại một cuộc thi cho những người phụ nữ mặc bikini và giành nhau chiếc vương miện".

Đằng sau ánh hào quang rực rỡ của các cuộc thi sắc đẹp là một ngành công nghiệp tàn khốc bóc lột những phụ nữ trẻ tìm kiếm cơ hội thành danh.

Hàng năm, vẫn có hàng nghìn cuộc thi hoa hậu diễn ra khắp thế giới. Và không có dấu hiệu nào cho thấy những sân chơi sắc đẹp này sẽ biết mất, vì những cuộc thi này vẫn kiếm ra tiền cho ban tổ chức. Hơn nữa, nếu may mắn, cuộc thi này cũng giúp một cô gái có thể đổi đời sau một đêm.

huyền chi
TIN LIÊN QUAN

“Bạo lực mạng” nhìn từ vụ việc của Hoa hậu Ý Nhi

huyền Chi |

Hơn 2 tuần sau khi đăng quang, Hoa hậu Ý Nhi trở thành tâm điểm của các cuộc tranh cãi trên mạng xã hội. Nhóm tẩy chay người đẹp sinh năm 2002 trên Facebook vượt mốc 610.000 thành viên trong thời gian ngắn.

Đằng sau câu chuyện 600 nghìn người tham gia nhóm tẩy chay Hoa hậu Ý Nhi

Huyền Chi |

Những phát ngôn nhạy cảm của Hoa hậu Ý Nhi đẩy cô vào cuộc tranh cãi không hồi kết và bị công chúng quay lưng.

Phụ huynh nói gì khi bố Hoa hậu Ý Nhi phải khóc vì bạo lực mạng?

Lê Mai Hương |

Khi con gái và cả bản thân bị cộng đồng mạng tấn công dồn dập với nhiều lời lẽ công kích, xúc phạm, bố tân hoa hậu đã bật khóc.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Người Nga ồ ạt bán USD và euro

Khánh Minh |

Gần nửa tỉ USD và euro đã được chuyển đổi thành đồng rúp Nga trong tháng 7.

Một xã của thị xã Sơn Tây có thể được lên thành phố

Lam Duy |

Trong trường hợp kế hoạch xây dựng thành phố phía Tây Hà Nội được thông qua, một phần xã Cổ Đông của thị xã Sơn Tây (Hà Nội) có thể sẽ được lên thành phố.

Bắt tạm giam Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, chiều 13.8, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt tạm giam ông Đinh Xuân Hướng, Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

Về Nam Định thăm ngôi chùa tháp 700 tuổi bằng gạch cao nhất Việt Nam

Lương Hà |

Chùa Phổ Minh tọa lạc ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP. Nam Định có tháp Phổ Minh - công trình kiến trúc cổ độc đáo lớn nhất, nguyên vẹn nhất ở Việt Nam.

“Bạo lực mạng” nhìn từ vụ việc của Hoa hậu Ý Nhi

huyền Chi |

Hơn 2 tuần sau khi đăng quang, Hoa hậu Ý Nhi trở thành tâm điểm của các cuộc tranh cãi trên mạng xã hội. Nhóm tẩy chay người đẹp sinh năm 2002 trên Facebook vượt mốc 610.000 thành viên trong thời gian ngắn.

Đằng sau câu chuyện 600 nghìn người tham gia nhóm tẩy chay Hoa hậu Ý Nhi

Huyền Chi |

Những phát ngôn nhạy cảm của Hoa hậu Ý Nhi đẩy cô vào cuộc tranh cãi không hồi kết và bị công chúng quay lưng.

Phụ huynh nói gì khi bố Hoa hậu Ý Nhi phải khóc vì bạo lực mạng?

Lê Mai Hương |

Khi con gái và cả bản thân bị cộng đồng mạng tấn công dồn dập với nhiều lời lẽ công kích, xúc phạm, bố tân hoa hậu đã bật khóc.