Bàn về chiêu trò trong gameshow cùng "đạo diễn triệu view" Huỳnh Phúc Thanh Nhân

NGỌC DỦ (thực hiện) |

Nữ "đạo diễn triệu view” cho biết với các gameshow mà cô đảm nhận luôn chú trọng những “mảng miếng” dàn dựng sân khấu và tính điện ảnh để đọng lại cảm xúc trong lòng khán giả.

Không chiêu trò, chương trình sẽ nhạt toẹt!

Là một trong những “đạo diễn triệu view” hiện nay nhưng nhìn qua loạt gameshow chị đảm nhận, khán giả thấy các chương trình có phần “chính thống”, không đẩy mạnh chiêu trò. Việc đi ngược xu hướng này, chị đã làm cách nào để giúp gameshow vẫn thu hút khán giả?

- "Chiêu trò" theo nghĩa là scandal, ồn ào rất dễ thu hút thị hiếu đám đông. Nó rất hấp dẫn và giải trí nhưng một sản phẩm nghệ thuật để thưởng thức và tôn vinh thì cần nhiều giá trị khác. Đã xác định làm chương trình phục vụ bộ phận khán giả thưởng ngoạn nghệ thuật thì tiêu chí sáng tạo nghệ thuật phải đặt lên hàng đầu. Nếu không chiêu trò thì chương trình nhạt toẹt, không ai coi. Nhưng chiêu trò của tôi là "mảng miếng" trong dàn dựng. Chắc có lẽ, tôi là đạo diễn chương trình sân khấu theo một cách rất điện ảnh khiến khán giả đọng lại được cái tình trong từng cung bậc cảm xúc, không giống các gameshow khác.

Là người đứng show hàng loạt gameshow nổi tiếng, nhiều khi người ta thấy chị “chạy show” liên tục. Nguồn năng lượng này từ đâu khiến chị làm việc cường độ cao như vậy?

- Đúng là tôi chạy show dữ lắm, lịch dày đặt, hôm nay thấy tôi ở TPHCM, mai lại thấy ở Hà Nội, sáng ở phim trường, tối lại thấy ở một sự kiện nào đó. Có năm làm lễ hội bắn pháo hoa cho thành phố (Countdown Festival) mà tôi nhận đến 2 - 3 điểm, phải chia lịch tổng dợt, chia êkíp ra để chạy. Năng lượng đó có từ đam mê và khát vọng. Nghe có vẻ rất lý thuyết và văn vẻ, nhưng thật sự là vậy. Tôi chạy đua với chính bản thân mình. Nghề này hơn nhau là kinh nghiệm, càng làm nhiều, trải nghiệm nhiều càng tốt. Tôi tự đặt mình vào sự bận rộn, những “ca khó” để năng lực có cơ hội “phát tiết” ra được.

Gameshow mùa đầu tiên sẽ có nhiều thú vị, nhưng bước sang mùa 2, mùa 3, dễ gây nhàm chán. Từng là một đạo diễn đảm nhận một gameshow liên tiếp nhiều mùa, chị đã cân nhắc như thế nào để các chương trình luôn mới trong mắt khán giả?

- Làm gameshow liên tiếp nhiều mùa cũng giống như tôi yêu một người năm này qua năm khác. Nếu yêu mà không vun đắp, đào sâu, nhìn thấy cái hay của người yêu thì chừng một mùa trăng là chán ngay. Còn biết làm mới bản thân, thổi bùng lửa tình thì cứ yêu được hoài... Không được để mình mất hứng là quan trọng nhất. Tôi luôn phải tìm thấy được cảm xúc mới mẻ ở đâu đó trong quá trình thực hiện thì mới khai thác được cái hay ở mùa sau. Những gì ở mùa trước mình muốn làm nhưng chưa làm được thì sẽ ấp ủ, xây dựng để đem trình làng mùa sau. Mỗi lúc một thăng hoa hơn. Càng làm nhiều mùa thì càng hiểu khán giả muốn gì, cần gì, không thích gì, rồi tuỳ theo đó mà nêm nếm liều lượng cho từng chương trình.

Nghề đạo diễn với nữ vốn là một áp lực

Là nữ đạo diễn thuộc hàng hiếm ở Việt Nam, người ta vẫn thường mặc định nghề này thường dành cho nam giới. Theo nghề, ắt hẳn chị gặp không ít áp lực và khó khăn?

- “Nhân” vốn dĩ là cái tên nam giới rồi. Thế hệ 8X, 9X ít ai tên Nhân mà là con gái. Chắc cái tên vận vào cái số, lớn lên làm nghề của nam giới. Bất lợi nữ giới cũng có chứ nhưng buồn cười nhất là gặp những khách hàng phân biệt giới. Lần đó tôi được mời làm tổng đạo diễn cho một dự án nghệ thuật lớn và đẳng cấp, thù lao tính bằng tiền tỉ. Nhưng với yêu cầu đừng ra mặt, vì phu nhân của vị khách hàng đó ghen lắm.

Nghề đạo diễn vốn dĩ đầy áp lực và khó khăn. Cùng một lúc bạn phải vừa là người dẫn đầu, vừa là người đi sau cùng. Vừa phải nắm tổng quan, vừa đi vào chi tiết. Quan trọng nhất là làm sao để hàng trăm con người đồng lòng thực hiện đúng ý đồ của bạn. Không biết người khác thì sao, còn với tôi, đạo diễn phải chịu trách nhiệm và có phương án sửa chữa nếu bất cứ ai trong êkíp mắc lỗi.

Có bao giờ chị muốn bỏ cuộc và chuyển hẳn sang công việc khác nhẹ nhàng và phù hợp hơn với phái yếu?

- Nhiều lần nữa là đằng khác. Đó là những lúc mọi thứ diễn ra ngoài tầm kiểm soát. Diễn viên quên thoại, đội hình múa lỏng lẻo, tiết mục sai ý đồ... Tôi cảm giác như công sức của mình bỏ sông bỏ biển, chọn một nghề khác cho đỡ lao tâm. Nhưng nghề chọn mình rồi thì có muốn dừng lại thì cũng có người đến lôi mình đi. Vả lại đam mê đã chảy trong huyết quản thì khó bỏ lắm.

Đã có gia đình và con nhỏ, chị cân bằng giữa công việc và cuộc sống bên tổ ấm của mình thế nào?

- Trước khi có chồng và sau khi lấy chồng thì cuộc sống không có gì thay đổi nhiều. Nhưng từ khi bé Show ra đời thì tôi sắp xếp lại một chút, dành nhiều thời gian cho con hơn, lịch làm việc khoa học hơn. Vì quãng thời gian 1-3 tuổi sẽ trôi qua nhanh lắm, nếu cứ lao đầu vào việc, tôi sẽ không cảm nhận được con lớn từng ngày như thế nào. Trong đại dịch, tôi hạn chế công tác nước ngoài lại, các show diễn trong nước phải đi vài ngày, tôi đều sắp xếp cho Show bay ra ở cùng với mẹ. Nói đến đây lại càng phải cảm ơn gia đình chồng luôn là hậu phương vững chắc trong việc đỡ đần việc nhà và chăm sóc bé Show.

Đạo diễn Thanh Nhân là người từng gắn liền với không ít gameshow như: Người hùng tí hon, Chuyến xem âm nhạc... Với chị các chương trình truyền hình mang lại trải nghiệm nghề thú vị ra sao?

- Từng cộng tác với rất nhiều gameshow phát sóng HTV, nhưng có 2 chương trình nhiều kỷ niệm với tôi nhất là Chuyến xe âm nhạc và Một tỉ khởi nghiệp. Với Chuyến xe âm nhạc thì tôi đảm nhận 2 vai trò, Tổng đạo diễn và Ban Giám Khảo nên công suất làm việc cũng gấp đôi. Vì là cuộc thi ca hát của sinh viên các trường nên phải dồn lịch quay tập trung vào thứ bảy, chủ nhật để các bạn có thể tham gia được. Vì thế lịch quay kéo dài xuyên màn đêm là chuyện bình thường. Đêm Chung kết, Ban Giám khảo có tôi, chị Đoan Trang, anh Tùng Leo cùng hát múa, biểu diễn trong tiết mục mở màn với các thí sinh. Một trải nghiệm vô cùng thú vị, nhắc tới còn mắc cỡ. Lễ trao giải diễn ra vào 4 giờ sáng, ai cũng mệt lắm rồi, nhưng tinh thần thể hiện vẫn kịch tính và hừng hực như những lễ trao giải khác.

Còn với Một tỉ khởi nghiệp lại là một thử thách khó có thể quên được. Đây là chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp đầu tiên với format 100% Việt Nam do tôi viết, phát sóng HTV, dành cho đối tượng yêu thích kinh doanh. Có thể nói đây là một chương trình tâm huyết và hết sức mạo hiểm của HTV khi dám đem một chủ đề “khó nuốt”, “kén người xem” để làm thành một gameshow thực tế đòi hỏi nhiều tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn và bổ sung thêm kiến thức cho khán giả về những khái niệm kinh doanh.

Với người trong nghề chị là một người quen mặt, nhưng người xem truyền hình cả nước thì vẫn chưa biết nhiều thông tin. Nguyên nhân có thể là do dù nổi tiếng như công việc của chị lại đứng sau ánh đèn sân khấu. Chị có xem đây là một thiệt thòi hay không?

- Làm nghề này thì tôi không mong chờ sự nổi tiếng. Giống như nhạc sĩ moi hết tâm trí ra viết nên ca khúc, nhưng đến khi thành công thì khán giả cũng chỉ để ý tên ca sĩ thể hiện chứ có mấy ai quan tâm tên tác giả là ai. Nổi tiếng với những người trong nghề là mừng lắm rồi.

Quan điểm làm nghề của chị như thế nào?

- Tôi là một người chân thành, trân trọng cảm xúc của người khác, nhạy cảm, dễ tổn thương, cầu toàn và đôi chút tự ti nên quan điểm làm nghề cũng tương tự. Cẩn trọng, tinh tế và chân thành, cái đọng lại là cảm xúc.

Cảm ơn những chia sẻ của chị!

NGỌC DỦ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Dấu ấn điện ảnh Việt Nam năm 2020: Bật lên những gương mặt nữ đạo diễn, nhà sản xuất phim

NGỌC DỦ |

Nhiều nữ nghệ sĩ đã và đang đứng ra đảm nhận vai trò đạo diễn, nhà sản xuất phim - một công việc không ngừng sáng tạo, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức để tạo ra những tác phẩm ăn khách, thu hút người xem.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: “Tôi không thích danh xưng thành tích"

NGỌC DỦ (thực hiện) |

Thành công của “Tiệc trăng máu”, thêm một bộ phim nữa lọt vào danh sách “Câu lạc bộ trăm tỉ” nhưng với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thì “vẫn chỉ là Dũng “khùng” thôi” và phía trước còn là những dự án, ấp ủ...

Mối duyên lạ giữa đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Phan Gia Nhật Linh

Thái An |

Với bộ phim "Tiệc trăng máu", đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Phan Gia Nhật Linh có sự hoán đổi vai trò đầy thú vị.

Ca sĩ, đạo diễn Ánh Tuyết với vở kịch âm nhạc đầu tay

Nội Hà (thực hiện) |

Kể từ 18.10.2020, vở nhạc kịch “Trại hoa vàng” dựa trên nguyên tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ được công diễn trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Đạo diễn của vở kịch là ca sĩ, NSƯT Ánh Tuyết, thành viên của Tam ca Con gái, đồng thời là phụ trách đoàn Ca múa nhạc Nhà hát Tuổi trẻ đã chia sẻ với Lao Động về vở kịch đầu tay của chị.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Dấu ấn điện ảnh Việt Nam năm 2020: Bật lên những gương mặt nữ đạo diễn, nhà sản xuất phim

NGỌC DỦ |

Nhiều nữ nghệ sĩ đã và đang đứng ra đảm nhận vai trò đạo diễn, nhà sản xuất phim - một công việc không ngừng sáng tạo, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức để tạo ra những tác phẩm ăn khách, thu hút người xem.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: “Tôi không thích danh xưng thành tích"

NGỌC DỦ (thực hiện) |

Thành công của “Tiệc trăng máu”, thêm một bộ phim nữa lọt vào danh sách “Câu lạc bộ trăm tỉ” nhưng với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thì “vẫn chỉ là Dũng “khùng” thôi” và phía trước còn là những dự án, ấp ủ...

Mối duyên lạ giữa đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Phan Gia Nhật Linh

Thái An |

Với bộ phim "Tiệc trăng máu", đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Phan Gia Nhật Linh có sự hoán đổi vai trò đầy thú vị.

Ca sĩ, đạo diễn Ánh Tuyết với vở kịch âm nhạc đầu tay

Nội Hà (thực hiện) |

Kể từ 18.10.2020, vở nhạc kịch “Trại hoa vàng” dựa trên nguyên tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ được công diễn trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Đạo diễn của vở kịch là ca sĩ, NSƯT Ánh Tuyết, thành viên của Tam ca Con gái, đồng thời là phụ trách đoàn Ca múa nhạc Nhà hát Tuổi trẻ đã chia sẻ với Lao Động về vở kịch đầu tay của chị.