Xuân trên mỗi góc phố Hà Nội

Kiều Vũ |

Ba má tôi tập kết ra Bắc năm 1954. Có đến cả ngàn lần ba má  kể  tôi nghe về những tối thứ Bảy, và nhất là đêm giao thừa, các cô chú, anh chị tập kết đang sinh sống, làm việc ở Hà Nội lại dập dìu đến Câu lạc bộ Thống Nhất bên Hồ Gươm. Mọi người gặp nhau để tìm đồng hương, để khoả lấp nỗi nhớ miền Nam giữa cái rét cắt thịt cắt da của miền Bắc trong đêm trừ tịch.

Như ở giữa của hai đầu nỗi nhớ, cả ba và má tôi đều thích bài hát “Gửi người em gái” của Đoàn Chuẩn và đắm đuối với hoa đào mỗi khi Tết đến “Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rũ mà chi”.

Má tôi bảo: “27-28 Tết mà nhà chưa có cành đào thì dù gà bắt vài con, lá dong để sẵn, gạo nếp và đỗ xanh đã ngâm, chảo mứt gừng đã sên cũng vẫn chỉ như ngày thường”.

Còn ba, sau Tết ông Công ông Táo, hết giờ làm việc lại đạp xe quanh những điểm bán đào để ngắm, lúc nào gặp cành ưng ý là mua, bất kể chỉ mới 26 Tết. Năm nào đến 28 Tết chưa mua được đào, ba sẽ đi ra đi vào, cả nhà phải sốt ruột theo. Sau này, ba chuyển sang chơi đào cây. Khi là cây có thế rồng bay, vút đến sát trần nhà, lúc là cây bonsai để trên bàn nước...

Đam mê Hà Nội trong tôi được hun đúc từ 2 đấng sinh thành, bắt nguồn từ những điều nhỏ bé nhưng hết sức thiêng liêng, chỉ có mỗi khi Tết về.

2. Tôi thích những buổi chiều lang thang phố cổ, không nhất thiết phải vào mùa thu. Chiều phố cổ Hà Nội trầm mặc và nhộn nhịp xen lẫn. Ô Quan Chưởng vốn là nơi không chỉ khách du lịch, mà cả người đang ở Hà Nội cũng tìm đến. Họ rủ nhau đi ăn bún ốc nguội, chả rươi Ô Quan Chưởng dù hàng bún ốc ấy nằm ở phố Đào Duy Từ. Họ rủ nhau đi mua bánh rán Hàng Chiếu, nếu ai chưa biết, hỏi đường, sẽ được chỉ dẫn “gần Ô Quan Chưởng”.

Chiều 28 Tết, khi con phố Hàng Chiếu đã vợi bớt xe cộ, hàng hoá, thể nào cũng có nồi bánh chưng đun củi của nhà nào đó níu chân du khách và người đi đường. Nồi bánh sôi, khói bốc nghi ngút, mùi lá dong đun chín quyện với khói củi, theo gió bay về cửa Ô Quan Chưởng khiến ai cũng muốn mau mau kết thúc công việc để về nhà, ùa vào bếp, chung tay lo chuyện Tết nhất của gia đình.

Tôi thích Hồ Gươm, cả lúc xe cộ vây quanh lẫn lúc chỉ có người đi bộ những ngày cuối tuần. Khó để giải thích đã có cả ngàn bức ảnh chụp với Tháp Rùa, với Hồ Gươm mà tôi vẫn muốn chụp tiếp. Trước, khi còn thường xuyên đi công tác, lúc về Hà Nội, kiểu gì tôi cũng phải lên Hồ Gươm, dù chỉ để nhìn thấy Tháp Rùa hoặc nhâm nhi ly cà phê ở quán trên tầng 2 phố Đinh Tiên Hoàng. Nhiều năm gần đây, sáng Mùng Một Tết, tôi lên Hồ Gươm thật sớm. Không phải để tận hưởng không gian vắng lặng hiếm có của Hà Nội ngày thường, mà để ngắm Tháp Rùa trong mờ mờ hơi sương. Khoảnh khắc ấy thời gian như ngưng đọng. Mùa Xuân mới rộn ràng cách đấy vài tiếng với  nụ cười của biết bao người đón giao thừa cùng pháo hoa rực trời, đã lại thâm trầm, sâu lắng rất Hà Nội.

3. Năm 2019 Hà Nội kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng. Khung cảnh lịch sử năm ấy được dựng lại trên phố bích hoạ Phùng Hưng. Người già đến để sống lại không khí hạnh phúc khôn xiết ngày phố phường rợp cờ đỏ, trở về với người dân. Người trẻ đến để biết thế nào là áo trấn thủ, bom ba càng, thế nào là chiến hào, ụ súng...

Trên bức tường căn nhà có ô cửa màu xanh quen thuộc trên phố Hà Nội được dựng lại có dòng chữ nghuyệch ngoặc “Tạm biệt Thủ đô”, “Hẹn ngày trở lại” - những điều tâm can của mỗi người con Thủ đô năm tháng ấy.

Cô bạn thân của tôi vào Sài Gòn lập nghiệp, ra Hà Nội đúng những ngày tháng Mười, dứt khoát đến chụp ảnh bên khung cửa đấy. Chụp rồi bảo: “Ngày mai, khi chuẩn bị lên máy bay vào Sài Gòn sẽ đăng tấm ảnh này lên facebook, để nhớ rằng tạm biệt Thủ đô, hẹn ngày trở lại”. Bạn bảo, cố hẹn ngày trở lại là ngày  Hà Nội đằm thắm với đào, quất.

Thế hệ chúng tôi không còn trẻ, cũng chưa già, nhưng sao cứ mải miết yêu thương, đắm đuối với Hà Nội. Lúc nào cũng có cảm giác từ một gác xép trong căn phòng bé tẹo, từ con ngõ nhỏ bé xíu xe đạp đi ra phải lùi lại nhường xe đi vào được nửa đường đều là máu thịt. Trong con ngõ nhỏ đấy, Tết thật là Tết khi cành đào  buộc sau xe thong thả lướt qua bóng tối, để rồi sáng bừng khi vào đến khoảng sân cuối ngõ.

Sáng Mùng Một, cả không gian ngập tràn sắc xuân với lời ca thánh thót “Từng giọt long lanh rơi tôi đưa tay hứng về/Mùa xuân người cầm súng lộc rắc đầy trên lưng/Mùa xuân người ra đồng trải dài nương lúa”.

Kiều Vũ
TIN LIÊN QUAN

''Thư Hà Nội’’ - góc nhìn âm nhạc từ cảm hứng các bức thư xưa

LÊ QUANG VINH |

Trong khuôn khổ Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2019, đêm nhạc đa phương tiện ''Thư Hà Nội’’ sẽ được Viện Pháp tại Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) vào tối 30.11. Trước đó, buổi hòa nhạc độc đáo này diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh ở tối 28.11.

Những góc phố Hà Nội ngẩn ngơ nỗi nhớ

LÊ QUANG VINH |

Hà Nội đang đà náo nhiệt mở rộng với vô vàn khu chung cư cao tầng. Nhưng vẫn còn đó, một Hà Nội trầm mặc, với những kiến trúc đang dần mờ phai theo thời gian. Vẻ đẹp mong manh đó thêm một lần hiện hữu qua triển lãm ''Xuống phố 3’’ của họa sĩ Phạm Bình Chương, khai mạc tối 25.11.2019 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội.

Có một Hà Nội vừa quen, vừa lạ ở ''Một thành phố khác…’’

Lê Quang Vinh |

Tối 7.11.2019, triển lãm ảnh ''Một thành phố khác - công cộng, riêng tư, thầm kín’’ đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Pháp-L’Espace ở Hà Nội, giới thiệu tác phẩm của 2 gương mặt trẻ: Nhiếp ảnh gia Joseph Gobin (Pháp) và họa sĩ Nguyễn Phương (Việt Nam) với bối cảnh chính là không gian Hà Nội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

''Thư Hà Nội’’ - góc nhìn âm nhạc từ cảm hứng các bức thư xưa

LÊ QUANG VINH |

Trong khuôn khổ Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2019, đêm nhạc đa phương tiện ''Thư Hà Nội’’ sẽ được Viện Pháp tại Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) vào tối 30.11. Trước đó, buổi hòa nhạc độc đáo này diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh ở tối 28.11.

Những góc phố Hà Nội ngẩn ngơ nỗi nhớ

LÊ QUANG VINH |

Hà Nội đang đà náo nhiệt mở rộng với vô vàn khu chung cư cao tầng. Nhưng vẫn còn đó, một Hà Nội trầm mặc, với những kiến trúc đang dần mờ phai theo thời gian. Vẻ đẹp mong manh đó thêm một lần hiện hữu qua triển lãm ''Xuống phố 3’’ của họa sĩ Phạm Bình Chương, khai mạc tối 25.11.2019 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội.

Có một Hà Nội vừa quen, vừa lạ ở ''Một thành phố khác…’’

Lê Quang Vinh |

Tối 7.11.2019, triển lãm ảnh ''Một thành phố khác - công cộng, riêng tư, thầm kín’’ đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Pháp-L’Espace ở Hà Nội, giới thiệu tác phẩm của 2 gương mặt trẻ: Nhiếp ảnh gia Joseph Gobin (Pháp) và họa sĩ Nguyễn Phương (Việt Nam) với bối cảnh chính là không gian Hà Nội.