Vì sao trẻ tuổi dậy thì dễ bị trầm cảm?

Thúy Anh (Theo Verywell Mind) |

Những thay đổi nội tiết tố, trưởng thành về thể chất và suy nghĩ góp phần gây ra trầm cảm ở trẻ dậy thì.

Đối với một số trẻ, tuổi dậy thì là giai đoạn vô cùng khó khăn bởi ngoài phát triển về thể chất, trẻ còn trải qua quá trình trưởng thành về tâm lý xã hội một cách nhanh chóng. Trong khoảng thời gian này, trẻ có xu hướng xa lánh gia đình và kết nối nhiều hơn với bạn bè đồng trang lứa.

Khoảng thời gian dậy thì, trẻ có thể sống thu mình, tâm trạng thất thường và những thay đổi hành vi khác. Đây được cho là giai đoạn phát triển bình thường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong một số trường hợp, những thay đổi ở tuổi dậy thì có thể gây ra trầm cảm.

Tần suất trầm cảm tuổi dậy thì

Theo nghiên cứu của Viện Nhi khoa Mỹ, ước tính có 2% trẻ dưới 10 tuổi bị trầm cảm. Ở độ tuổi từ 10 đến 14 (độ tuổi trung bình của dậy thì), tỷ lệ trầm cảm tăng 5 - 8%. Trước tuổi dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Nhưng trong độ tuổi dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ nữ tăng gấp đôi.

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn duy nhất những thay đổi về ngoại hình và hành vi diễn ra một cách tự nhiên. Do đó, cha mẹ, giáo viên và những người chăm sóc cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu trầm cảm, bởi điều này có thể khó phân biệt với những thay đổi bình thường của dậy thì.

Tính cách thất thường, tách biệt khỏi cha mẹ và thân thiết với bạn bè cùng trang lứa là những hành vi phổ biến ở tuổi dậy thì.

Các triệu chứng cảnh báo trầm cảm bao gồm:

- Có suy nghĩ tự làm hại bản thân

- Không muốn đến trường

- Học hành sa sút

- Có hành động, việc làm bất chấp rủi ro

- Buồn dai dẳng, tâm trạng không tốt, không còn hứng thú làm những việc yêu thích

- Có cảm giác tội lỗi quá mức

- Khóc mà không rõ lý do

- Cảm thấy bị hiểu lầm

- Bám riết bố mẹ hoặc lo sợ bố mẹ sẽ chết

- Khó ngủ

- Mệt mỏi không rõ lý do

- Cân nặng thay đổi đột ngột

- Khó tập trung

Chuyên gia khuyên cha mẹ hãy nghiêm túc chú ý, xem xét các dấu hiệu trên; không bao giờ được xem nhẹ, phớt lờ các dấu hiệu, đặc biệt là khi con đang bộc lộ ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc tự tử.

Tại sao tâm tính bất thường, trầm cảm lại gia tăng ở tuổi dậy thì?

Thay đổi nội tiết tố: Estrogen – một loại hormone sinh dục nữ - có liên quan đến chứng trầm cảm. Mức độ estrogen tăng đột biến ở trẻ nữ trong độ tuổi dậy thì có thể góp phần làm tăng tỷ lệ trầm cảm. Ngược lại, testosterone - hormone sinh dục nam - tăng lên ở các trẻ nam trong tuổi dậy thì lại không liên quan đến chứng trầm cảm.

Thời điểm bắt đầu dậy thì: Giai đoạn này có thể tác động đến tỷ lệ trầm cảm: trẻ em “phát triển sớm” hoặc “phát triển muộn” có thể biểu hiện các triệu chứng trầm cảm nhiều hơn so với những trẻ cảm thấy chúng phát triển cùng thời điểm với bạn bè đồng trang lứa.

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy ngực phát triển sớm có liên quan đến nguy cơ mắc triệu chứng trầm cảm cao hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này có liên quan đến tác động hormone hay tác động của áp lực xã hội hay không.

Áp lực, căng thẳng trong cuộc sống: Ở tuổi dậy thì, việc học tập và các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp và khắt khe hơn, có thể gây ra căng thẳng. Một số trẻ em bị trầm cảm do tác động của các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống.

Cách giải quyết

Nghiên cứu cho thấy, trẻ bị trầm cảm nhẹ thường có thể điều trị thành công bằng sự chăm sóc và theo dõi triệu chứng. Đối với các trường hợp trầm cảm từ trung bình đến nặng xảy ra ở giai đoạn dậy thì, có thể điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp liệu pháp tâm lý.

Hai liệu pháp tâm lý có thể hiệu quả trong việc điều trị rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên và trẻ em:

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): cách tiếp cận này tập trung vào việc xác định và thay đổi nhận thức, hành vi có liên quan đến chu kỳ trầm cảm.

Liệu pháp giữa các cá nhân (IPT): tập trung vào việc xác định các vấn đề của mối quan hệ và giải quyết xung đột đó. Các mối quan hệ không tốt hoặc việc kết thúc các mối quan hệ quan trọng (ví dụ chia tay hoặc cha mẹ ly hôn) có thể góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Cần cẩn trọng và theo dõi sát sao khi trẻ em, trẻ vị thành niên uống thuốc chống trầm cảm, vì những thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tự tử. Giáo dục là bước rất quan trọng giúp thanh thiếu niên hiểu được nguy cơ tiềm ẩn và phát hiện các dấu hiệu muốn tự tử.

Thúy Anh (Theo Verywell Mind)
TIN LIÊN QUAN

Cùng con vượt qua cơn trầm cảm tuổi dậy thì

Thiều Trang |

Phụ huynh nên chú trọng đến sức khỏe của chính bản thân mình, đảm bảo sức khỏe tâm thần ổn định để có thể đồng hành cùng con. Đặc biệt, học cách lắng nghe, thấu hiểu, tạo sự gần gũi, gắn bó với trẻ để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn, tránh mắc trầm cảm tuổi dậy thì.

10 cách tăng chiều cao hiệu quả cho tuổi dậy thì

PHONG LINH |

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian tốt nhất để cơ thể phát triển toàn diện. Bằng cách thay đổi lối sống và thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất, thanh thiếu niên có thể tránh được tình trạng còi cọc và phát triển chiều cao tối đa. Dưới đây là một số mẹo giúp các bạn thanh thiếu niên tăng chiều cao một cách tự nhiên...

Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc da hằng ngày dành cho tuổi dậy thì

Ths. BS Thiều Thị Huyền Nhung - Bệnh viện Nhi Trung ương |

Ở tuổi dậy thì việc chăm sóc da hằng ngày dành rất cần thiết. Ths.BS Thiều Thị Huyền Nhung – Khoa Sức khỏe vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cùng con vượt qua cơn trầm cảm tuổi dậy thì

Thiều Trang |

Phụ huynh nên chú trọng đến sức khỏe của chính bản thân mình, đảm bảo sức khỏe tâm thần ổn định để có thể đồng hành cùng con. Đặc biệt, học cách lắng nghe, thấu hiểu, tạo sự gần gũi, gắn bó với trẻ để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn, tránh mắc trầm cảm tuổi dậy thì.

10 cách tăng chiều cao hiệu quả cho tuổi dậy thì

PHONG LINH |

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian tốt nhất để cơ thể phát triển toàn diện. Bằng cách thay đổi lối sống và thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất, thanh thiếu niên có thể tránh được tình trạng còi cọc và phát triển chiều cao tối đa. Dưới đây là một số mẹo giúp các bạn thanh thiếu niên tăng chiều cao một cách tự nhiên...

Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc da hằng ngày dành cho tuổi dậy thì

Ths. BS Thiều Thị Huyền Nhung - Bệnh viện Nhi Trung ương |

Ở tuổi dậy thì việc chăm sóc da hằng ngày dành rất cần thiết. Ths.BS Thiều Thị Huyền Nhung – Khoa Sức khỏe vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.