Phụ huynh nói gì về đề xuất “giáo viên không gọi học sinh là con"?

Lan Anh |

Khi được hỏi về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con”, phụ huynh đưa những góc nhìn và quan điểm đối lập nhau.

Trao đổi với Lao Động, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết, có rất nhiều phụ huynh đồng tình với quan điểm của ông, thậm chí có phụ huynh gửi ông bức tâm thư dài về việc phải đổi trường học cho con vì cách xưng hô, cách giáo viên gọi học sinh là “con”.

Theo đó, vị phụ huynh này kể: “Khi con gái tôi là Xuân Mai bắt đầu đi học, tôi bất ngờ rơi vào tình huống giáo viên gọi con tôi là “con” (thời của tôi, người dạy học không xưng hô như thế). Hết kỳ nghỉ dài vì COVID hè năm 2020, tôi quyết định đi tìm nơi học mới cho con gái. Tôi đã đi khắp thành phố, đi hết trường này tới trường kia trong nhiều ngày, đến cả những trường mẫu giáo được quảng cáo là áp dụng các phương pháp giáo dục tôn trọng trẻ em như của Maria Montessori hay Jean Piaget, đi khắp chỉ để tìm một nơi có quy định xưng hô chuẩn mực giữa giáo viên và học sinh”.

Phụ huynh của bé Xuân Mai đưa quan điểm, “Giáo viên gọi học sinh là con, đã rất sai về tiếng Việt. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, “con” có nghĩa chính là để người thế hệ sau trong quan hệ với người trực tiếp sinh ra, hoặc là cách để gọi cá thể động vật, đàn bà, con gái với ý không coi trọng. Tất cả những cách dùng sai tiếng Việt đều cần phải loại bỏ khỏi nhà trường, nơi học sinh đến để học về tiếng Việt chuẩn”.

Phụ huynh có người đồng tình, có người phản đối việc giáo viên gọi học sinh là con. Ảnh: LĐ
Phụ huynh có người đồng tình, có người phản đối việc giáo viên gọi học sinh là con. Ảnh: LĐ

Theo vị phụ huynh này, giáo viên và học sinh là mối quan hệ đối tác. Giáo viên nhận lương để dạy học sinh. “Biết mình không phải cha mẹ nhưng lại gọi phía kia là “con”, đó là mạo danh. Nếu tất cả những người lớn đều nhất loạt gọi trẻ em là “con”, khác biệt giữa cha mẹ và người lạ vô tình bị lu mờ. Có logic không khi cha mẹ để bất kỳ ai cũng có thể gọi con mình là “con”?” – vị này nói.

Dưới các bài đăng trên báo Lao Động xoay quanh vấn đề này, nhiều phụ huynh cũng để lại bình luận, cho rằng, “Vậy với tư cách là phụ huynh, tôi được quyền có ý kiến không? - Tại sao giáo viên gọi con tôi là "con" mà không hỏi ý kiến tôi/con tôi, không chắc tôi/con tôi có thoải mái không đã đường đột như thế? Tại sao giáo viên/cả trường gọi học sinh đồng loạt là "các con", bao gồm con tôi. Đề nghị dùng đúng tiếng Việt hàn lâm, còn nếu muốn suồng sã gọi "con", hãy hỏi ý kiến phụ huynh”.

Trao đổi với báo Lao Động, chị Hoàng Ngọc Hân (Từ Liêm, Hà Nội) đang có con học lớp 5 tiểu học cho rằng: “Tôi không thấy việc xưng hô này có gì đáng để tranh cãi hay bàn luận. Con tôi từ khi học mẫu giáo đến bây giờ, khi đi học, các cô đều gọi “con”, xưng “cô”. Việc xưng hô gần gũi như vậy khiến tôi yên tâm, khi con tôi yêu thầy cô, yêu trường lớp. Điều quan trọng nhất với những đứa trẻ, chẳng phải là chuyện con yêu đi học, yêu đến trường, yêu thầy cô hay sao?”.

Chị Hoàng Ngọc Hân cho rằng, việc giáo viên gọi là học trò là con thể hiện sự gắn bó, tình cảm trong mối quan hệ này. Ảnh: NVCC
Chị Hoàng Ngọc Hân cho rằng, việc giáo viên gọi là học trò là con thể hiện sự gắn bó, tình cảm trong mối quan hệ này. Ảnh: NVCC

Đồng quan điểm với chị Hân, anh Lê Văn Thắng (Thanh Trì, Hà Nội) nói: “Hệ thống giáo dục của chúng ta đang còn muôn vàn vấn đề cần bàn cãi, tranh luận. Tôi nghĩ, hãy dành thời gian để bàn đến những việc thiết thực hơn, thay vì những chuyện như thế này. Học sinh bây giờ cũng rất thông minh, cá tính, đề cao cái tôi, càng lên các cấp học cao hơn, các em càng có ý thức về việc xưng hô với thầy cô. Suy cho cùng, việc xưng hô là việc của 2 bên, giữa thầy cô và học trò. Nếu cả 2 bên đều thấy ổn, không có vấn đề gì, thì những bên thứ 3 cần gì phải tranh cãi dữ dội?”.

Chị Thu Hải (Ba Đình, Hà Nội) thì cho rằng: “Tôi chỉ quan tâm đến chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục của con khi đến trường. Nhiều chuyện cần tranh cãi hơn như bạo lực học đường, sự xuống cấp đạo đức ở một số giáo viên, sự quá tải ở các môn học, giá sách khoa tăng theo năm... Đây là những vấn đề tôi thấy đáng bàn hơn. Chưa kể, rất nhiều vấn đề nóng, gây bức xúc trong giáo dục đã tranh cãi cả chục năm nay vẫn chưa có sự thay đổi gì. Nên, tôi e rằng, những tranh cãi như thế này cũng không đi đến đâu cả”.

Trước đó, nhiều thầy cô giáo phản ứng với đề xuất của ông Lại Nguyên Ân vì cho rằng, việc xưng hô ở nhà trường chỉ hướng tới sự gần gũi, không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, và rằng, “Không nhà trường, thầy cô nào ép học sinh phải xưng con. Học sinh có thể xưng tôi nếu muốn. Không học sinh nào bị đuổi học vì xưng tôi với giáo viên. Việc xưng hô thế nào để đạt được hiệu quả giáo dục và cả đôi bên đều cảm thấy thoải mái là quan trọng nhất”.

Lan Anh
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi dữ dội về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Đề xuất “Giáo viên không được gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hiện gây tranh cãi dữ dội.

Vì sao giáo viên không được gọi học sinh là “con”?

Hào Hoa |

Trước những tranh cãi, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói rõ hơn về quan điểm, “trong những mối quan hệ xã hội như thầy cô giáo – học sinh, cần có cách xưng hô khách quan, trung tính”.

Thầy cô phản ứng với ý kiến “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, giáo viên không được gọi học sinh là con, vì đây là ngôi nhân xưng trong gia đình. Nhiều giáo viên đã bày tỏ sự không đồng tình với ý kiến của ông Ân.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Tranh cãi dữ dội về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Đề xuất “Giáo viên không được gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hiện gây tranh cãi dữ dội.

Vì sao giáo viên không được gọi học sinh là “con”?

Hào Hoa |

Trước những tranh cãi, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói rõ hơn về quan điểm, “trong những mối quan hệ xã hội như thầy cô giáo – học sinh, cần có cách xưng hô khách quan, trung tính”.

Thầy cô phản ứng với ý kiến “giáo viên không được gọi học sinh là con"

Lan Anh |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, giáo viên không được gọi học sinh là con, vì đây là ngôi nhân xưng trong gia đình. Nhiều giáo viên đã bày tỏ sự không đồng tình với ý kiến của ông Ân.