Phụ huynh nói gì khi bố Hoa hậu Ý Nhi phải khóc vì bạo lực mạng?

Lê Mai Hương |

Khi con gái và cả bản thân bị cộng đồng mạng tấn công dồn dập với nhiều lời lẽ công kích, xúc phạm, bố tân hoa hậu đã bật khóc.

Bố Hoa hậu Ý Nhi mong con gái được cảm thông, được yêu thương. Ông cũng trình bày hoàn cảnh gia đình, và hứa sẽ dạy dỗ con gái nhiều hơn để tân hoa hậu trưởng thành sau những vấp ngã.

Tuy nhiên, khủng hoảng truyền thông của Hoa hậu Ý Nhi chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí vẫn leo thang. Mới nhất, hội nhóm “antifan” kêu gọi tẩy chay tân hoa hậu đã tăng số lượng thành viên lên hơn 600 nghìn người. Không những thế, nhóm những người tẩy chay Huỳnh Trần Ý Nhi còn tổ chức gặp mặt, tiệc tùng, treo băng-rôn, biểu ngữ yêu cầu hoa hậu trả vương miện.

Theo các chuyên gia truyền thông, mọi việc đang bị đẩy đi quá xa, từ việc phản ứng với phát ngôn của tân hoa hậu đã trở thành “bạo lực mạng”. Khi hội nhóm còn tổ chức họp mặt, ăn uống, với băng-rôn có hình ảnh hoa hậu đang khóc, đây là hình ảnh quá đà, phản cảm.

Dư luận đang đi quá xa trong việc tấn công Hoa hậu Ý Nhi và gia đình. Ảnh: Sen Vàng
Dư luận đang đi quá xa trong việc tấn công Hoa hậu Ý Nhi và gia đình. Ảnh: Sen Vàng

Trước câu chuyện về bạo lực mạng, một nhóm đông có thể tấn công với sự giận dữ đến gia đình, người thân, thầy cô giáo của một nhân vật trót mắc sai lầm, nhiều phụ huynh đã chia sẻ quan điểm với báo Lao Động.

Chị Phạm Châu An (50 tuổi, Nghệ An)

Tôi thấy đau lòng khi đọc những chia sẻ của bố Hoa hậu Ý Nhi. Bạo lực mạng thực sự đáng sợ. Có thể nhìn thấy rõ ràng, đó là một “cuộc chiến” không cân sức, tương quan lực lượng chênh lệch rõ ràng, giữa một bên là Hoa hậu Ý Nhi và một bên là đám đông giận dữ. Phần thắng tất nhiên sẽ thuộc về đám đông, khi họ lan tỏa thông điệp của họ nhanh hơn, mạnh hơn, áp đảo hơn.

Với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay, tôi nghĩ, không chỉ người nổi tiếng mà bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực mạng. Con cái chúng ta nếu không cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, nếu không đúng mực trong hành động, cũng có thể bị chụp ảnh, ghi hình và bị tung lên mạng, để cả một cộng đồng mỉa mai, bêu rếu.

Chị Phạm Châu An. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chị Phạm Châu An. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trước sức mạnh và cả sự phức tạp của mạng xã hội, là một người mẹ, tôi luôn lo lắng. Trong gia đình, tôi thường xuyên nhắc nhở các con hạn chế sử dụng, đăng tải hình ảnh cá nhân lên mạng, tôi cũng nhắc các con không tham gia bình luận, miệt thị, xúc phạm ai trên mạng xã hội.

Hôm nay họ là nạn nhân, ngày mai có thể chính là các con. Tôi vẫn nói như vậy. Tôi chia sẻ với hoàn cảnh của bố Ý Nhi, tôi hiểu ông ấy đã đau lòng thế nào khi cả gia đình và con gái bị tấn công như vậy.

Còn sự mắc lỗi của Ý Nhi, tôi nghĩ đây cũng sẽ là bài học để mỗi gia đình nhìn nhận lại cách bảo ban con thế nào là sự tự tin, và thế nào là sự kiêu ngạo. Chúng ta đang cổ vũ nhau dạy trẻ tự tin vào bản thân, nhưng tự tin như thế nào để đúng mực – nhiều phụ huynh vẫn chưa phân biệt được. Đây cũng sẽ là câu chuyện dài để bàn sau.

Anh Phạm Ngọc Lâm (55 tuổi, Hà Nội)

Tất nhiên nếu hỏi bạo lực mạng có phải là vấn đề nguy hại hay không thì gần như chắc chắn tất cả chúng ta đều có chung một câu trả lời là có.

Đối với bậc làm cha làm mẹ, con cái mình dù lớn thế nào, bao nhiêu tuổi thì vẫn luôn bé bỏng, luôn là điều quý giá. Khi có chuyện xảy ra, phụ huynh nào cũng sẽ cố gắng bảo vệ con mình. Đó là tình cảm rất thiêng liêng.

Tôi hiểu hành động đứng ra bảo vệ con gái của bố Hoa hậu Ý Nhi. Ông lựa chọn yêu thương, bảo vệ con gái bằng cách xin bà con cả nước cho tân hoa hậu cơ hội làm lại.

Là cha mẹ, chắc hẳn sẽ rất đau lòng khi con mình là nạn nhân của bạo lực mạng. Theo quan sát của tôi, hầu hết những người thực hiện hành vi bạo lực mạng đa phần là giới trẻ. Những bạn trẻ chưa có con nên chưa thể đặt mình vào vị trí phụ huynh để thấu hiểu.

Nhưng, trong đám đông ấy, tôi nghĩ cũng có cả những người ở tuổi cha chú, họ vẫn dùng lời lẽ có tính sát thương để tấn công, xúc phạm cả những người không liên quan đến sự việc, ví dụ gia đình, người thân của hoa hậu.

Tôi thấy lo ngại khi chứng kiến sự việc, và lo lắng cho thế hệ các con, khi chúng trở thành một phần của đám đông rất dễ nổi giận, rất dễ tấn công người khác.

Chị Trần Thị Ngọc (45 tuổi, Hà Nội)

Mạng xã hội có mặt tích và tiêu cực. Là một người mẹ, nếu con mình bị bạo lực trên mạng, bị đám đông tấn công, xúc phạm thực sự tôi cảm thấy sợ. Sợ con mình nghĩ quá tiêu cực, hành xử cực đoan, bị đám đông giận dữ hủy hoại.

Chị
Chị Trần Thị Ngọc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tôi thấy mọi chuyện luôn bị đẩy đi quá xa khi đám đông cùng bình phẩm, lan truyền, chia sẻ với nhau suy nghĩ độc hại.

Thường khi bị bạo lực mạng, con cái cũng không chia sẻ với phụ huynh. Tôi lo lắng hơn khi con mình cũng có thể là nạn nhân của bạo lực mạng. Điều đó quá nguy hiểm. Tôi đã dặn các con, mình không thể làm hài lòng tất cả mọi người nhưng cố gắng tìm hiểu kỹ, cân nhắc kỹ trước khi đăng, công khai thông tin nào đó lên mạng xã hội.

Lê Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

“Thế lực” đứng sau vụ khủng hoảng của Hoa hậu Ý Nhi

Bình An |

Sự bùng nổ của mạng xã hội đang kéo theo rất nhiều hệ lụy phía sau. Nhiều “anh hùng bàn phím” giấu mặt tạo ra hiệu ứng đám đông sẽ ồ ạt tấn công, xúc phạm, miệt thị một cá nhân trót mắc sai lầm.

Gia đình Hoa hậu Ý Nhi bị tấn công: Ranh giới giữa nghiêm khắc và khắc nghiệt

Bình An |

Đã qua thời công chúng Việt Nam dễ dàng chấp nhận người nổi tiếng vướng scandal vẫn tiếp tục hoạt động như chưa hề có gì xảy ra.

Kiến thức lịch sử không chỉ thách thức Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi

Bình An |

Tân Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đang phải đối diện với khủng hoảng chưa từng có sau câu trả lời về 3 người nổi tiếng của Bình Định là “Em, nhà thơ Hàn Mặc Tử và vua Quang Trung”.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Địa chỉ tin cậy, bạn đọc mến yêu

VƯƠNG TRẦN |

94 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Lao Động xứng đáng là địa chỉ tin cậy, được bạn đọc yêu mến và tiếp tục ghi những dấu ấn mới trong hành trình sắp tới. Nói về Báo Lao Động, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là một trong những tờ báo có truyền thống lịch sử lâu đời, đồng hành cùng cách mạng, bám sát hơi thở cuộc sống.

Doanh nghiệp đau đầu vì “giấy phép con”

Minh Ánh - Cường Ngô |

Trong bối cảnh kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn, các vướng mắc trong thủ tục hành chính trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Giấy phép con, chậm ra quy định... là những vướng mắc cần sớm tháo gỡ để giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi.

TPHCM có 30 dự án công có tỉ lệ giải ngân bằng 0

MINH QUÂN |

Tỉ lệ giải ngân của TPHCM trong 7 tháng hiện chỉ đạt 27,2%, thấp hơn 8,29% so với bình quân cả nước (35,49%). Trong đó có 30 dự án đầu tư công tại TPHCM có tỉ lệ giải ngân bằng 0.

Nghề nuôi tôm ở Quảng Nam gặp khó do nắng nóng, dịch bệnh

Hoàng Bin |

Nắng nóng kéo dài làm thay đổi môi trường ao nuôi, khiến hàng trăm hecta diện tích nuôi tôm tại Quảng Nam bị dịch bệnh gây hại, thậm chí phải "treo ao".

“Thế lực” đứng sau vụ khủng hoảng của Hoa hậu Ý Nhi

Bình An |

Sự bùng nổ của mạng xã hội đang kéo theo rất nhiều hệ lụy phía sau. Nhiều “anh hùng bàn phím” giấu mặt tạo ra hiệu ứng đám đông sẽ ồ ạt tấn công, xúc phạm, miệt thị một cá nhân trót mắc sai lầm.

Gia đình Hoa hậu Ý Nhi bị tấn công: Ranh giới giữa nghiêm khắc và khắc nghiệt

Bình An |

Đã qua thời công chúng Việt Nam dễ dàng chấp nhận người nổi tiếng vướng scandal vẫn tiếp tục hoạt động như chưa hề có gì xảy ra.

Kiến thức lịch sử không chỉ thách thức Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi

Bình An |

Tân Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đang phải đối diện với khủng hoảng chưa từng có sau câu trả lời về 3 người nổi tiếng của Bình Định là “Em, nhà thơ Hàn Mặc Tử và vua Quang Trung”.