Những thói quen chi tiêu khiến bạn rơi vào cảnh túng thiếu

Bảo Châu (Theo Mediafeed.org) |

Chi tiêu vượt quá khả năng tài chính của bản thân có thể là thói quen xấu khiến bạn rơi vào cảnh túng thiếu và nợ nần.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang sa đà vào lối sống ''vung tay quá trán'' khiến bản thân có nguy cơ gặp bế tắc về tài chính.

1. Lương vừa về đã tiêu hết

Nếu phần lớn tiền lương tháng vừa nhận được đã phải dùng để trả hóa đơn ngay lập tức và chưa đến cuối tháng bạn đã trong tình trạng nhẵn túi, không để ra được tiền tiết kiệm, có nghĩa rằng lối sống này đang không ổn chút nào và bạn cần phải nhanh chóng điều chỉnh lại.

 
Cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết mỗi tháng là việc nên làm. Ảnh: AFP

Hãy nhìn vào ghi chép chi tiêu trong vòng 3 tháng qua, bạn sẽ thấy được tiền của mình đã đi đâu mỗi tháng và các khoản chi không cần thiết nào có thể cắt giảm được. Chẳng hạn, mua thực phẩm về nấu ăn thay vì gọi đồ ăn, sử dụng điện nước tiết kiệm hơn, tự tập thể dục ở nhà mà không cần đến phòng tập...

2. Ngừng tích cóp tiền để dành nghỉ hưu

Nếu  tiền bạc đang eo hẹp, bạn có thể sẽ tự trấn an bản thân rằng bây giờ không phải là lúc để lo lắng về việc nghỉ hưu. Nhưng bạn cũng không thể làm việc cả đời, vì vậy, sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn ưu tiên tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu và nên bắt đầu từ sớm.

Nhờ lãi suất kép (tức là khi tiền lãi bạn kiếm được cũng bắt đầu sinh lãi), bạn càng sớm đầu tư vào quỹ hưu trí thì càng dễ dàng tiết kiệm đủ tiền để chuẩn bị tốt cho cuộc sống khi đã nghỉ hưu. Bạn không cần phải tiết kiệm quá nhiều, chỉ cần trích một khoản tiền nhỏ từ tiền lương mỗi tháng cũng có thể giúp xây dựng sự giàu có theo thời gian.

3. Một phần lớn thu nhập của bạn dành cho nhà ở

Hãy cố gắng kiểm soát khoản tiền thuê nhà hoặc tiền trả góp nhà ở dưới mức 30% thu nhập để số tiền còn lại của bạn đủ để tiết kiệm, đầu tư và mua sắm nói chung.

 
Đừng để chi phí nhà ở chiếm quá 30% thu nhập. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, duy trì mức dưới 30% có thể là một thử thách nếu bạn đang sống ở nơi có chi phí nhà ở đắt đỏ. Nhưng chi tiêu nhiều hơn số đó cho nhà ở có thể khiến bạn “nghèo” hơn và khiến các nghĩa vụ tài chính khác gặp rủi ro.

Khi bạn nhận thấy chi phí nhà ở của mình đang chiếm một phần quá lớn trong tiền lương hàng tháng, hãy cân nhắc việc chung phòng với một người bạn hoặc tìm cách tăng thu nhập.

4. Quỹ tiết kiệm ''dậm chân tại chỗ''

Một dấu hiệu khác có thể chỉ ra bạn đang sống vượt quá khả năng của mình là tiền tiết kiệm mãi không tăng lên. Định kỳ gửi một số tiền vào tài khoản tiết kiệm cho phép bạn hướng tới các mục tiêu tài chính ngắn hạn và trung hạn của bản thân, chẳng hạn như đặt cọc trả góp một ngôi nhà hoặc một chiếc xe hơi hoặc một kỳ nghỉ.

 
Định kỳ trích ra một khoản tiết kiệm để phục vụ mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. Ảnh: AFP

5. Hơn một lần bị tính phí thấu chi trong năm nay

Phí thấu chi hay còn gọi là “phí không đủ tiền” được tính khi bạn không có đủ tiền trong tài khoản để chi trả cho các thanh toán bằng séc hoặc thẻ ghi nợ. Thấu chi 1 lần không phải là một chỉ báo của bội chi. Nhưng tái phạm hơn 1 lần có thể là một dấu hiệu cho thấy, bạn đang sống quá gần với ranh giới đó và không hoạch định được rõ ràng số tiền đang vào tài khoản và số tiền sẽ chi ra.

Bạn cần bắt đầu theo dõi tình hình chi tiêu của bản thân và đảm bảo rằng luôn có đủ tiền để trang trải các khoản thanh toán tín dụng của mình.

6. Chưa bao giờ lên kế hoạch chi tiêu

Nhiều người cho rằng, lập kế hoạch chi tiêu với một ngân sách cố định là quá phức tạp. Nhưng kế hoạch chi tiêu thực sự có thể cho bạn biết chính xác những gì bạn có thể và không thể chi trả.

 
Cân đối kế hoạch tài chính để chi tiêu một cách khôn ngoan. Ảnh: AFP

Điều này cũng giúp bạn đảm bảo có đủ tiền để trang trải các khoản thiết yếu, vui chơi và tích cóp được một khoản tiết kiệm. Nếu bạn chưa bao giờ thiết lập các thông số tài chính cho mình, hãy thử một lần liệt kê và cân đối kế hoạch chi tiêu thực tế một cách hợp lý để sử dụng đồng tiền khôn ngoan hơn.

7. Chỉ thực hiện khoản thanh toán tối thiểu trên thẻ tín dụng

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các chi phí hàng ngày và các khoản mua sắm lớn không thường xuyên. Nhưng nếu bạn không thể trả nổi phần lớn số dư nợ mỗi tháng mà chỉ trả ở mức tối thiểu, bạn có thể đang sống vượt quá khả năng của mình.

Thay vì tốn một phần tiền lương chỉ để trả lãi mỗi tháng, bạn nên cắt giảm chi tiêu không cần thiết để chuyển số tiền đó sang thanh toán bớt số dư thẻ tín dụng.

8. Không có tiền dự phòng dùng khi khẩn cấp

Không có tiền dự phòng để dùng khi khẩn cấp là một dấu hiệu cho thấy bạn đang chi tiêu quá mức. Bạn đang đánh cược rằng sẽ không có gì bất trắc xảy ra. Nhưng cuộc sống không thể nói trước được điều gì, và việc bất ngờ phải gánh một khoản chi phí phát sinh mà bạn không thể trả nổi có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính cá nhân.

 
Bạn cần có khoản tiền dự phòng đủ để trang trải phí sinh hoạt từ 3-6 tháng trong trường hợp bất trắc. Ảnh: AFP

Thay vào đó, bạn hãy xây dựng một quỹ dự phòng để có thể trang trải chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng để yên tâm vượt qua nếu chẳng may gặp phải bệnh tật hoặc thương tích, mất việc làm, vấn đề nhà ở... bất ngờ xảy ra.

Bảo Châu (Theo Mediafeed.org)
TIN LIÊN QUAN

Bí quyết giúp bà nội trợ chi tiêu phù hợp, tiết kiệm

Thanh Hương |

Việc các bà nội trợ lên kế hoạch chi tiêu là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch COVID-19.

3 cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả mà bà nội trợ cần biết

Thanh Hương |

Học cách tiết kiệm chi tiêu giúp các bà nội trợ cân đối được việc tiêu pha, mua bán.

Học cách phụ huynh Mỹ dạy con trẻ cách chi tiêu

Thu Lan |

Độ tuổi con bắt đầu đi học cũng là lúc các bậc phụ huynh nên bắt đầu dạy con về cách chi tiêu hợp lý.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bí quyết giúp bà nội trợ chi tiêu phù hợp, tiết kiệm

Thanh Hương |

Việc các bà nội trợ lên kế hoạch chi tiêu là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch COVID-19.

3 cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả mà bà nội trợ cần biết

Thanh Hương |

Học cách tiết kiệm chi tiêu giúp các bà nội trợ cân đối được việc tiêu pha, mua bán.

Học cách phụ huynh Mỹ dạy con trẻ cách chi tiêu

Thu Lan |

Độ tuổi con bắt đầu đi học cũng là lúc các bậc phụ huynh nên bắt đầu dạy con về cách chi tiêu hợp lý.